- Hợp đồng tương lại Mỹ giao động trước tuyên bố chính sách của Fed, chứng khoán Châu Âu giảm đà tăng từ tuyên bố của Draghi
- Chứng khoán Châu Á đạt đỉnh 5 tuần với lạc quan về thương mại cùng với kỳ vọng cắt giảm lãi suất
- Lãi suất trái phiếu phục hồi nhưng vẫn nằm gần đáy nhiều năm
- Cả USD và vàng đều đi xuống
- Fed, BoJ, BoE chuẩn bị có cuộc họp chính sách tuần này, cùng các ngân hàng trung ương Na-uy, Bra-xin, Đài Loan và Indonesia.
- Quyết định chính sách tiền tệ của Fed và cuộc họp báo sẽ được công bố ngày thứ Tư. Các quan chứng dự kiến giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ, nhằm tránh suy yếu từ các cuộc chiến thương mại toàn cầu.
- Số liệu CPI Anh sẽ công bố ngày thứ Tư.
- Doanh số bán lẻ Anh dự kiến công bố ngày thứ Năm.
- Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng vọt 2,56%, mức tăng mạnh nhất trong hơn 6 tháng.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 1,3%, mức cao nhất trong 6 tuần, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- {{|Chỉ số USD}} tăng ít hơn 0,05%.
- Yên Nhật tăng 0,1% lên 108,30/USD.
- Đồng euro tăng ít hơn 0,05%.
- Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ giảm 0,4%.
- Đồng won của Hàn Quốc tăng 0,8% lên 1.176,00/USD, mức tăng mạnh nhất trong 6 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 2 điểm cơ bản xuôgns 2,07%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh tăng 1 điểm cơ bản lên 0,819%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Nhật giảm 2 điểm cơ bản xuống -0,139%.
- Vàng giảm 0,1% xuống $1.345,25/ounce.
- Giá dầu WTI tăng 0,1% lên $53,98/thùngl.
- Quặng sắt tăng 1,6%.
Sự kiện chính
Hợp đồng tương lai trên S&P 500, Dow và NASDAQ 100 chứng khoán tại Châu Âu giao dịch trong khoảng hẹp sáng nay, rơi xuống vùng đỏ trước quyết định chính sách quạn trọng của Fed.
STOXX 600 tái cân bằng đợt tăng 1,7% ngày hôm qua, với cổ phiếu bất động sản bù trừ cho cổ phiếu ngân hàng tăng. Chỉ số toàn khu vực Châu Âu chấm dứt đợt tăng lớn nhất kể từ tháng 1 trong phiên giao dịch thứ Ba sau khi chủ tịch ngân hàng Châu Âu Mario Draghi đưa ra tín hiệu về ngân hàng trung ương đang sẵn sàng để nới lỏng nhiều nhất nếu cần thiết khi lạm phát vẫn đang giảm.
Trước đó, chứng khoán Châu Á đi lên đỉnh 5 tuần với chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương ngoại trừ Nhật Bản tăng 1,5% với dấu hiệu về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đi xuống và dự kiến Fed sẽ theo ngân hàng Châu Âu cắt giảm lãi suất trong công bố cuộc họp chính sách hôm nay, một động thái đã được thị trường đặt cược trước đó.
Mặt khác, nếu Fed không nới lỏng chính sách, chúng khoán dường như sẽ bị bán tháo trong khi USD và lãi suất trái phiếu có thể tăng lên so với vàng, euro & JPY.
Hang Seng Hồng Kông trải qua phiên tốt nhất năm khi tăng gần 2,56% sau khi cuộc biểu tình chống lại dự thảo dẫn độ đạt được chiến thắc khác, đó là yếu điểm của Trung Quốc trước khi chủ tịch Tập có cuộc gặp mặt với tổng thống Mỹ tại cuộc họp G20 tuần tới.
Tài chính thế giới
Dòng tweet của ông Trump về việc ông sẽ ngồi cùng ông Tập tại cuộc họp thượng đỉnh ở Osaka đưa chứng khoán Mỹ lên gần mức đỉnh. Nó đến từ sự lạc quan ở việc cắt giảm lãi suất, một yếu tố đã được thúc đẩy phần nào từ ông Draghi ngày hôm qua. Tuy nhiên, chứng khoán sau đó đã giảm đi đà tăng với báo cáo cho rằng ông Trump đang tìm kiếm lời khuyên pháp lý để hạ bệ chủ tịch Fed Jerome Powell trong tháng 2.
NASDAQ Composite tăng 1,39% vượt trội khi cổ phiếu nhóm FAANG dẫn đầu đà tăng. Trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 1,35% đứng thứ 2 sau tuyên bố gặp gỡ giữa ông Trump và ông Tập tại hội nghị thượng đỉnh G20 – một hướng đi mang lại lợi ích cho nhiều công ty đa quốc gia đang cần dựa vào mối quan hệ thương mại này để duy trì tăng trưởng bền vững.
Cùng lý do đó, ngành công nghiệp cũng vượt trội trên S&P 500 khi tăng 1,90% trong khi chỉ số toàn thị trường tăng 0,97%. Ngành công nghệ tăng 1,79% cũng kéo giá đi lên trong khi cổ phiếu phòng thủ như là hàng tiêu dùng thiết yếu và tiện ích giảm 0,58% và 0,41% tương ứng.
Trong khi đó, lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ hồi phục nhưng vẫn nằm dưới mức 2,1%, gần mức thấp nhất kể từ tháng 9/2018 sau khi dao động quanh ngưỡng kỹ thuật 2% ngày thứ Ba do kỳ vọng Fed sẽ giảm lãi suất, khiến nhu cầu trái phiếu tăng. Một phiên giảm sẽ đẩy lãi suất trái phiếu xuống ngưỡng thấp nhất kể từ năm 2016.
Một lần nữa, vàng lại đi cùng chiều với USD. Cả hai tài sản này đều giảm đà tăng gần đây. Mặc dù thông thường, chúng có mối quan hệ ngược chiều. Khả năng giảm lãi suất làm giảm giá trị của USD, củng cố nhu cầu về vàng. Tuy nhiên, USD tăng có thể do nhu cầu trái phiếu của nhà đầu tư ngoại tăng.
Giá dầu WTI giảm nhẹ do các nhà sản xuất dầu OPEC đang chuẩn bị có cuộc họp khi Iran đang tìm được sân chơi mới. Trong khi đó, một cuộc tấn công tên lửa mới vào trụ sở của một số công ty dầu khí nước ngoài ở Basra, Iraq, đã khiến thị trường chịu áp lực. Cuộc đình công, vốn nóng hổi theo cam kết của Trump về lượng quân đội bổ sung cho khu vực, cũng không giúp tăng giá dầu. Quyết định chính sách của Fed được dự đoán một cách thô bạo đang khiến các nhà đầu tư lúng túng.
Nhìn chung, giá dầu đang chịu áp lực trước việc nhu cầu giảm trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy yếu. Về mặt kỹ thuật, giá đã tìm được hỗ trợ ở đường kháng cự của đáy đỉnh đôi.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá