- Triển vọng về việc kết thúc đóng cửa Chính phủ Mỹ hỗ trợ thị trường Châu Âu, hợp đồng tương lai Mỹ đảo chiều từ việc giảm giá trước đó
- Các vấn đề của ASML, Deutsche Bank gây áp lực lên chỉ số STOXX 600
- Dầu WTI hồi phục
- Cơ cấu thị trường bị phá vỡ
- United Technologies (NYSE:UTX) công bố kết quả kinh doanh ngày thứ 4 trước khi thị trường mở cửa với EPS đạt $1,51 so với cùng kỳ năm ngoái là $1,6.
- Texas Instruments (NASDAQ:TXN) công bố kết quả kinh doanh ngày thứ 4 sau khi thị trường đóng cửa với EPS đạt $1,24 so với cùng kỳ năm ngoái là $1,09.
- Ford (NYSE:F) công bố kết quả kinh doanh ngày thứ 4 sau khi thị trường đóng cửa với EPS đạt $0,3 so với cùng kỳ năm ngoái là $0,39
- Diễn đàn Kinh tế thế giới, nơi hội tụ thường niên các nhà lãnh đạo toàn cầu về chính trị, kinh doanh và văn hoá tổ chức ở Davos, Thuỵ Sỹ.
- Quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Hàn Quốc và Ngân hàng trung ương Châu Âu công bố vào thứ 5.
- Chỉ số MSCI All-Country World Index giảm 0,2% xuống mức thấp nhất trong tuần.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,7%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,2% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số USD đi ngang, tích luỹ phiên thứ 3.
- Đồng Euro giảm ít hơn 0,05% xuống $1,136, mức thấp nhất trong 3 tuần.
- Bảng Anh tăng 0,1% lên $1,2963.
- USD/JPY giảm 0,2% xuống 109,59/USD.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm ít hơn 1 điểm cơ bản xuống 2,74%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức giảm 1 điểm cơ bản xuống 0,22%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh giảm 1 điểm cơ bản xuống 1,312%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Nhật tăng ít hơn 1 điểm cơ bản lên 0,005%.
Sự kiện chính
Thị trường Châu Âu và hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 đảo chiều phiên sáng nay, tín hiệu về một cuộc đột phá về việc kết thúc đóng cửa Chính phủ Mỹ - giai đoạn đóng cửa dài nhất trong lịch sử - và bù đắp quan ngại về cuộc chiến thương mại.
Lãnh đạo Thượng viện Hoa Kỳ Mitch McConnell đã lên kế hoạch bỏ phiếu vào thứ Năm về một đề xuất được Đảng Cộng hòa ủng hộ để mở lại chính phủ. Nếu không được thông qua, các nhà lập pháp sau đó sẽ bỏ phiếu cho một đề xuất cạnh tranh, được đảng Dân chủ ủng hộ với hy vọng sẽ thấy một kết thúc nhanh chóng cho sự bế tắc chính trị hiện nay.
Vào đầu phiên, thị trường chứng khoán giảm do Mỹ từ chối đề xuất của Trung Quốc về một cuộc đàm phán trù bị trước cuộc đàm phán chính thức vào tuần tới. Mặc dù thực tế cố vấn kinh tế trưởng của Nhà Trắng, ông Larry Kudlow đã bác bỏ thông tin đó, nhưng các nhà đầu tư đã tỏ ra bi quan trước những báo cáo trước đây khi luật bản quyền công nghệ không có tiến triển, có lẽ đó là vấn đề nhức nhối nhất trong cuộc chiến thương mại.
Ở Châu Âu, ASML Holding (AS:ASML), công ty sản xuất phụ tùng bán dẫn lớn nhất khu vực công bố báo cáo kết quả kinh doanh giảm, cũng góp phần đẩy chỉ số xuống. Doanh số dự báo của công ty thấp hơn ước tính của các chuyên gia phân tích, làm trầm trọng thêm nỗi sợ hãi từ một trong những vấn đề trọng yếu của thị trường trong quý trước: các chỉ số đều giảm. Về mặt kỹ thuật, giá giảm sau khi chạm đường 50 DMA và đường xu hướng giảm kể từ ngày 23/6. Ba chỉ báo MA lớn 50, 100 và 200 đang hình thành xu hướng giảm, nhấn mạnh rằng giá ở càng gần ngưỡng đó thì động lực càng yếu. Tuy nhiên, chỉ báo RSI cho thấy sự phân kỳ dương, vì nó kiểm nghiệm mức cao của động lực kể từ tháng 8, trong khi giá đang thấp hơn 23%. Ngoài ra, khối lượng giao dịch trong các phiên tăng đã cao hơn đáng kể so với các phiên giảm kể từ đáy trước Giáng sinh.
Thêm vào các vấn đề tiêu cực, Fed nói họ đang điều tra việc Deutsche Bank (DE:DBKGn) đang xử lý hàng tỷ USD giao dịch khả nghi từ Danske Bank (CO:DANSKE) của Đan Mạch, dấy lên khả nghi về xì căng đan rửa tiền.
Trong đầu phiên Châu Á, các chỉ số trong khu vực có diễn biến trái chiều sau báo cáo không mấy lạc quan từ đàm phán thương mại.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc từ bỏ nỗ lực tăng trước đó, nhưng vẫn đóng cửa tăng nhẹ 0,05%. Các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ dường như có tác động đến tâm lý nhà đầu tư hơn các cuộc đàm phán chưa có hồi kết với Mỹ.
Trong giao dịch ngoại hối, đồng yên giảm sau khi Ngân hàng Nhật Bản giảm triển vọng về lạm phát.
Tài chính toàn cầu
Trong phiên giao dịch của Mỹ ngày thứ Ba, thị trường chứng khoán giảm mạnh nhất trong gần 3 tuần trước quan ngại gia tăng rằng cuộc chiến Mỹ-Trung sẽ không được dàn xếp ổn thoả như dự kiến. Nhiều công ty đa quốc gia phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc để tăng trưởng và một số doanh nghiệp công nghệ phụ thuộc vào luật bảo vệ bản quyền chung dẫn đầu đà giảm.
Cổ phiếu sản xuất chip chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, Chỉ số chất bán dẫn Philadelphia giảm tổng cộng 2,85% với các yếu tố cấu thành cũng giảm. Về mặt kỹ thuật, biểu đồ của nó giống công ty ASML, đang ở đường xu hướng giảm và chỉ báo RSI đang kiểm nghiệm ngưỡng cao nhất kể từ tháng 9. Bức tranh kỹ thuật, tuy nhiên sáng sủa hơn do chỉ báo đã cắt trên đường 50 DMA. Đồng thời, chỉ báo RSI cũng tạo ra đáy cao hơn, cho thấy đường phân kỳ âm đối với đáy thấp hơn của giá.
Chỉ số S&P 500 giảm 1,42%. Về mặt kỹ thuật, mức giảm mạnh nhất trong nhiều tuần đã xảy ra khi đường xu hướng giảm kể từ đỉnh tháng 9 và đáy kênh tích luỹ giao cắt ở ngưỡng 2.700 - là ngưỡng kiểm nghiệm quan trọng kể từ sau lễ Giáng Sinh.
Ngành năng lượng giảm 2,18% do giá dầu giảm. Đứng thứ hai là ngành công nghiệp, giảm 2,07% và ngành nguyên vật liệu giảm 1,38%.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 300 điểm nhưng vẫn tốt hơn các chỉ số chính khác của Mỹ, chỉ giảm 1,22%. Caterpillar (NYSE:CAT) và DowDuPont Inc (NYSE:DWDP) dẫn đầu đà giảm trong chỉ số Dow.
Chỉ số Russell 2000 giảm 1,85%, một lần nữa khẳng định sự phá vỡ cấu trúc thị trường thông thường, vì các chỉ số vốn hoá nhỏ mà không dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng đáng nhẽ phải tăng điểm trong bối cảnh bi quan tăng cao về thỏa thuận thương mại.
Tuy nhiên, chỉ số NASDAQ Composite niêm yết các công ty bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến thương mại cũng giảm 1,91%.
Dầu thô WTI đã giảm một phần thiệt hại ngày hôm qua, chứng kiến giá giảm từ mức cao gần hai tháng. Lưu ý rằng cuộc đấu tranh giữa bên mua và bên bán diễn ra ngay trên đường kháng cự của đáy mô hình đỉnh đầu vai.
Các nhà đầu tư một lần nữa thấy bản thân đang ở giữa các thế lực đối lập, cũng như các báo cáo thông tin không nhất quán. Hy vọng về một giải pháp đối với việc Chính phủ Mỹ đóng cửa cùng nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang chậm lại và báo cáo thu nhập tích cực của các ngân hàng lớn của Mỹ, đều là những diễn biến quan trọng sau khi triển vọng về doanh số giảm mạnh trong quý trước. Đi cùng xu hướng đó, IBM (NYSE: IBM) báo cáo kết quả đạt ước tính, hỗ trợ cổ phiếu tăng giá sau khi thị trường đóng cửa.
Trong khi đó, đối với việc Brexit và tất cả các rủi ro liên quan tiếp tục làm tình hình u ám hơn. Nhà đầu tư tỷ phú Ray Dalio đã đổ lỗi các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos đối với “mong muốn không hợp lý" kh thắt chặt chính sách nhanh hơn so với mức thị trường vốn có thể xử lý.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá