- Nỗi lo ngại mới về virus Corora đã gây áp lực lên thị trường chứng khoán, làm lu mờ báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp
- Mặc dù tất cả các chỉ số đều giảm hôm thứ Sáu, nhưng SPX, Dow đã tăng 3% trong tuần, NASDAQ tăng 4%.
- Nhiều dấu hiệu kỹ thuật cảnh báo thị trường chứng khoán
- Đồng USD hồi phục nhưng giảm so với đồng Yên Nhật
Những lo ngại mới về tác động kinh tế của sự bùng phát virus Corona – đang tiếp tục lây lan và hiện tại số người tử vong đã vượt qua số người tử vong do dịch SARS 2002 xuất phát từ Trung Quốc – những lo ngại này đã làm lu mờ dữ liệu việc làm công bố hôm thứ Sáu ở Hoa Kỳ. Chỉ số Dow Jones, S&P 500, NASDAQ Composite và Russell 2000 đều giảm. Các chỉ số chính của phố Wall đều đóng cửa giảm điểm trong ngày giao dịch cuối cùng của tuần trước, kết thúc đợt tăng điểm khéo dài 4 ngày.
Mặc dù đóng cửa giảm điểm trong ngày thứ Sáu, nhưng các chỉ số trên vẫn kết thúc tuần giao dịch với mức tăng cao nhất trong 8 tháng.
Tỷ lệ lây nhiễm virus gia tăng đã làm lu mờ báo cáo việc làm và cam kết thương mại giai đoạn 1
Tin tức về sự gia tăng số ca lây nhiễm virus đã làm lu mờ báo cáo tăng trưởng việc làm mạnh mẽ hơn dự kiến, được cho là “sự gia tăng mạnh mẽ bắt đầu một năm.” 225.000 việc làm được tạo ra trong tháng Một đã vượt qua mức kỳ vọng 160.000.Các diễn biến địa chính trị khác có thể hỗ trợ thị trường chứng khoán: Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm hôm thứ Sáu, tái khẳng định cam kết của họ nhằm tiến hành giai đoạn đầu tiên của một thỏa thuận thương mại tổng thể nhằm kết thúc cuộc chiến tranh thương mại kéo dài gần 2 năm giữa hai nước.Tuy nhiên, những lo ngại trở lại do sự bùng phát của virus Corona đã trở thành mối băn khoăn hàng đầu của giới đầu tư. Các ca lây nhiễm được biết đến hiện tại đã lên đến con số 37.000 người trên toàn cầu, với 813 ca tử vong. Cục dự trữ Liên bang đã cảnh báo virus này có khả năng sẽ làm gián đoạn thị trường toàn cầu, tạo ra một “rủi ro mới” đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Do Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nên nguy cơ của virus Corona cũng làm gia tăng những tác động tiêu cực có thể có đối với thị trường tài chính toàn cầu.Mặc dù các trung tâm thương mại ở Trung Quốc đã đóng cửa nhiều tuần đề ngăn chặn sự lây lan của virus, các nhà bán lẻ trên thế giới cũng nhìn thấy tác động thông qua việc giảm lượng khách du lịch Trung Quốc. Từ các nhà cung cấp hàng hóa xa xỉ như Canada Goose (NYSE: GOOS) và Burberry (OTC: BURBY), đến hãng đồ thể thảo khổng lồ Nike (NYSE: NKE) cũng đều bị ảnh hưởng khi người tiêu dùng của Trung Quốc đang bị “cách ly.”Đồng thời, lực lượng lao động trong nước cũng được yêu cầu phải ở nhà. Các hãng sản xuất ôtô lớn như Honda Motor (NYSE: HMC) và Toyota (NYSE:TM) đã kéo dài thời gian ngừng hoạt động ở Trung Quốc chờ đến khi virus được khống chế. Foxcom, nhà cung cấp linh kiện chính của iPhone (NASDAQ: AAPL) đã dự kiến sẽ mở cửa trở lại vào thứ Hai, nhưng các báo cáo cho biết các nhà chứng trách địa phương đã yêu cầu nhà máy này chưa được mở cửa trở lại.
Dấu hiệu ngừng tăng trên thị trường chứng khoán
Chỉ số S&P 500 và Dow đều tăng ít nhất 3% trong tuần trước, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 6. Chỉ số NASDAQ tăng 4% - mức tăng hằng tuần cao nhất kể từ tháng Hai năm 2018 – lúc đó chỉ số này tăng 4,66%. Tuy nhiên, trái ngược với sự gia tăng mạnh mẽ từ đầu tuần, các chỉ số này đã có dấu hiệu ngừng tăng trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu.
DJIA Daily
Thứ hai, chỉ số S&P 500 và Dow Jones đều đã lần lượt hoàn thiện mô hình nến “Sao Hôm”, mô hình 3 ngọn nến cho thấy đã đạt đỉnh. Vị trí đỉnh của mô hình nến này, đạt mức cao nhất hôm 17/1, nhấn mạnh thực tế là có một đường cung ở mức này. Đường phân kỳ âm của RSI – từ tháng 11 và từ giữa tháng 1 đều cao – thêm dấu hiệu cho một đợt suy giảm.
Nếu khối lượng giao dịch tăng hôm thứ Sáu, tín hiệu có thể sẽ mạnh hơn nữa. Cũng như thế, độ sau của giá thể hiện ở ngọn nến hôm thứ Tư đã chứng minh hiệu quả là xu hướng suy giảm đang trở lại. Thứ ba, thực tế là mô hình nến “Sao Hôm” được hình thành đặc biệt vào hôm thứ Sáu đã chứng minh điều này còn có ý nghĩa hơn.
Kết hợp tất cả những bằng chứng kỹ thuật này, có thể chúng ta đang chứng kiến sự hình thành mô hình hai đỉnh ở mức 28.000 – mức kháng cự hồi tháng 11 đã hỗ trợ cho đợt bán tháo trước đó kết thúc vào hôm 31 tháng 1 – như mô hình đường viền cổ.
UST 10-Y Daily
Lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Hoa Kỳ đã giảm xuống dưới mức 1,6%, sau khi đường RSI đưa ra một sự phân kỳ âm. Hôm thứ sau, lãi suất giảm xuống sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự được hỗ trợ trước đó, từ tháng 11 đến tháng 1. Đường DMA 50 giảm xuống dưới đường DMA 100, đẩy cả 3 đường trung bình vào xu hướng hình thành đợt giảm giá, với đường MA dài hạn cao hơn đường ngắn hạn, chứng tỏ rằng mức giá trước đó mạnh hơn.
DXY Daily
Chỉ số đồng USD tăng phiên thứ 5 liên tiếp hôm thứ Sáu, mở rộng mức tăng đột phá từ mức đáy H&S, kể từ mức tăng hồi 1 tháng 10, hoặc tiếp tục mô hình H&S với bối cảnh đợt tăng giá từ tháng Hai năm 2018, trên mức 88 và trong đợt tăng kể từ tháng Tám.
Tuy nhiên, đồng USD vẫn yếu hơn so với đồng Yên Nhật, trong bối cảnh các đợt tháo chạy chuyển sang kênh đầu tư an toàn.
Đồng Bitcoin mở rộng mức tăng trong phiên thứ 4 liên tiếp, lần đầu tiên vượt mức 10.000 USD kể từ ngày 21/9.
Oil Daily
Giá dầu sụt giảm vào ngày giao dịch cuối cùng của tuần trước, đảo ngược về mức 50 USD, trở lại dưới mức thấp từ tháng 6 đến tháng 8 đến tháng 10. Dầu thô chịu sự sụt giảm kéo dài hàng tuần mạnh nhất kể từ năm 2018 do triển vọng ảm đạm về nhu cầu khi các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc hoạt động giảm 15% kể từ khi dịch bệnh bắt đầu.
Dự báo giá dầu vẫn tiếp tục giảm do OPEC tiếp tục chờ đợi quyết định của Nga về đề xuất cắt giảm sản lượng. Nhưng, nếu Libya quay trở lại xuất khẩu dầu, nó sẽ bù đắp nhiều hơn bất kỳ sự cắt giảm bổ sung nào, gây áp lực lên giá dầu. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán ở Geneva giữa các phe phái chiến tranh ở Libya đã kết thúc vào ngày hôm qua mà không có thỏa thuận nào. Liên Hợp Quốc đề xuất một vòng đàm phán khác sẽ bắt đầu vào ngày 18/2.
Thị trường tuần này
Tất cả đều theo giờ EST
Thứ Ba
4:30: UK – GDP: được kỳ vọng sẽ giữ nguyên ở mức 0,4% QoQ và giảm xuống 0,8 từ mức 1,1 YoY.4:30: UK – Chỉ số sản lượng sản xuất (Manufacturing Production): tăng lên 0,5% từ mức -1,7%9:00: Khu vực châu Âu- Bài phát biểu của chủ tịch ECB bà Lagarde10:00: U.S.– Phiên điều trần của chủ tịch Fed, ông Powell: Người đứng đầu Ngân hàng TW Hoa Kỳ sẽ có cuộc điều trần trước Ủy ban kinh tế tại Washington, DC.20:00: New Zealand – Quyết định lãi suất của RBNZ: Ngân hàng TW New Zealand được dự đoán sẽ giữ lãi suất ổn định ở mức 1,00%.
Thứ Tư
5:00: Khu vực châu Âu – Sản lượng công nghiệp (Industrial Production): dự kiến sẽ giảm xuống -1,5% MoM từ 0,2% của tháng trước.
10:30: U.S. – Sản lượng dự trữ dầu thô: các nhà phân tích dự đoán mức giảm xuống 1,831 triệu thùng từ mức 3,355 triệu thùng trong tuần trước.
Thứ Năm
8:30: U.S. – CPI cốt lõi: được dự kiến sẽ tăng lên 0,2% từ mức 0,1% của tháng 12.
Thứ Sáu
2:00: Đức – GDP: được cho là sẽ giữ nguyên ở mức 0,1% QoQ, trong khi giảm xuống mức 0,1% YoY từ mức 0,2%.
8:30: U.S. – Doanh số bán lẻ cốt lõi (Core Retail Sales): có thể giảm xuống 0,3% từ mức 0,7%
8:30: U.S. – Doanh số bán lẻ : dự kiến giữ nguyên ở mức 0,3% từ tháng Một.