-
- Sau khi kiểm nghiệm một đợt sụt giảm mạnh và nhanh nhất từ trước đến nay, thị trường sẽ trải qua một đợt tăng nhanh nhất trong lịch sử
- Báo cáo KQKD của cổ phiếu công nghệ sẽ kiểm nghiệm xem liệu thị trường sẽ tiếp tục tăng
- Dầu có thể tiếp tục giảm
Nhóm cổ phiếu công nghệ đã giúp nâng đỡ chỉ số vào phiên thứ Sáu khi các công ty này chuẩn bị công bố KQKD quý I. Mặc dù thị trường dầu đã lao dốc tuần rồi, và số lượng người Mỹ thất nghiệp đạt 26 triệu người vào ngày thứ Năm tuần trước, cả bốn chỉ số lớn của Hoa Kỳ là S&P 500, Dow Jones, NASDAQ Composite và Russell 2000 đều tăng trong ngày cuối cùng của tuần giao dịch.
Dịch bệnh coronavirus vẫn đang tiếp tục: hơn 2,900,000 ca nhiễm và 203,332 ca tử vong trên toàn thế giới, yếu tố rủi ro địa chính trị ở nhiều quốc gia vẫn đang tồn tại phía trước.
Thị trường nhiều yếu tố rủi ro nhất mọi thời đại?
Cổ phiếu công nghệ đã khiến các chỉ số của Hoa Kỳ tăng cao hơn vào thứ Sáu, đẩy NASDAQ tăng 1.65%, với việc nhóm FAANGs và các công ty vốn hóa lớn khác sẽ phát hành thu nhập quý I trong tuần tới. Trái lại, chỉ số Rusell 2000 kết thúc phiên chỉ tăng 2.00%.
Chỉ số SPX tăng 1.39%, với tất cả 11 nhóm ngành đều tăng. Bất động sản tăng chậm hơn so với các nhóm ngành khác (+ 0,36%); công nghệ dẫn đầu mức tăng (+ 2,12%).
Tuy nhiên, nếu xét trong cả tuần, S&P 500 đã giảm 1.32%, giảm khoảng một nửa so với tuần trước đó. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 2.02%, giảm quá mức tăng của tuần trước. Chỉ số NASDAQ Composite chỉ tăng nhẹ 0.18%, Russell tăng 0.32%, tăng vượt trội so với các tuần trước.
Chúng tôi ngạc nhiên khi nhu cầu đối với cổ phiếu vốn hóa nhỏ đang rất cao trong môi trường kinh tế nguy hiểm này. Tuy nhiên, thành thật mà nói, chúng tôi cho rằng nguyên nhân dẫn đến việc này chỉ là do một số nhà đầu tư đang tham lam tích trữ quá nhiều cổ phiếu khi giá đang rẻ.
Chúng tôi đã dự đoán thị trường chứng khoán sẽ tăng kể từ ngày 7 tháng 4. Nhưng chúng tôi cũng đã nói rằng đợt phục hồi này chỉ đơn giản là do một số cá nhân cố gắng trục lợi lúc thị trường đang xấu đi và tham gia với vị thế short.
Nhưng với việc lãi suất trái phiếu 10 năm của chính phủ Mỹ đang quay trở lại mức thấp nhất mọi thời đại; hợp đồng tương lai dầu kỳ hạn gần nhất đã giảm xuống âm vào tuần trước; nợ của chính phủ và doanh nghiệp tiếp tục gia tăng và Hoa Kỳ đang trải qua tỷ lệ thất nghiệp cao nhất kể từ Đại suy thoái, chúng tôi không thể không lo ngại về thị trường hiện nay.
Theo quan điểm của chúng tôi, đây là thị trường nhiều yếu tố rủi ro nhất mọi thời đại, với quá nhiều dấu hiệu mâu thuẫn lẫn nhau, nhưng tổng thể vẫn không thể vẽ ra một bức tranh tích cực. Trước khi chúng ta có thể bắt đầu đánh giá tác động kinh tế của coronavirus, dịch bệnh cần phải kết thúc và chưa ai biết được khi nào điều đó có thể xảy ra. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng bệnh nhân đã được chữa trị có thể bị tái nhiễm virus. Vậy tại sao nhà đầu tư vẫn tiếp tục đổ tiền vào thị trường?
Theo báo cáo của Bloomberg, nhà đầu tư tỷ phú Carl Ichan hiện đang tạm ngưng mua cổ phiếu và giữ tiền mặt. Icahn nói rằng cổ phiếu hiện tại đang được định giá quá cao và nghi ngờ nền kinh tế có thể sẽ lao đao.
Đầu tháng chúng tôi đã nhận định thị trường chứng khoán sẽ tăng. Liệu chúng tôi có tiếp tục giữ nhận định này?
Chỉ số SPX hàng ngày
S&P 500 tăng 26.79% so với đáy ngày 23/3, chỉ 1.33% so với mức cao ngày 17/4. Trước đó, chỉ số này đã giảm 33.92% kể từ ngày 19/2.
Vào ngày 7/4, chúng tôi đã phải bãi bỏ nhận định rằng chỉ số S&P 500 vừa hoàn thành một xu hướng tăng ngắn hạn trong xu hướng giảm dài hạn. Chỉ số S&P500 hiện tăng cao hơn 6.5% so với khi chúng tôi đưa ra tuyên bố về xu hướng vào đầu tháng 4 và đã tăng hơn 8.1% so với mức cao ngày 17/4.
Tuy nhiện, mặc dù chỉ số vẫn nằm trong xu hướng tăng ngắn hạn, nhưng nó đã hoàn thành một mô hình nêm tăng trong xu hướng giảm sau một đợt suy thoái, bao gồm mô hình Death Cross.
Chỉ số hợp đồng tương lai S&P500 VIX hàng tuần từ 2010-2020
Nếu tính cả những phiên tăng mạnh nhất của SPX, chỉ số biến động VIX theo ngày vẫn đang ở mức tương tự như mùa Giáng sinh 2018, một trong những thời điểm tồi tệ nhất, khi thị trường chứng khoán trượt dốc không phanh vào thị trường gấu. Tính theo tuần, chỉ số biến động vẫn cao nhất kể từ tháng 9/2011.
Liệu mô hình nêm trong xu hướng giảm - những trận "đặt cược" của nhà đầu tư trong một thị trường đầy biến động - đang cho chúng ta biết điều gì?Về đô la, phiên tăng kéo dài bốn ngày của đô la đã kết thúc vào thứ Sáu.
Giá đô la hàng ngày
Nếu đồng đô la tiếp tục tăng vượt qua mức 100.93, thì đây sẽ là khởi đầu của một đường xu hướng tăng mới (chúng tôi thể hiện trên biểu đồ bằng đường chấm chấm) đưa đồng tiền Hoa Kỳ trở lại kênh tăng, hướng tới mức cao nhất vào ngày 19/3. Tuy nhiên, nếu đô la giảm xuống dưới 99.00, giá sẽ tiếp tục giảm.
Vàng đã giảm khi kết thúc giao dịch tuần trước.
Giá vàng hàng ngày
Mặc dù giá đã bật ra khỏi đường neckline của mô hình H&S tiếp diễn, nhưng chỉ số RSI đang hình thành đỉnh H&S, cho thấy momentum (động lượng) yếu dần. Thêm vào đó, chỉ số MACD đang cung cấp tín hiệu bán. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ duy trì lập trường của mình thị trường vàng sẽ tăng giá, miễn là vùng hỗ trợ $1,666.20 ngày 21 tháng 4 được giữ vững.
BTC/USD hàng tuần
Bitcoin đã tăng trong sáu tuần liên tiếp. Tuy nhiên, kênh giảm của nó kể từ mức cao tháng 6 năm 2019 cho thấy giá có rủi ro sẽ giảm, với mức kháng cự ở 9,000 đô la. Đồng thời, cả MCD và RSI đều nằm trong mô hình giảm giá.
Sau khi hợp đồng tương lai dầu tháng 5 sụp đổ vào tuần trước, kéo sự sụp đổ của toàn bộ thị trường dầu mỏ, dầu WTI đã tăng bốn ngày liên tiếp.
Giá dầu hàng ngày
Mặc dù dầu đã đóng cửa ở dưới mức 20 đô la, và chỉ báo MACD và RSI bị kẹt ở giữa các mức kháng cự (cho thấy dầu vẫn còn rủi ro giảm giá), chúng tôi coi đây là cơ hội để giao dịch với vị thế short lý tưởng, đặc biệt khi xét theo tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận.
Tuần tới
Tất cả thời gian được liệt kê theo EDT
Thứ hai
23:00: Nhật Bản - Báo cáo chính sách tiền tệ của BoJ và Dự đoán triển vọng
Thứ ba
10:00: Hoa Kỳ - Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng CB: dự kiến sẽ giảm xuống 88.0 vào tháng 4 từ 120.0 vào tháng 2.
10:19: Nhật Bản - Quyết định lãi suất của BoJ: ngân hàng trung ương được dự đoán sẽ giữ ổn định lãi suất ở mức -0.10%.
18:45: New Zealand – Báo cáo việc làm: dự kiến đã tăng lên 0.3% QoQ từ 0,2% trước đó.
21:30: Úc - CPI: dự đoán giảm xuống 0,2% từ 0,7%.
Thứ tư
8:30: Hoa Kỳ - GDP: dự kiến sẽ giảm xuống -4.0% từ 2.1%.
10:00: Hoa Kỳ - Doanh số bán nhà đang chờ xử lý: dự kiến giảm mạnh xuống -10,00% từ 2,4%.
10:30: Hoa Kỳ - Tồn kho dầu thô: dự đoán tăng lên 15.150 triệu từ 15.022 triệu.
14:00: Hoa Kỳ - Quyết định lãi suất của Fed: lãi suất dự kiến sẽ duy trì ổn định ở mức 0,25%
21:00: Trung Quốc - PMI sản xuất: ước tính giảm xuống 51,0 từ 52,0, vẫn nằm trong vùng tăng trưởng.
Thứ năm
3:55: Đức – Báo cáo thất nghiệp: dự đoán tăng lên 75 nghìn từ 1 nghìn.
5:00: Châu Âu - CPI (YoY): có thể giảm xuống 0,1% từ 0,7%.
7:45: Châu Âu - Quyết định lãi suất của ECB: dự kiến sẽ giữ nguyên ở mức 0,00%.
8:30: Hoa Kỳ - Hỗ trợ thất nghiệp ban đầu: nhà đầu tư sẽ chú ý vào số liệu này; bốn báo cáo hàng tuần trước đó đã công bố mức thất nghiệp đạt 26 triệu người.
8:30: Canada - GDP (MoM): có thể vẫn ở mức 0,1%
8:30: Châu Âu - Họp báo
Thứ sáu
4:30: Vương quốc Anh - PMI sản xuất: dự kiến sẽ tăng lên 32,8 từ 32,9.
10:00: Hoa Kỳ - PMI Sản xuất ISM: dự đoán giảm xuống 36,7 từ 49.1.