Điểm nhấn thị trường
TTCK Việt Nam có phiên giảm điểm sâu dưới áp lực chốt lời gia tăng khi nhà đầu tư tỏ ra lo ngại trước các thông tin liên quan đến dư nợ margin ở các công ty chứng khoán đạt mức cao kỷ lục. Nhóm cổ phiếu tài chính đồng loạt giảm sàn và là nguyên nhân chính khiến thị trường lao dốc, có thể thấy ở cổ phiếu ngân hàng như CTG (HM:CTG) (-7%), BID (HM:BID) (-7%), cổ phiếu chứng khoán như SSI (HM:SSI) (-6.9%), HCM (HM:HCM) (-6.9%), cổ phiếu ngành bảo hiểm như PVI (HN:PVI) (-9.9%), BMI (HM:BMI) (-6.9%).
Cổ phiếu chăn nuôi heo như DBC (HM:DBC) (-6%), MML (-5.6%) giảm giá trước nhận định của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn về việc nguồn cung thịt heo được đảm báo, giá thịt heo sẽ khó tăng mạnh trong mùa cao điểm dịp Tết năm nay. Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp như KBC (HM:KBC) (0%), VRG (+6.5%) tiếp tục giao dịch tích cực hơn thị trường chung sau thông tin Foxcom sẽ mở nhà máy sản xuất macbook, ipad tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhẹ ở VRE (HM:VRE) (- 0.1%), VHM (HM:VHM) (-4.2%), LPB (HM:LPB) (-6,4%).
Hợp đồng tương lai/Quỹ ETF
HĐTL giảm điểm trong phiên hôm nay do diễn biến tiêu cực của thị trường cơ sở khiến bên SHORT gia tăng trạng thái. Chênh lệch F2101 và VN30 mở cửa ở mức 5.56 và giao động quanh 4.5 và 10.7 trước khi giảm mạnh vào cuối phiên sáng xuống mức -18.7 khi thị trường cơ sở có dấu hiệu bị bán tháo. Chênh lệch hồi phục nhẹ vào phiên chiều, đóng phiên ở -2.52. NĐTNN mua ròng mạnh trong phiên hôm nay và thanh khoản tăng mạnh do thị trường biến động.
Thông tin doanh nghiệp
PGV tăng 0.5% lên 18,800 VNĐ/cp.
PGV vừa công bố lãi trước thuế 2020 đạt 2,244 tỷ (+152% yoy) và doanh thu 38,664 tỷ (-6.5% yoy). Sản lượng điện sản xuất cả năm của công ty mẹ đạt 31,102 triệu kWh (-3% yoy và thực hiện 95,36% kế hoạch năm).
Sản lượng điện theo cơ cấu nguồn điện của công ty cũng có sự thay đổi. Cụ thể, sản lượng điện từ thủy điện và điện mặt trời lần lượt đạt mức tăng 10,2% và 110%, nhiệt điện than cũng tăng nhẹ 2,54% trong khi nhiệt điện khí giảm 13% so với năm trước.
Quan điểm kỹ thuật
Sau nhịp hồi phục nhẹ vào đầu phiên, VNIndex đảo chiều giảm điểm và dần mở rộng đà lao dốc về cuối phiên.
Mặc dù xu hướng tăng trung hạn vẫn đang được bảo lưu, nhưng sau nhịp tăng nóng kéo dài, chỉ số đang đối mặt với áp lực điều chỉnh ngắn hạn với 3 mốc hỗ trợ đáng chú ý, gần là 1095- 1010, trung là 1065-1080 và sâu là 1030-1050.
NĐT được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn, có thể trải mua 1 phần nhỏ tỷ trọng vị thế trading T+ khi chỉ số lùi xuống vùng hỗ trợ gần nhưng cần Stop ngay khi chỉ số đánh mất cận dưới của vùng hỗ trợ.
F1 hồi phục nhẹ vào đầu phiên trước khi đảo chiều giảm điểm và mở rộng đà lao dốc về cuối phiên.
Mặc dù xu hướng tăng trung hạn vẫn hiện hữu, nhưng sau nhịp tăng nóng kéo dài, chỉ số đang đối mặt với áp lực điều chỉnh ngắn hạn với 3 vùng hỗ trợ đáng chú ý: gần là 1085-1100, trung là 1050-1065 và sâu là 1015-1035.
Chiến lược giao dịch trong phiên: Giao dịch linh hoạt 2 chiều nhưng cần đặt STOP chặt khi thị trường đang trong trạng thái biến động mạnh.
Chiến lược giao dịch qua đêm: Chờ mở 1 phần vị thế LONG qua đêm khi chỉ số lùi xuống vùng hỗ trợ trung nhưng đặt Stop chặt
------------------------------------------
Lưu ý: Mức dừng lỗ áp dụng cho các vị thế trong phiên là 2 điểm và qua đêm là 5 điểm. Tùy vào khẩu vị rủi ro và diễn biến thực tế, NĐT có thể cần điều chỉnh tăng giảm nhẹ các mức này