NỘI DUNG CHÍNH
KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 05/2021
- FDI tăng chậm lại do thiếu vốn góp mua cổ phần
- Cán cân TM tiếp tục nhập siêu từ các DN trong nước
- CPI tháng 5/2021 tăng trở lại
- Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng nhưng chậm lại
- Bán lẻ hàng hóa chậm lại do COVID nhưng vẫn tích cực
- Tỷ giá tiếp tục hạ nhiệt, nhất là trên thị trường tự do
TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG THÁNG 06/2021
- Diễn biến thị trường tháng 05/2021
- Giao dịch khối ngoại tháng 05/2021
- Triển vọng TTCK tháng 06/2021
1. FDI tăng chậm lại do thiếu vốn góp mua cổ phần
• Tổng vốn FDI đăng ký 5T2021 đạt gần 14 tỷ USD, tăng 0.8% YoY. Trong đó, có 613 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 8.483 tỷ USD, giảm 49.4% về số dự án và tăng 18.6% về số vốn đăng ký mới so với cùng kỳ 2020; 342 dự án đăng ký điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 3.86 tỷ USD, giảm 21.6% về số dự án và tăng 11.7% về số vốn so với cùng kỳ. Vốn góp mua cổ phần đạt 1.3 tỷ USD, giảm 56.3% YoY.
• Tổng giải ngân 5T2021 ước tính đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6.7% YoY.
• Tình hình đầu tư FDI có phần chững lại sau giai đoạn tăng mạnh vào tháng 3 nhờ dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II. Nhìn chung, vốn FDI cho các dự án mới và trước đó đều tăng, chỉ có vốn góp mua cổ phần là giảm mạnh 56.3% YoY.
2. Cán cân thương mại tiếp tục nhập siêu từ các DN trong nước
• Kim ngạch XNK T5/2021 ước đạt 54 tỷ USD, tăng 44.5% YoY, giảm 0.6% MoM. Lũy kế 5T2021, XNK ước đạt 262.26 tỷ USD, tăng 33.2% YoY. Trong đó, xuất khẩu đạt 130.95 tỷ USD, tăng 30.7% YoY; nhập khẩu đạt 131.3 tỷ USD, tăng 35.8% YoY.
• Cán cân thương mại T5/2021 ước tính nhập siêu 2.0 tỷ USD, lũy kế 5T2021 nhập siêu 0.36 tỷ USD do khối DN trong nước. Khối này nhập siêu 12.23 tỷ USD, cao hơn 65.5% YoY, đây là mức nhập siêu lũy kế 5 tháng cao thứ 2 trong 11 năm qua, chỉ thấp hơn 5T2019. Các nước Việt Nam nhập siêu mạnh là Trung Quốc (23.2 tỷ USD, tăng 87.3% YoY), Hàn Quốc (12 tỷ USD, tăng 23,1% YoY) và ASIAN (6.6 tỷ USD, tăng 171.6% YoY).
3. CPI tháng 5/2021 tăng trở lại
• CPI tháng 5/2021 tăng 2.9% YoY, tăng 0.16% MoM. Giao thông tiếp tục là nhóm ngành tăng mạnh nhất +0.76% MoM, +21.24% YoY, do mức nền giá xăng dầu thấp trong cùng kỳ 2020. Chỉ số giá Nhà ở và vật liệu xây dựng tiếp tục tăng mạnh +0.4% MoM, +2.93% YoY, do nguồn cung bất động sản hạn chế và giá thép tăng mạnh.
• 2 nhóm có chỉ số giá giảm mạnh tiếp tục là Văn hóa, giải trí, du lịch -0.23% MoM, -0.62% YoY; nhóm Bưu chính viễn thông - 0.15% MoM, -0.88% YoY.
• Nhìn chung, các nhóm tăng giá mạnh từ đầu năm tới nay như Đồ uống và thuốc lá, Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, Giáo dục đã chững lại trong tháng này. Chỉ có 2 nhóm Giao thông và Nhà ở, vật liệu xây dựng là tiếp tục tăng giá mạnh trong tháng này. Nhóm Giao thông có thể tiếp tục tăng giá trong tháng 6 này do hiện giá dầu thế giới đang tiếp tục tăng vượt ngưỡng 70$.
Xem thêm tại đây