- Thị trường Châu Âu hồi phục khó khăn sau phiên của Châu Á
- Hợp đồng tương lai Mỹ hồi phục trong phiên Mỹ sắp tới
- Các chỉ số chính của Mỹ giảm trước thông tin chính sách thương mại trái chiều
- Tiền tệ các thị trường mới nổi chạm mức thấp nhất trong gần 1 năm do ảnh hưởng của USD mạnh hơn
- Đồng rupi Ấn Độ đạt mức thấp kỷ lục; Nhân dân tệ của Trung Quốc có đà giảm dài kỷ lục trong nhiều năm
- Giá dầu vẫn đạt mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 11/2014
- Quyết định chính sách tiền tệ của Indonesia sẽ công bố ngày thứ 5
- Chi tiêu cá nhân của Mỹ có thể tăng nhẹ trong tháng 5, tháng thứ 3, theo các nhà kinh tế dự báo trước số liệu của ngày thứ 6.
- Chỉ số PMI sản xuất và phi sản xuất của Trung Quốc được công bố vào thứ 7.
- Chỉ số STOXX Europe 600 giảm 0,1%.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0,3%, mức tăng mạnh nhất trong 2 tuần.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,2%.
- Chỉ số DAX của Đức tăng 0,1%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 1,1% xuống mức thấp nhất trong hơn 11 tháng.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,5% xuống mức thấp nhất trong gần 9 tháng.
- Chỉ số USD tăng 0,2% lên mức cao nhất trong 1 năm.
- Đồng euro giảm 0,1% xuống $1,1545, mức thấp nhất trong 1 tháng.
- Bảng Anh giảm 0,2% xuống $1,3082, mức thấp nhất trong gần 8 tháng.
- Yên Nhật giảm 0,1% xuống 110,40/USD, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ giảm 0,1% xuống 4,6275/USD.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 1 điểm cơ bản lên 2,84%, mức tăng đầu tiên trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 1 điểm cơ bản lên 0,33%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh tăng 1 điểm cơ bản lên 1,251%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ý giảm 2 điểm cơ bản xuống 2,786%.
Sự kiện chính
Thị trường Châu Âu dao động lên xuống trong khi hợp đồng tương lai Mỹ chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 tăng cao hơn trong phiên hôm nay, cho thấy sự phục hồi nhanh chóng khi thị trường Châu Á giảm trong phiên trước đó.
Các loại tiền tệ tại thị trường mới nổi tiếp tục bị ảnh hưởng do USD không ngừng mạnh hơn, khiến nhà đầu tư nước ngoài lao vào những loại tài sản khác. USD đi cùng xu hướng tăng của lợi suất trái phiếu Chính phủ.
Chỉ số STOXX 600 mở phiên giảm 0,4% do cổ phiếu ngành khai khoáng và du lịch, từ bỏ mức tăng p,72% trong phiên hôm qua. Chỉ số này sau đó bắt đầu hồi phục dần lên ngưỡng đóng cửa của phiên hôm qua và trở lại ngưỡng mở cửa vào giữa phiên sáng nay.
Trong phiên giao dịch Châu Á trước đó, chỉ số TOPIX của Nhật Bản đã giảm 0,8% thiệt hại và đóng cửa giảm giảm 0,25%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đi theo xu hướng khác, tăng trong hầu hết phiên nhưng sau đó kết phiên trong sắc đỏ, gần mức thấp nhất trong phiên và đóng cửa ở mức thấp nhất trong một năm.
Ngược lại, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hồi phục từ mức thấp nhất kể từ 7/12/2017, tăng 0,5% vào cuối phiên sáng nay. Chỉ số này được hỗ trợ nhờ cổ phiếu ngành năng lượng nhờ giá dầu tăng. Đây là điểm sáng của thị trường và đã làm giảm quan ngại của nhà đầu tư về căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Về mặt kỹ thuật, giá đã hồi phục trên ngưỡng hỗ trợ kể từ tháng 10, hình thành một cây nến hammer tăng khi đóng cửa.
Chỉ số KOSPI cua rHanf Quốc giảm 1,15%, hình thành phiên bứt phá giảm tạo khoảng cách với 6 phiên tích luỹ trước đó. Nó đã hình thành mô hình cờ - mô hình tiếp tục – do đã đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ 23/5/2017.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tiếp tục tăng cao hơn, vượt qua xu hướng của khu vực, đóng cửa 0,3% trong sắc xanh sau khi giảm thấp hơn cùng với các chỉ số chính khác trong khu vực trong 4 phiên vừa qua. Mức tăng hôm nay đã hoàn thành một xu hướng giảm giá.
Tình hình tài chính toàn cầu
Biến động mạnh trên thị trường chứng khoán toàn cầu hôm nay đi theo diễn biến của phiên Mỹ hôm qua. Thị trường Mỹ mở cửa tăng mạnh và tăng cao hơn trong 2 giờ đầu tiên, đi theo xu hướng tăng của thị trường Châu Âu và bỏ qua sự sụt giảm trên thị trường Châu Á trước đó.
Đà tăng đầu tiên theo sau báo cáo của chính quyền Trump khi đã nhượng bộ kế hoạch giảm đầu tư của Trung Quốc vào công nghệ Mỹ, vì chính phủ sẽ dựa vào lời khuyên từ Uỷ ban để cân nhắc bất kỳ trường hợp nhạy cảm nào. Thông tin mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ủng hộ việc này đủ khiến chỉ số S&P 500 tăng 0,9%.
Tuy nhiên, sau khi Larry Kidlow, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia sau đó tái khẳng định một số quan điểm về thương mại, khiến thị trường bị bán tháo sau đó. Cổ phiếu công nghệ bị bán mạnh nhất khiến chỉ số SPX giảm 0,86% và bước vào khu vực tiêu cực. Các cổ phiếu ngân hàng cũng giảm kỷ lục phiên thứ 13 liên tiếp.
Tuy nhiên, đồng bạc xanh tiếp tục tăng lên, đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2017 – cùng xu hướng với lãi suất trái phiếu Mỹ, chỉ số đã giảm 3 phiên liên tiếp. Đồng USD liên tục có đỉnh mới kể từ tháng 11.
Việc USD mạnh lên tiếp tục ảnh hưởng mạnh lên các tài sản thị trường mới nổi.
Chỉ số MSCI thị trường mới nổi chạm mức thấp nhất trong gần 1 năm, giám dưới đường xu hướng tăng kể từ tháng 1/2016.
Đồng rupi Ấn Độ đạt mức thấp kỷ lục và chỉ trên 69 so với USD ngày hôm qua, bị ảnh hưởng do USD mạnh hơn và giá dầu tăng. Ấn Độ là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 3 thế giới. Nó phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng 2/3 nhu cầu nhiên liệu của nội địa.
Giá dầu cao hơn khiến nước này phải bán thêm rupi để mua USD để thanh toán các hợp đồng dầu mỏ. Hơn nữa, việc ngoại tệ chảy ra bên ngoài khiến tâm lý nhà đầu tư tổ chức tiêu cực hơn về rupi, làm trầm trọng hơn xu hướng giảm của loại tiền này. Chuyên gia phân tích ở Barclay đã dự báo cặp USD/INR sẽ đạt mức 72,00 trong năm nay.
Nhân dân tệ hiện đang dao động, sau khi trải qua phiên giảm dài nhất trong nhiều năm, 8 trong số 9 phiên liên tiếp.
Giá dầu WTI đã xoá sạch những nỗ lực trước đó khi chạm mức cao nhất trong hơn 3 năm trong phiên hôm qua. Ở mức giá hiện tại chỉ dưới $73, giá dầu vẫn đang đóng cửa ở gần mức cao nhất kể từ tháng 11/2014.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá