- Chỉ số Dow chỉ cách mức cao kỷ lục 0,6% do chính sách thuế quan Mỹ đối với Trung Quốc giảm
- USD vẫn giảm sau khi đàm phán thương mại với Canada thất bại
- Giá dầu tăng do USD suy yếu và dự trữ dầu thô giảm
- Dữ liệu tháng 8 về doanh số bán nhà hiện tại của Mỹ công bố ngày thứ 5 cho thấy liệu hoạt động mua có giảm tháng thứ 5 liên tiếp, đợt giảm dài nhất kể từ năm 2013-2014.
- Các nước OPEC và đồng minh sẽ họp tại Algiers vào cuối tuần này.
- Chỉ số Stoxx Europe 600 tăng 0,4%.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 Index tăng ít hơn 0,09%.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,2%.
- Chỉ số DAX của Đức tăng ít hơn 0,05% lên mức cao nhất trong hơn 2 tuần.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 1,11% lên mức cao nhất trong hơn 2 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng 1,32% lên mức cao nhất trong gần 3 tuần.
- Chỉ số giao ngay USD giảm 0,23%.
- Đồng euro tăng 0,26% lên $1,1703.
- Bảng Anh tăng 0,51% lên $1,3211, mức mạnh nhất trong 8 tuần.
- Yên Nhật tăng hơn 0,1% lên 112,20/USD.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm tăng ít hơn 1 điểm cơ bản lên 3,06%, mức cao nhất trong hơn 4 tháng.
- Lãi suất trái phiếu 10-year của Đức giảm ít hơn 1 điểm cơ bản xuống 0,485%, phiên giảm đầu tiên trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10-year của Anh giảm 1 điểm cơ bản xuống 1,602%, phiên giảm đầu tiên trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10-year của Ý tăng 1 điểm cơ bản lên 2,856%.
- Giá dầu WTI tăng 0,8% lên $71,69/thùng, mức cao nhất trong gần 4 năm.
- Giá vàng giảm ít hơn 0,05% xuống $1203,72/ounce.
Sự kiện chính
Thị trường chứng khoán Châu Âu tăng trong phiên sáng nay trong khi hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đối với chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 giảm, khi các nhà đầu tư chờ đợi tín hiệu về xu hướng của thị trường trong bối cảnh bất ổn trên thị trường toàn cầu. Lãi suất trái phiếu 10 năm vẫn trên ngưỡng 3% và USD chịu áp lực giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8.
Chỉ số STOXX 600 của Châu Âu tăng phiên thứ 5 liên tiếp, nhờ đà tăng của cổ phiếu ngành sản xuất ô tô do vòng thuế 10% của Mỹ đối với hàng hoá Trung Quốc dường như giảm đi. Đồng thời, thông tin Trung Quốc dự kiến giảm thuế trung bình vào hàng nhập khẩu từ phần lớn các đối tác thương mại chính khiến thị trường lạc quan hơn.
Từ quan điểm kỹ thuật, chỉ số Châu Âu đang tiến gần đến đỉnh của kênh giảm, sau khi đường 50 DMA cắt dưới đường 200 DMA vào đầu tháng, đưa tín hiệu giảm. Mặt khác, cả chỉ báo MACD và RSI đều đưa ra tín hiệu tăng. Các chỉ báo đưa ra tín hiệu trái chiều cho thấy thị trường vẫn còn băn khoăn về xu hướng sắp tới.
Tình hình tài chính toàn cầu
Vào đầu phiên Châu Á, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,65%, diễn biến vượt trội trong khu vực. Tâm lý nhà đầu tư tăng nhờ cuộc họp thượng đỉnh của Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Tuy nhiên, các chỉ số còn lại gồm Nikkei của Nhật, Hang Seng của Hồng Kông và Shanghai Composite của Trung Quốc hầu như không thay đổi.
Trong phiên giao dịch hôm qua của Mỹ, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 0,61%, diễn biến vượt trội so với các chỉ số chính của Mỹ khác. Cổ phiếu aterpillar (NYSE:CAT) và Boeing (NYSE:BA) hỗ trợ chỉ số tăng cao hơn sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ không giảm giá nhân dân tệ.
Sau khi hoàn thành cờ tăng tuần trước, chỉ số Dow hôm qua đã giảm 0,6% xuống dưới mức đỉnh hồi cuối tháng 1. Giá mục tiêu của mô hình này trùng với mức kỷ lục cho thấy các quan điểm khác nhau gặp nhau ở cùng một mức giá.
Chỉ số NASDAQ ổn định, giảm 0,08% và chỉ số Russell 2000 giảm 0,47% do nhà đầu tư đã thoát khỏi các cổ phiếu nội địa và mua các công ty đa quốc gia do cuộc chiến thương mại giảm dần.
Cho đến nay, nhà đầu tư đã nhiều lần cho ra rằng họ cảm thấy thoải mái với tình hình thương mại ở mức độ hiện tại. Họ dường như vẫn cho rằng đây chỉ là những chiến thuật đàm phán của hai cường quốc này.
Thực tế rằng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng khi lãi suất trái phiếu tăng là tín hiệu cho thấy nhà đầu tư vẫn khá lạc quan về thị trường chứng khoán vì họ vẫn chưa chốt lời ở mức hơn 3% như hiện nay. Trừ khi rủi ro toàn cầu tăng cao, hoặc thị trường có biến động mạnh hơn, dường như thị trường chứng khoán vẫn đưa ra tín hiệu tăng giá.
USD giảm so với hầu hết các loại tiền tệ chính khác sau thông tin Mỹ và Canada có thể không đạt thoả thuận NAFTA trong tuần này. Về mặt kỹ thuật, USD dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7 sau khi nó giảm dưới đường 100 DMA (màu xanh dương). Đồng thời, nó đã hình thành đáy thứ 2, thiết lập một xu hướng giảm.
Giá dầu WTI vẫn duy trì được nỗ lực tăng giá hôm qua, nằm trên ngưỡng $71/thùng mặc dù dự trữ dầu giảm và USD yếu hơn. Về mặt kỹ thuật, giá tiếp tục tăng lên ngưỡng $72 và hoàn thành sự đảo chiều ở đáy của mô hình đỉnh đầu vai.
Giá dầu Brent đang dao động quanh ngưỡng $80 trong tuần trước. Liệu đây có phải là mức giá ổn định với giá dầu Brent? Liệu có các lập luận khác hay không?
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá