Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Tóm tắt thị trường tháng 3: Một tháng rất nhiều biến động

Ngày đăng 15:48 05/04/2022
Cập nhật 13:05 02/09/2020

Thị trường chứng khoán ghi nhận tăng trưởng trong tháng Ba sau 2 tháng đầu năm giảm mạnh.

Đây là một tháng hỗn loạn khi các cổ phiếu phục hồi sau đợt bán tháo bắt đầu vào cuối năm 2021 và giảm tới 20% vào giữa tháng Ba. Đợt sụt giảm bắt nguồn từ quyết định tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang, được thông báo vào tháng 11.

Và sau đó là sự kiện Nga tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2

Đợt phục hồi từ mức đáy thiết lập vào giữa tháng 3 trong tuần trước là đủ để một số nhà phân tích tuyên bố rằng đây là sự khởi đầu của một thị trường tăng giá mới.

DJI 300 Minute Chart

Tuy nhiên, trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3, khi Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones giảm 550 điểm, xu hướng tăng giá đó đã bị nghi ngờ.

Mức tăng cuối tháng không đủ để ghi nhận một quý tăng điểm

Nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn đang tăng trưởng ổn định. Báo cáo số lượng việc làm phi nông nghiệp hàng tháng công bố vào Thứ Sáu cho thấy các con số khá ổn định nếu không muốn nói là tăng ngoạn mục. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,6%, là mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2019.

Điều khả quan nhất có thể nói về thị trường trong tương lai là vẫn có cơ hội tốt để kiếm tiền. Nhưng hãy luôn đề phòng các biến động sắp tới với một loạt các sóng gió có khả năng làm chệch hướng đà tăng bất cứ lúc nào:

  • Cuộc chiến tại Ukraine và những tác động của nó - điều mà mọi người có thể dễ dàng nhận thấy.
  • Fed với chiến dịch chống lạm phát và những lo ngại về một thời kì suy thoái đang đến gần.
  • Các vấn đề chưa được khắc phục của chuỗi cung ứng do tác động COVID-19 và những tác động khác.

Kết phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3, Chỉ số S&P 500 ghi nhận mức tăng 3,6% trong tháng. Chỉ số Dow tăng 2,3% và chỉ số NASDAQ Composite tăng 3,4% trong cùng giai đoạn. So với mức đáy ngày 8 tháng 3 thì SPX đã tăng 8,6%, và Dow tăng 6,3% vào ngày 31 tháng 3. Mức tăng của NASDAQ kể từ đáy ngày 14 tháng 3 là 13%.

Đợt phục hồi vào cuối tháng 3 không đủ để đẩy các chỉ số ra khỏi tình trạng đen tối trong quý đầu tiên. S&P 500 đã giảm 4,95%, quý giảm đầu tiên kể từ năm 2020 khi đại dịch bùng phát. Chỉ số Dow giảm 4,6% và chỉ số NASDAQ giảm 9,1%. Cả hai chỉ số này trước đó đều giảm trong quý 3 năm 2021.

Ảnh hưởng từ cuộc chiến Ukraine-Nga

Những tác động to lớn - chưa kể đến rủi ro - của cuộc chiến Ukraine-Nga là không thể xem thường.

Xung đột đã đẩy giá dầu lên cao đáng kể.

Dầu thô WTI tăng 33% trong quý, với hợp đồng tháng 5 đóng cửa ở mức 100,28 đô la. Giá dầu đạt đỉnh 123,70 USD/thùng vào đầu tháng Ba. Tuy nhiên, quyết định bán dầu thô từ Kho dự trữ chiến lược của Chính quyền Biden đã đẩy giá dầu xuống khoảng 100 USD/thùng.

Giá xăng bán lẻ đã tăng vọt kể từ năm ngoái. Báo cáo nhiên liệu hàng ngày của Hiệp hội Ô tô Hoa Kỳ cho biết giá xăng bán lẻ trên toàn quốc đã tăng 17% trong tháng 3 và 28,6% trong quý. Con số này chỉ là 14% cho cả năm 2021.

Không có gì ngạc nhiên khi Ngành năng lượng là lĩnh vực thuộc S&P 500 đem lại hiệu suất tốt nhất trong quý đầu tiên, tăng 37,7% trong cùng kỳ, tăng 8,9% trong tháng 3. Occidental Petroleum (NYSE:OXY) là cổ phiếu S&P tăng tốt thứ ba trong tháng 3, tăng 29,8%.

OXY 300 Minute Chart

9 trong số 10 cổ phiếu hàng đầu của S&P 500 trong quý đều là cổ phiếu năng lượng. Occidental dẫn đầu với mức tăng 95,7%. Những cái tên còn lại bao gồm Halliburton (NYSE:HAL), tăng 65,6%, APA Corporation (NASDAQ:APA), + 53,7% và Marathon Oil (NYSE:MRO ), tăng 52,9%. Chevron (NYSE:CVX), tăng 13,1% trong tháng 3 và 38,8% trong quý, dẫn đầu chỉ số Dow.

Cuộc xung đột cũng đã làm tăng giá lương thực trên toàn cầu. Nga và Ukraine cung cấp khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu lúa mì toàn cầu. Ở mức 10,06 USD/giạ vào thứ Năm, lúa mì đã tăng 7,7% trong tháng 3 và tăng 30,6% trong quý.

Quân đội Nga đã tấn công Ukraine, quốc gia đã tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô cũ vào năm 1991. Bất chấp sự đồng thuận toàn cầu - chưa kể ý kiến cá nhân của Tổng thống Nga Vladimir Putin - về giả định rằng quân đội Nga sẽ kết thúc chiến dịch nhanh chóng bất chấp mọi hệ thống phòng thủ của Ukraine, quân đội Ukraine cùng với người dân của họ đã tiến hành một cuộc phòng thủ quả cảmngay cả khi hàng triệu người Ukraine đã chạy sang Ba Lan, Moldova và các nơi khác.

Nhưng những ẩn số của cuộc tấn công thật đáng sợ. Lo ngại lớn là xung đột sẽ lan rộng ra ngoài Ukraine đến Ba Lan, Estonia, Lithuania và Latvia. Putin đã đưa ra những lời đe dọa về việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Thậm chí đã có những cuộc nói chuyện về chiến tranh hóa học.

Ngược lại, trong rủi ro cũng có cơ hội

Các nhà đầu tư muốn sự chắc chắn và/hoặc khả năng dự đoán. Ngoài ra, Nga còn có khả năng mở rộng cuộc chiến bằng việc tiến hành chiến tranh mạng.

Do đó, cổ phiếu an ninh mạng và phân tích dữ liệu là những cổ phiếu thắng lớn trong tháng 3. Splunk (NASDAQ:SPLK), Verisk Analytics (NASDAQ:VRSK) và CrowdStrike Holdings (NASDAQ:CRWD) đều tăng hơn 20% trong tháng và nằm trong số những công ty đem lại hiệu suất tốt nhất trên NASDAQ 100.

Palo Alto Networks (NASDAQ:PANW), một công ty nổi tiếng trong lĩnh vực an ninh mạng, đã tăng 4,8% trong tháng 3, sau khi tăng 14,9% trong tháng 2. Trong quý, PANW tăng 11,8%.

Công ty lớn chia tách cổ phiếu

Một công ty tăng giá mạnh khác trong tháng 3 là nhà sản xuất xe điện Tesla (NASDAQ:TSLA) với cổ phiếu tăng 23,8% trong tháng sau khi giảm 7,1% vào tháng Hai.

TSLA 300 Minute Chart

Sự phục hồi một phần là do giá nhiên liệu hóa thạch tăng cùng với kết quả quý 4 khả quan. Ngoài ra, công ty còn đề xuất chia tách cổ phiếu lần thứ hai trong hai năm.

Quy mô của đợt chia tách là không rõ ràng, nhưng sau đợt chia tách tỷ lệ 5:1 vào năm 2020, giá cổ phiếu đã tăng hơn gấp đôi. Ngoài ra, hôm thứ Bảy, Tesla cho biết họ đã giao hàng 310.000 xe trên toàn cầu trong quý đầu tiên, tăng 68% so với một năm trước — nhưng không tăng so với quý thứ tư do các vấn đề về chuỗi cung ứng.

Nếu việc chia tách xảy ra, Tesla sẽ tham gia vào nhóm một số công ty lớn có kế hoạch chia tách cổ phiếu của họ bao gồm Amazon, công ty đã công bố chia tách tỷ lệ 20:1 vào tháng 3 và Alphabet, đã thông báo chia tách tỷ lệ 20:1 vào đầu tháng Hai.

Thử thách của Powell tại Fed

Cục Dự trữ Liên bang, do Chủ tịch Jerome Powell đứng đầu, đã đóng góp rất nhiều vào sự biến động của thị trường năm nay sau khi đại dịch làm gián đoạn cuộc sống trước đây. Giá cả sau cơn hoảng loạn thị trường vào mùa xuân năm 2020 và sự mở cửa trở lại của nền kinh tế Hoa Kỳ đã tăng mạnh, và trở nên tồi tệ hơn do các vấn đề với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chỉ số CPI của Hoa Kỳ trong tháng Hai đã tăng gần 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số giá PCE của Bộ Thương mại cho tháng 2 đã tăng 6,4% so với một năm trước đó, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1 năm 1982. PCE là chỉ số mà các nhà hoạch định chính sách của Fed theo dõi chặt chẽ nhất.

Sự leo thang này đang buộc Fed phải tăng lãi suất trong nỗ lực hạ nhiệt nền kinh tế Mỹ. Điều đó nghe có vẻ tốt, ngoại trừ việc thị trường chứng khoán thường giảm nếu lãi suất tăng quá nhanh.

Vào tháng 11, Fed cho biết họ sẽ tăng lãi suất trong năm nay và các năm tới. Lần tăng lãi suất đầu tiên diễn ra vào ngày 17 tháng 3 và các dấu hiệu từ Fed cho thấy rằng sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất theo từng đợt 0.25% trong năm nay, có lẽ là 6 lần. Điều đó sẽ đưa lãi suất của Fed về gần mức 2% vào cuối năm với nhiều đợt tăng dự kiến vào năm 2023.

Một chỉ số khác cũng leo thang trong tháng 3 là Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm, một yếu tố quyết định chính trong việc thiết lập lãi suất thế chấp. Lợi suất kỳ hạn 10 năm đã thay đổi từ 1,45% khi Fed báo hiệu kế hoạch tăng lãi suất vào ngày 5 tháng 11 lên hơn 2,2% trong tháng 3, tăng 60%.

Rủi ro - như nhiều nhà bình luận tài chính đang đề xuất - là Fed sẽ đi quá nhanh, gây ra suy thoái. Thị trường trái phiếu đang cho những tín hiệu rất đáng lo ngại thông qua sự đảo ngược đường cong lợi suất của trái phiếu kỳ hạn 2 năm so với trái phiếu kỳ hạn 10 năm.

Thông thường, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm sẽ cao hơn so với kỳ hạn 2 năm, phản ánh rủi ro cao hơn khi nắm giữ trái phiếu có kỳ hạn dài hạn so với ngắn hạn. Nhưng vào ngày 31 tháng 3, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn hai năm là khoảng 2,4% trong khi lợi tức kỳ hạn 10 năm là khoảng 2,33%. Đây được gọi là trường hợp lợi suất đảo ngược.

Những người chỉ trích Fed đang nói rằng những dấu hiệu này báo hiệu một cuộc suy thoái đang đến gần. Sự đảo ngược lợi suất đã từng hình thành vào năm 2000 trước khi xảy ra vụ nổ bong bóng dotcom và một lần nữa vào năm 2006-2007 trước cuộc Đại suy thoái. Và trong lịch sử, hiếm khi Fed đạt được điều mà họ gọi là “hạ cánh mềm”: nghĩa là thành công trong việc đưa giá cả thấp hơn (hoặc có mức tăng nhỏ hơn) đồng thời không có suy thoái.

Tuy nhiên, sự nghịch đảo lợi suất không cho biết thời điểm suy thoái có thể đến. Thực tế, có thể sẽ mất nhiều năm trước khi suy thoái diễn ra. Nó cũng không cung cấp bất kỳ manh mối nào về mức độ tồi tệ của cuộc suy thoái hay suy thoái có thể kéo dài bao lâu. Tuy nhiên, mọi người đang phải đối phó với giá cao hơn. Đó là một lý do lớn mà các nhà môi giới thế chấp hiện đang mong muốn khách hàng tái cấp vốn. Họ lo sợ rằng lãi suất cao hơn sẽ bóp nghẹt thị trường nhà ở sôi động gần đây, và phá vỡ xu hướng tăng sốt của giá nhà.

Điều này giải thích tại sao thị phần bất động sản và xây dựng nhà ở lại thấp hơn trong năm nay. Quỹ IShares US Home Construction ETF (NYSE:ITB) đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu xây dựng nhà ở.

ITB 300 Minute Chart

Quỹ ETF này đã giảm 28,5% trong quý đầu tiên và 11,3% trong tháng ba. Trong khi đó, quỹ đã tăng 48,6% vào năm 2021.

Nhóm công nghệ lớn đã ổn định hơn

Năng lượng và Tiện ích là những ngành duy nhất thuộc S&P 500 có quý đầu tiên khả quan. Cổ phiếu ngành Tài chính gặp khó khăn, mặc dù lãi suất cao hơn sẽ cải thiện kết quả của họ.

Các cổ phiếu công nghệ lớn - những đứa con cưng của đại dịch - bị xáo trộn, đóng vai trò là lực cản đối với nhiều chỉ số và thị trường nói chung. Riêng ngành Công nghệ đã đại diện tới 28% của chỉ số S&P 500. Apple (NASDAQ:AAPL) và Microsoft (NASDAQ:MSFT) mỗi công ty chiếm khoảng 9% tổng vốn hóa thị trường của chỉ số này.

Apple đã tăng 5,8% trong tháng 3 nhưng giảm 1,7% trong quý. Vốn hóa thị trường của nó gần như tăng trở lại hơn 3 nghìn tỷ đô la (so với hồi tháng 1), trước khi giảm xuống mức thấp hơn vào thứ Năm. Microsoft đã tăng 3,2% trong tháng 3 nhưng giảm 8,3% trong quý.

Công ty mẹ của Google là Alphabet (NASDAQ:GOOGL) chỉ tăng 3% vào tháng 3 nhưng giảm 4% trong quý. Amazon (NASDAQ:AMZN) tăng 6,1% do việc chia tách cổ phiếu được công bố nhưng giảm 2,2% trong quý.

Liệu sẽ sớm có một sự đột phá?

Câu trả lời ngắn gọn: Điều này sẽ xảy ra khi (và nếu) xung đột Ukraine-Nga kết thúc và có tiến triển về lạm phát. Ở vế đầu tiên, không ai có thể đoán trước được thời điểm chính xác. Đối với lạm phát, điều đó phụ thuộc vào việc Fed sẽ tăng lãi suất cao như thế nào và thời điểm họ quyết định rằng lạm phát đã ở mức tốt nhất hay chưa. Điều này có thể đạt được vào cuối năm 2023.

Ba rủi ro khác đang rất khó đoán — một môi trường chính trị phân cực trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 và cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2024; cộng với việc biến thể COVID-19 tiếp theo là lành tính hay nguy hiểm. Và cuối cùng, hãy để mắt đến quan hệ Mỹ - Trung.

Loại bỏ những câu hỏi đó, các nền tảng kinh tế cơ bản của Hoa Kỳ vẫn đáp ứng cho một nền kinh tế ổn định và phát triển. Và các nhà tuyển dụng đang tích cực tìm kiếm người lao động. Họ thậm chí đang tăng tiền lương để có được nguồn lao động ổn định.

Sự ổn định của Hoa Kỳ vẫn đang không chắc chắn trong một bối cảnh khó đoán. Bạn có thể thấy điều đó qua chỉ số giá đồng Đô la của Hoa Kỳ, tăng 3% trong năm nay so với các loại tiền tệ chính khác.

Nếu là người theo dõi biểu đồ, hãy mong đợi một kịch bản đi ngang cho các thị trường trong năm nay và năm tới, với S&P 500 giao dịch trong khoảng từ 4.300 đến 4.800. Có một điều chắc chắn là bạn không thể chống lại Fed khi ngân hàng trung ương đang tăng lãi suất. Bạn chỉ có thể theo dõi kỹ nội bộ kinh tế và hy vọng họ cũng đang làm như vậy.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.