- Chứng khoán Mỹ, Châu Âu giảm do lãi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục giảm
- Yên chuẩn bị tăng do lãi suất trái phiếu Nhật giảm xuống ngưỡng giữa năm 2016
- Đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ tạo đỉnh do nhà đầu tư quan ngại về các biện pháp thanh khoản của ngân hàng trung ương
- Bảng Anh giảm do diễn biến thoả thuận Brexit xấu đi
- Cuộc họp cấp cao về thương mại Mỹ - Trung sẽ bắt đầu hôm nay, với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lightizer và Bộ trưởng tài chính Steven Mnuchin đang đến Bắc Kinh
- Hôm nay, số liệu GDP quý 4 của Mỹ sẽ được công bố, với kỳ vọng 2,4% so với mức 2,6% trong quý trước.
- Quan chức Fed Randal Quarles sẽ phát biểu vào ngày thứ 6 trước Uỷ Ban thị trường Mở (Shadow Open Market Committee) về “Cách tiếp cận đối với bảng cân đối kế toán của Fed và truyền thông".
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,4% lên mức cao nhất trong tuần, mức tăng đáng kể nhất trong tuần.
- Chỉ số DAX của Đức tăng 0,2% lên mức cao nhất trong tuần.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,2% xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,4%.
- Chỉ số Đô la Mỹ tăng 0,23%, phiên tăng thứ 3 với tổng mức tăng 0,43%, lên mức cao nhất trong hơn 2 tuần.
- Đồng Euro giảm 0,1% xuống $1,1236, mức thấp nhất trong gần 3 tuần.
- Bảng Anh giảm 0,4% xuống $1,3141, mức thấp nhất trong tuần, mức giảm mạnh nhất trong tuần.
- Yên Nhật tăng 0,3% lên 110,14/USD.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm giảm 1 điểm cơ bản xuống 2,36%, mức thấp nhất trong hơn 15 tháng.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức giữ nguyên ở mức thấp nhất trong hơn 2 năm.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh giảm 3 điểm cơ bản xuống 0,987%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Ý tăng 3 điểm cơ bản lên 2,482%..
Sự kiện chính
Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm trong sáng nay cho thấy tâm lý từ bỏ rủi ro đang hạ nhiệt, hỗ trợ các chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 tăng giá. Vào đầu phiên, thị trường Châu Âu tăng phiên thứ 3, do lãi suất trái phiếu trong khu vực cũng tăng. Tuy nhiên, vào cuối phiên buổi sáng, diễn biến đảo chiều khi lãi suất trái phiếu quay đầu giảm khiến chỉ số STOXX 600 và các chỉ số Mỹ cũng chìm trong sắc đỏ.
Về mặt kỹ thuật, lãi suất trái phiếu tìm được đường hỗ trợ ở các ngưỡng quan trọng trong năm 2017. Ngưỡng hỗ trợ mạnh tiếp theo là 2,00%. Đó là một con đường dài từ mức 2,38% nhưng không có nghĩa sẽ giảm đột ngột giảm, đặc biệt khi các ngưỡng kháng cự cho thấy cán cân cung cầu cân bằng ở ngưỡng này.
Vào đầu phiên Châu Á, thị trường chứng khoán bị bán mạnh do lãi suất trái phiếu Mỹ giảm. Tuy nhiên, chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng 0,65%, đi ngược xu hướng do ngành hàng tiêu dùng thứ yếu, Kim loại, khai khoáng và Nguyên vật liệu hỗ trợ hồi phục.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm 1,61%, với đồng Yên tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 2 - đồng thời lãi suất trái phiếu 10 năm của Nhật cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa năm 2016. Đồng Yên mạnh lên ảnh hưởng đến nền kinh tế trong thời điểm nhạy cảm về xuất khẩu trong bối cảnh tình hình thương mại toàn cầu bấp bênh.
Cặp này hiện đang hình thành cờ giảm sau khi giảm dưới đường xu hướng tăng kể từ đầu năm, được dự báo trước với tín hiệu death cross vào cuối tháng 1.
Bảng Anh giảm sau khi Nghị viện Anh bỏ phiếu cho 8 lựa chọn khác nhau cho Brexit, trong khi Thủ tướng May đã rất cố gắng để có thể nhận được sự ủng hộ từ Nghị viện rằng Bà cam kết sẽ từ chức khi thoả thuận được thông qua.
Đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ giảm 5% so với USD vào thứ 5, giảm phiên thứ 2 liên tiếp mặc dù Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan nỗ lực tránh để thị trường hỗn loạn trước một cuộc bầu cử quan trọng. Động thái của Ngân hàng trung ương này là từ chối giữ thanh khoản đồng Lira, khiến nhà đầu tư sợ hãi hơn nữa, đẩy mạnh lực bán. Về mặt kỹ thuật, cặp USD/TRY có thể đang tạo đáy.
Tài chính toàn cầu
Trong phiên Mỹ hôm qua, lãi suất trái phiếu giảm ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Nhà đầu tư đã bị cuốn vào vòng xoáy luẩn quẩn khi thì rút khỏi thị trường chứng khoán để đầu tư vào trái phiếu và ngược lại, tín hiệu cho thấy tâm lý bất ổn của họ.
Chỉ số S&P 500 giảm 0,46%, chủ yếu do ngành chăm sóc sức khoẻ giảm 0,83% sau khi Tổng thống Trump đe doạ sẽ huỷ chi trả cho 20 triệu người dân Mỹ trong chương trình Obamacare. Ngành năng lượng giảm 0,71% do giá dầu giảm. Đặc biệt là, ngành phòng thủ như dịch vụ tiện ích cũng giảm 0,7%, là ngành giảm mạnh thứ 3 trong số các ngành, đánh dấu tâm lý từ bỏ rủi ro trong ngày mà ETF đạt mức kỷ lục mới.
Sau khi mở cửa tăng, chỉ số đóng cửa dưới giá mở cửa ngày thứ 3, hình thành mô hình giá giảm hiếm thấy lần đầu tiên trong năm nay và là lần thứ 2 kể từ tháng 5 năm ngoái. Tại đây, cây nến đỏ thứ hai cao hơn và to hơn cây nến xanh ban đầu. Mức đảo ngược giá cho thấy đây chỉ là hành động chốt lời. Tuy nhiên, khối lượng không quá cao vì thế giảm mức độ bi quan mà mô hình mang lại.
Nhìn chung, ngành công nghiệp tăng 0,11% là ngành tăng duy nhất trong chỉ số SPX.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,13%. Theo quan điểm kỹ thuật, chỉ số này là chỉ số được ưa chuộng nhất trên thị trường Mỹ và những phân tích sau đây ủng hộ quan điểm tăng giá. Chỉ số Dow đang hình thành mô hình tam giác cân, cho thấy khả năng tăng sau đà tăng 20% hậu lễ Giáng sinh do giá đang hình thành một đỉnh trên các đường trung bình động chính, sau một chữ thập vàng (golden cross). Phiên bứt phá tăng cho thấy chỉ số sẽ lấy lại được đỉnh tháng 9. Bên mua sẽ cho thấy tín hiệu về một phiên bứt phá tăng quyết đoán nếu giá tăng trên ngưỡng 26.000 và ngược lại.
Chỉ số NASDAQ Composite giảm 0,63%.
Russell 2000 giảm 0,17%, giảm dưới đường 50 DMA.
Trên thị trường hàng hoá, Vàng giảm hôm nay do USD mạnh lên.
Dầu giảm phiên thứ 2 sau khi hàng tồn kho Mỹ bất ngờ tăng. Trong khi đó, có 3 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nguồn cung toàn cầu trong tương lai gần.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá