- Chỉ số NASDAQ và NASDAQ 100 đạt mức kỷ lục nhờ cổ phiếu công nghệ tăng mạnh
- Chỉ số Russell 2000 đạt kỷ lục lần thứ 9 kể từ phiên điều chỉnh đầu năm 2018
- Mỹ-Trung hoà giải hỗ trợ thị trường, khiến nhà đầu tư dấy lên hi vọng về thoả thuận thương mại toàn cầu
- Lãi suất trái phiếu Mỹ tăng trong khi các tài sản trú ẩn khác mất vị thế
- Rủi ro ở Ý khiến thị trường vẫn giữ tâm lý thận trọng
- Ngân hàng dự trữ Ấn Độ quyết định lãi suất vào thứ 4
- Vào thứ 5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp gỡ Tổng thống Mỹ Trump tại Nhà Trắng để thảo luận về hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un
- Cũng trong ngày thứ 5, số liệu GDP khu vực Châu Âu theo quý sẽ được công bố..
- Quyết định lãi suất của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ công bố vào ngày thứ 5.
- Hội nghị thượng đỉnh G7 bắt đầu vào thứ 6 ở Quebec và diễn ra đến ngày 9/6.
- Chỉ số STOXX Europe 600 tăng 0,2%.
- Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0,1% lên mức cao nhất trong gần 12 tuần.
- Chỉ số FTSE 100 tăng 0,3%.
- Chỉ số DAX của Đức tăng 0,2% lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 0,5% lên mức cao nhất trong 3 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dường tăng 0,4% lên mức cao nhất trong gần 3 tuần.
- Chỉ số USD giảm 0,15% trong phiên thứ 3.
- Đồng euro tăng 0,2% lên $1,1742, mức cao nhất trong hơn 2 tuần.
- Đồng Bảng tăng 0,1% lên $1,3411, mức cao nhất trong hơn 2 tuần.
- Đồng yên Nhật giảm 0,3% xuống 110,07/USD, mức yếu nhất trong 2 tuần.
- Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm 0,1% xuống 4,6057/USD.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 1 điểm cơ bản lên 2,94%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Đức tăng 4 điểm cơ bản lên 0,41%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Anh tăng 4 điểm cơ bản lên 1,321%, mức cao nhất trong gần 2 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10-year của Ý tăng 4 điểm cơ bản lên 2,831%, mức cao nhất trong 1 tuần.
Sự kiện chính
Chứng khoán toàn cầu và hợp đồng tương lai Mỹ với S&P 500, Dow và NASDAQ 100 tiếp tục đà tăng điểm khi cả Mỹ và Trung Quốc đều đang có những động thái hạ nhiệt căng thẳng thương mại.
Lãi suất trái phiếu 10 năm cũng tăng khi nhà đầu tư đang có xu hướng chú trọng những kênh tăng trưởng được đánh dấu khi trong phiên giao dịch sớm tài sản trú ẩn như yen và Gold giảm điểm. Tuy nhiên, dollar yếu đi vẫn đang là nguyên nhân trực tiếp khiến cho tài sản trú ẩn như vàng vẫn tăng, cụ thể ở mức 0,1% đúng bằng mức giảm của đồng bạc xanh.
Tại thời điểm viết, cả yên và vàng đều đang ở biến động mạnh.
Tâm lý chấp nhận rủi ro đang bao phủ trên thị trường toàn cầu buổi sáng nay theo đà tăng của phiên Mỹ ngày hôm qua. Theo đó các chỉ số Mỹ đều tăng trưởng, NASDAQ Composite và NASDAQ 100 đều phá kỷ lục mới lần đầu tiên kể từ giữa tháng Ba. Russell 2000 cũng thiết lập mức đỉnh mới lần thứ chín cùng kỳ.
Chứng khoán Châu u nối tiếp đà tăng của Châu Á mới hầu hết các ngành STOXX 600 đều tiến lên khu vực tích cực. Đặc biệt là cổ phiếu của ngành khai thác tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào phiên tăng điểm của ngành hàng tiêu dùng mà nguyên nhân chính là nhờ vào đồng dollar giảm sâu hơn trong 3 ngày liên tiếp.
Rạng sáng hôm nay, trong phiên giao dịch Châu Á, MSCI Asia Pacific Index đã tăng trần sau khi có những thông tin về việc Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu gần 70 tỷ USD hàng từ Mỹ nếu Tổng thống Donald Trump từ bỏ kế hoạch áp thuế nặng nề của mình. Bộ Tài chính Mỹ cũng giúp xoa dịu quạn hệ hai bên khi tuyên bố sẽ nới lỏng giới hạn đầu tư từ Trung Quốc. Thêm vào đó, chính quyền Trump đang được cho là trong quá trình hoàn tất điều khoản để cho phép ông lớn điện thoại ZTE Corp (HK:0763) tiếp tục giao dịch với các nhà cung ứng của Mỹ.
Tình hình tài chính toàn cầu
Vào thứ Ba, các chỉ số chính của Mỹ đều tăng một cách khiêm tốn. S&P 500 tăng 0,7%, đứng đầu là cổ phiếu Nguyên vật liệu tăng mức 0,76%, Hàng tiêu dùng không thiết yếu tăng 0,58%, Công nghệ tăng 0,35% và Công nghiệp tăng 0,12%. Trái ngược khi nhà đầu tư đang chuyển trọng tâm sang những ngành tăng trưởng thì hàng tiêu dùng thiết yếu lại trở thành rào cản trên đà tăng trưởng của toàn thị trường với mức giảm 8,06%.
Thực tế cổ phiếu Ngành nguyên vật liệu tăng mạnh cho thấy các nhà đầu tư dường như đang nhận định về sự kiện chiến tranh thương mại như một cơ hội mua vào đối với một số ngành đang bị đánh giá thấp hơn, kể cả trước khi những động thái hòa giải giữa Mỹ và Trung Quốc được công bố hôm qua.
Tương tự, mặc dù chỉ đạt mức tăng khiêm tốn nhưng ngành Công nghiệp cũng cho thấy những dấu hiệu tan bão từ nguy cơ chiến tranh thương mại kéo dài suốt vài tháng qua.
Quan điểm này càng được củng cố khi Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones là chỉ số chính duy nhất tại Mỹ kết phiên ở mức giảm 0,05%. Tuy nhiên, đó vẫn có thể coi là một phiên giao dịch tích cực khi chỉ số này đã phục hồi từ mức giảm sâu hơn ở 0,4%.
Tuy nhiên, diễn biến đáng chú ý nhất đến từ các cổ phiếu công nghệ. Chỉ số NASDAQ Composite và NASDAQ 100 lần lượt tăng 2,6% và 2,85% trong vòng 3 ngày, và vừa tăng 0,4% và 0,33% trong phiên hôm qua. Điều này khiến các chỉ số gồm các nhiều công ty công nghệ đã đóng cửa ở mức kỷ lục trong phiên hôm qua, lần đầu tiên kể từ giữa tháng 3. Chỉ số cũng đã đạt kỷ lục mới trong phiên hôm nay.
Liệu tâm lý tiêu cực có đang dần biến mất? Có thể không. Tuy nhiên tình hình chính trị tăng cao ở Ý sẽ tiếp tục là chủ đề.
Trái phiếu Ý đã bị bán gần đây thúc đẩy tâm lý từ bỏ rủi ro trên thị trường tài chính toàn cầu, làm dấy lên lo ngại về một hiệu ứng lây lan rộng hơn. Loại tài sản này đã giảmmanhj trong trong tuần qua sau khi Thủ tướng Ý mới Giuseppe Conte đặt kế hoạch đối với chủ nghĩa hoài nghi Châu Âu, hứa hẹn thách thức khu vực này về các mặt trận chính sách khác nhau. Mặc dù Conte cho biết việc thoát ra khỏi khu vực đồng tiền chung này có thể không xẩy ra, nhưng chỉ cần đề cập đến hai từ “châu âu” và “thoát khỏi” cùng nhau cũng đủ để tâm lý nhà đầu tư biến động.
Các kế hoạch mới vạch ra của Thủ tướng Ý mới có thể đã nhắc nhở nhà đầu tư về cách nói “cách mạng” của Tổng thống Trump, cả hai đều nhận thấy sự can thiệp “không công bằng” từ phía bên ngoài. Trong trường hợp của Ý, các biện pháp kinh tế và tài chính nghiêm ngặt do Châu Âu đưa ra đã khiến quốc gia Nam Âu này ra khỏi hậu khủng hoảng tài chính năm 2008, là nguyên nhân gây ra những vấn đề nhức nhối nội bộ.
Tâm lý nhà đầu tư cũng đang bị giằng co đối với một phản ứng chống Trump trong một cuộc họp với nhóm G7 tuần này. Trong khi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc được báo cáo rằng đang cập nhật, các đồng minh G7 gần đây đã trút giận vào Tổng thống Mỹ đặc biệt đối với luật thuế thép và nhôm trong bối cảnh cuộc tranh luận này đang được tranh cãi sôi nổi khi hội nghị thượng đỉnh toàn cầu khởi động ở Quebec vào thứ 6.
Các nhà đầu tư có thể tìm kiếm bằng chứng xác thực hơn rằng các cuộc tranh chấp thương mại đang được điều chỉnh, đặc biệt sau khi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin yêu cầu Trump bãi bỏ các khoản thuế chống lại Canada.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá