- Chứng khoán toàn cầu tăng nhờ vào chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhất trong 6 tuần
- Trái phiếu giảm với tâm lý risk-off, đè nặng lên USD
- Đồng Bảng tăng với việc EU hỗ trợ đối với thỏa thuận của May; sau đó có đưa ra chú ý trước thềm cuộc bỏ phiếu Brexit
- Dầu WTI tăng với việc OPEC cắt giảm
- Hạ viện Anh sẽ bỏ phiếu về thoả thuận Brexit sửa đổi của May hôm nay trước khi chính thức rời EU ngày 29/3.
- Dữ liệu doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp của Trung Quốc dự kiến công bố ngày thứ 5. Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc sẽ phát biểu vào ngày thứ 6.
- Thống đốc Ngân hàng Nhật Haruhiko Kuroda sẽ phát biểu ngày thứ 6, sau quyết định chính sách tiền tệ.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0,2%, mức cao nhất trong tuần.
- Chỉ số STOXX 600 tăng 0,2%.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,5% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng 1,1%, mức tăng mạnh nhất trong gần 6 tuần.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 1%.
- Chỉ số USD giảm 0,17% xuôgns 97,01.
- Đồng euro tăng 0,2% lên $1,1268.
- Bảng Anh tăng 0,6% lên $1,3226, mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Yên Nhật giảm 0,1% xuống 111,34/USD, mức giảm mạnh nhất trong tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 2 điểm cơ bản lên 2,66%, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức tăng 2 điểm cơ bản lên 0,08%, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh tăng 4 điểm cơ bản lên 1,215%, mức tăng mạnh nhất trong gần 2 tuần.
- Vàng tăng 0,2% lên $1.295,94/ounce.
- Giá dầu WTI tăng 0,5% lên $57,09/thùng, mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
Sự kiện chính
Chứng khoán toàn cầu và hợp đồng tương lai trên S&P 500 và NASDAQ 100 kéo dài phiên tăng điểm trong sáng hôm nay sau khi chứng khoán Mỹ chốt phiên tăng nhiều nhất trong 6 tuần vào thứ Hai, nhờ vào cổ phiếu của nhà sản xuất chip bay cao và số liệu doanh số bán lẻ Mỹ tích cực, con số này xóa đi nghi ngại về nền kinh tế trì trệ tại đây.
Hợp đồng tương lai trên Dow vẫn đang nằm trong khu vực tiêu cực, cố gắng để vượt qua suy yếu với cổ phiếu Boeing (NYSE:BA).
STOXX 600 tăng do cổ phiếu khai khoáng và sản xuất ô tô – 2 ngành nhạy cảm với xuất khẩu. Suy nghĩ về đợt tăng này không liên quan gì đến quá trình đàm thoại Mỹ - Trung, nhà đầu tư đang không quá lạc quan hay tìm đến các ngành liên quan đến thương mại như là món hời đợt giảm do vấn đề thương mại trong tuần trước.
Trước đó, giá tăng tại Châu Á, cùng với phiên giao dịch ngày tốt nhất tại Mỹ kể từ tháng 1. Hỗ trợ vào phút cuối từ phía EU cho Thủ tướng May cũng giúp giá tăng cao, giảm rủi ro địa chính trị trước thềm cuộc bỏ phiếu Brexit quan trọng tại chính phủ Anh ngày hôm nay.
Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương ngoại trừ Nhật Bản tăng 0,9% trong phần sau của phiên giao dịch nhờ vào cổ phiếu năng lượng với giá dầu thô phục hồi.
Nikkei 225 Nhật Bản vượt trội so với chỉ số khu vực, tăng vọt 1,79%, theo sau là Hang Seng Hồng Kông với con số tăng 1,46%. Shanghai Composite Trung Quốc cũng tăng 1,10%.
Tài chính toàn cầu
Ngày hôm qua, chứng khoán Mỹ được thúc đẩy nhờ vào đợt tăng của nhà sản xuất chip sau khi NVIDIA (NASDAQ:NVDA) tuyên bố họ sẽ mua hệ thống sản xuất chip Isarael Mellanox (NASDAQ:MLNX). Doanh số tháng 1 phục hồi cũng thúc đẩy giao dịch.
Chỉ số S&P 500 tăng 1,47% với 11 ngành tăng ít nhất 1%, đặc biệt ngành công nghệ dẫn đầu đà tăng với mức 2,15%. Dịch vụ tiện ích tăng 0,71%. Về mặt kỹ thuật, chỉ số này đã trở lại trên đường 200 DMA, sau khi giảm dưới tín hiệu kỹ thuật quan trọng ngày thứ 5. Đường 50 DMA trùng với đường 100 DMa, nhấn mạnh tính thiếu quyết đoán của thị trường do giá hướng về đường kháng cự 2.800 kể từ tháng 10. Tính đến nay, chúng tôi vẫn duy trì quan điểm từ nửa đầu tháng 12 rằng đà tăng sau lễ Giáng sinh sẽ chỉ là một phiên điều chỉnh trong xu hướng giảm. Tuy nhiên, nếu mức cao ngày 17/10 2.816,94 bị phá vỡ, chúng tôi sẽ điều chỉnh lại, mức đỉnh kỷ lục ngày 20/9 ở 2.490,91 là ngưỡng kháng cự cuối cùng ở thị trường tăng.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 0,79%, kém hơn so với các chỉ số Mỹ khác sau khi Boeing - công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất (11,26%) - đã giảm 5% do vụ rơi 8 máy bay 737 vào ngày Chủ Nhật. Tuy nhiên 29 công ty còn lại trên chỉ số Dow tăng. Về mặt kỹ thuật, chỉ số đã hồi phục trên đường 200 DMA và đường 50 DMa cắt trên đường 100 DMA. Việc kiểm nghiệm sẽ là liệu giá có thể vượt qua ngưỡng đỉnh ngày 8/11 ở mức 26.277,82, ngưỡng mà đã kết thúc đà tăng sau lễ giáng sinh khi chỉ số đạt ngưỡng đó ngày 25/2, hình thành một cây nến shooting star. Đối với chỉ số S&P 500, chỉ số này đã kéo dài xu hướng trung hạn và có mức đỉnh cao hơn ngưỡng cao kỷ lục ngày 3/10 ở mức 26.951,81.
Chỉ số trung bình vận chuyển Dow Jones tăng 1,94% kết thúc chuỗi 12 ngày bán tháo liên tiếp, dài nhất kể từ năm 1972. Về mặt kỹ thuật, chỉ số đã hồi phục từ đường 100 DMA, sau khi cây búa hammer của ngày thứ 6 tìm được đường hỗ trợ trên đường 50 DMA. Tầm quan trọng của chỉ số vận chuyển bắt nguồn từ thực tế rằng liệu hàng hóa ở các công ty niêm yết trên chỉ số Dow sản xuất có được bán hay không. Đây chỉ là một cuộc kiểm nghiệm.
Chỉ số NASDAQ Composite vượt trội, tăng 2,02% nhờ NDIVIA công bố thoả thuận và Apple (NASDAQ:AAPL) tạo tín hiệu rằng họ sẽ tiết lộ bản nâng cấp mới ngày 25/3. Chỉ số SPX đã trở lại trên đường 200 DMA, trong khi đường 50 DMA cắt trên đường 100 DMa. Chỉ số này cần phải vượt qua ngưỡng 7653,66 ngày 4/3 để duy trì xu hướng tăng ngắn hạn.
Chỉ số Russell 2000 tăng 1,64%, đứng thứ 2 chỉ sau chỉ số NASDAQ, củng cố quan điểm rằng dòng tiền thông minh kỳ vọng lạm phát sẽ tăng như chúng tôi đã đề cập trong bài viết hôm qua.
Trong khi đó, lãi suất trái phiếu 10 năm tiếp tục tăng chủ yếu nhờ nhận xét của Chủ tịch Fed Jerome Powell trong chương trình CBS “60 phút" ngày Chủ Nhật rằng nền kinh tế Mỹ sẽ không phải chịu suy thoái trong thời gian gần. Về mặt kỹ thuật, lãi suất trái phiếu tiếp tục tăng trên đường kháng cự của đáy kể từ ngày 31/1 (đường gạch nối). Nó giao dịch trong một tam giác đối xứng, giảm trong xu hướng giảm, đặc biệt do vị trí của nó sau khi giảm dưới đường xu hướng tăng dài hạn kể từ đáy tháng 7/2016.
Nhu cầu trái phiếu giảm đồng nghĩa với việc nhu cầu nước ngoài đối với USD giảm, do đó USD cũng giảm.
Tạo thêm áp lực cho đồng bạc xanh, đầu ngày hôm nay, Bảng tăng sau khi EU ủng hộ các đề xuất của bà May, củng cố tâm lý nhà đầu tư. Về mặt kỹ thuât, Bảng đang hình thành một lá cờ giảm trên biểu đồ theo giờ - nơi mà GBP tăng trong xu hướng tăng, đặc biệt sau mức tăng thẳng đứng vào lúc 6:00 EDT ngày hôm qua. Nếu bà May có đủ sự ủng hộ từ Nghị viện ngày hôm nay, nó có thể là một lý do để GBP bứt phá. Tuy nhiên GBP đã từ bỏ mức tăng trước đó vào cuối buổi sáng ở Châu Âu, nhường chỗ cho sự thận trọng khi thị trường chuẩn bị tâm lý về khả năng Nghị viện sẽ bế tắc đối với thoả thuận Brexit.
WTI tăng phiên thứ 2 liên tiếp do các thành viên OPEC giữ nguyên việc giảm sản xuất - động thái có thể là tích cực và khó khăn đối với nhóm sản xuất dầu. Về mặt kỹ thuật, giá phá vỡ đỉnh của mô hình cờ, tăng trong xu hướng tăng.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá