- Thị trường chứng khoán toàn cầu kéo dài đà tăng từ phiên thứ 6 của Mỹ
- Cổ phiếu Trung Quốc tăng do quan chức chính phủ cho rằng đây là cơ hội mua trên thị trường
- USD suy yếu ủng hộ đà tăng của thị trường chứng khoán mới nổi và giá hàng hoá
- Đồng Bảng giảm sau khi các bộ trưởng Brexit của Anh từ chức trước một "thoả thuận hoà bình Brexit"
- Chủ tịch Ngân hàng trung ương Châu Âu Mario Draghi đề nghị Nghị viện Châu Âu làm sáng tỏ thời điểm tăng lãi suất trong năm tới vào thứ 2.
- Dữ liệu thương mại của Trung Quốc sẽ công bố vào cuối tuần này. Tăng trưởng xuất khẩu có thể chậm lại khi các chỉ báo ban đầu cho thấy nhu cầu ở nước ngoài và đơn hàng xuất khẩu đều giảm, tổ chức Bloomberg Economics cho biết. Chỉ số PPI và CPI của Trung Quốc trong tháng 6 được công bố vào thứ 3, và dự kiến sẽ tăng.
- Dữ liệu đáng chú ý nhất của Mỹ là báo cáo lạm phát tháng 6 sẽ ra mắt vào thứ 5; vào thị trường cho rằng chỉ số này và chỉ số lạm phát lõi đều tăng
- Mùa báo cáo kết quả kinh doanh sẽ bắt đầu với báo cáo JPMorgan (NYSE:JPM) và Citigroup (NYSE:C) công bố vào thứ 6.
- Chỉ số Stoxx Europe 600 tăng 0,4%, đạt mức cao nhất trong hơn 2 tuần, phiên thứ 5 liên tiếp.
- Hợp đồng tương lai S&P 500 Index advanced 0.3 percent to the highest in three weeks.
- Chỉ số MSCI All-Country World Equity Index tăng 0,4% lên mức cao nhất trong gần 3 tuần.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 1,4% lên mức cao nhất trong hơn 2 tuần, mức tăng đáng kể nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng 1,2% lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số USD giảm thiệt hại từ mức 0,2% xuống 0,13%, sau khi chạm mức thấp nhất trong g3,5 tuần, phiên giảm thứ 4 liên tiếp.
- Đồng euro tăng 0,2% lên 1,1764 USD, mức cao nhất trong gần 4 tuần.
- Đồng Bảng tăng 0,2% lên mức 1,3312 USD, mức cao nhất trong gần 4 tuần.
- Đồng yên Nhật giảm ít hơn 0,05% xuống 110,50/USD.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Mỹ tăng 2 điểm cơ bản lên mức 2,84%, mức cao nhất trong tuần, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Đức tăng 1 điểm cơ bản lên 0,3%, mức tăng mạnh nhất trong gần 2 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Anh tăng 2 điểm cơ bản lên 1,267%, mức cao nhất trong gần 2 tuần.
- Chỉ số hàng hoá Bloomberg tăng 0,1% lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Giá dầu WTI tăng 0,2% lên 73,95 USD/thùng.
- Giá đồng LME tăng 2,1% lên 6411,00 USD/mét tân, phiên tăng đầu tiên trong hơn 1 tuần và mức tăng mạnh nhất trong gần 12 tuần.
- Giá vàng tăng 0,4% lên 1260,60 USD/ounce, mức cao nhất trong 2 tuần.
Sự kiện chính
Chỉ số thị trường Châu Âu cũng như Hợp đồng tương lai Mỹ chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 hiện đang đi theo diễn biến giá mở cửa trên chỉ số toàn cầu trong phiên sáng nay, tăng điểm cùng thị trường Châu Á. Nhà đầu tư dường như đã có thể bỏ qua các nguy cơ tiềm ẩn từ quy định thuế quan trước dự báo về mùa báo cáo kết quả kinh doanh sắp tới sau dữ liệu ngày thứ 6 tuần qua tiếp tục ủng hộ tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi đặt cược rằng dữ liệu tốt cùng các chỉ báo kỹ thuật sẽ khiến nhà đầu tư phấn khích và đưa thị trường lên mức cao mới trong vài tuần tới.
Chỉ số STOXX 600 tăng với cổ phiếu ngành khai khoáng và năng lượng có diễn biến vượt trội. Chỉ số Châu Âu tăng điểm trong phiên thứ 5 liên tiếp, đà tăng dài nhất kể từ tháng 3.
Đầu phiên hôm nay, thị trường Châu Á và những chỉ số trong khu vực đều tăng. Ngay cả ở Tokyo, nơi nhà đầu tư vẫn đang đánh giá ảnh hưởng của việc lũ lụt hay sạt lở đất tại Nhật, sự kiện đã làm chết ít nhất 90 người, gây mất điện và khiến nhiều công ty như Amazon (NASDAQ:AMZN), Mazda (T:7261) và Panasonic (T:6752) phải ngừng sản xuất – chỉ số TOPIX và Nikkei cũng bị ảnh hưởng. Cho đến nay, chúng tôi không thấy cổ phiếu trên hai chỉ số này bị bán tháo, cũng như với đồng yen mặc dù mức tăng của Mazda đã giảm và giá Panasonic cũng giảm.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng tăng 1,3% sau một tuần giảm giá. Đợt IPO đáng mong chờ của công ty sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi (HK:1810) cũng tạo thêm mối quan tâm trên thị trường mặc dù giá cổ phiếu giảm trong phiên giao dịch đầu tiên.
Chỉ số dẫn dắt trogn phiên sáng nay là chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc, tăng 2,4% mặc dù căng thẳng chiến tranh thương mại đang gia tăng. Kể từ đầu năm 2018, chỉ số này đã giảm 17% dù các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã cố gắng làm dịu tâm lý nhà đầu tư ở một số nguyên tắc cơ bản.
Ngoài ra, thị trường cũng có thêm một tín hiệu chưa từng có. Các quan chức của Sở giao dịch Chứng khoán Thương Hải cho biết cổ phiếu giảm giá là một cơ hội mua sau khi chỉ số đi vào thị trường tiêu cực. Sự thật ở đây là, đây không phải chỉ là lời nói trong giới truyền thông, tăng trưởng doanh nghiệp liên tục và việc mua lại cổ phiếu đã hỗ trợ cho quan điểm này.
Một sự kiến hỗ trợ chỉ số chứng khoán Trung Quốc là đồng tệ đã giảm 0,3%. Trong điều kiện kinh tế bình thường, một đồng tiền mạnh hơn gáp lực lên xuất khẩu của nước đó, khiến thị trường chứng khoán đảo chiều.
Tuy nhiên chỉ một tuần sau khi Trung Quốc hứa với Mỹ rằng họ sẽ không thao túng đồng tiền của mình để có thể sử dụng nó như vũ khí trong chiến tranh thương mại, đồng tệ tăng giá đã làm giảm căng thẳng của cuộc chiến thương mại. Và các quan chức Trung Quốc cho rằng họ đang giữ lời hứa.
Tuy nhiên, giống chỉ số Shanhai Composit, đồng Tệ cũng đang trong xu hướng giảm, và việc tăng giá này chỉ là một phiên điều chỉnh. Mặt khác, đồng tiền này cũng được bên cầu ủng hộ do nó đã chạm mức thấp nhất kể từ đỉnh của cặp USDCNY hồi tháng 9, “được bảo vệ” bởi đường 100 WMA (đường màu xanh nước biển) sau khi đường 50 WMA (đường màu xanh lá cây) cắt dưới đường 200 WMA (màu đỏ), hoàn thành mô hình Chữ thập chết chóc (Death Cross). Động lực của cặp này đã rơi vào giai đoạn quá bán kể từ tháng 1/2017, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết “việc USD mạnh lên đang giết chết chúng ta”.
Chỉ số Châu Á duy nhất trong xu hướng tăng là S&P/ASX 200 của Úc, chỉ số đã hoàn thành mô hình cờ tăng giá vào thứ 6 tuần trước.
Tình hình tài chính toàn cầu
USD giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 tuần, hoàn thành mô hình đỉnh đôi nhỏ từ 14/6 đến 6/7 và có thể cắt dưới đường xu hướng tăng kể từ 14/5. USD giảm làm giảm áp lực đối với các loại hàng hoá và thị trường mới nổi – những tài sản bị ảnh hưởng do dòng vốn đã đổ vào những tài sản bằng USD trong giai đoạn trước.
Tuy nhiên, đồng USD giảm dường như không hỗ trợ giá dầu WTI đã giảm xuống dưới 74 USD. Tuy nhiên, về dài hạn, chính sách thắt chặt sẽ khiến giá hàng hoá này đảo chiều. Chỉ số phân tích kỹ thuật hỗ trợ điều này khi giá đã hình thành mô hình tăng giá với một phiên bứt phá tăng.
Đồng Bảng giảm bớt đà tăng sau khi Bộ Thư ký Brexit của anh David Davis và Bộ trưởng Brexit Steve Baker đều đã từ chức trong vòng 48 giờ vì họ phản đối chiến lược “thoả thuận Brexit hoà bình” của Thủ Tướng Anh Theresa May. Việc này là mất mát lớn đối với May, người đã tin rằng các bộ trưởng của bà ủng hộ cho sự thoả hiệp.
Nếu điều đó vẫn chưa đủ để bao vây Tổng thống, ông Trump đang đe doạ sẽ bỏ NATO nếu Anh tăng chi tiêu quốc phòng 50%.
Đồng euro vẫn đang gặp khó khăn khi kéo dài đà tăng trong ngày thứ 6, điều được thúc đẩy nhờ sản xuất công nghiệp của Đức hồi phục nhanh hơn dự kiến, đánh bại ước tính trong tháng 5. Triển vọng kinh tế toàn cầu tăng trong ngày thứ 6 sau khi báo cáo việc làm của Mỹ trong tháng 6 tiếp tục tăng, cho thấy ngày càng nhiều người Mỹ đang trở lại thị trường lao động nhiều hơn.
Nếu kết quả kinh doanh của công ty tiếp tục xu hướng tăng, họ sẽ là động lực tăng trưởng thứ 3 cho nền kinh tế cùng các số liệu vĩ mô và thị trường chứng khoán, củng cố tâm lý nhà đầu tư và đưa giá cổ phiếu lên các mức cao mới, mặc dù chiến tranh thương mại vẫn đang diễn ra.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá