- Hợp đồng tương lai Mỹ tiếp tục chịu áp lực từ đợt bán tháo ngày thứ Sáu
- Chứng khoán Châu Á giảm dưới đường xu thế tăng cùng với thị trường Châu Âu
- Trái phiếu giảm, lãi suất trái phiếu hồi phục khi lo ngại khủng hoảng trở lại
- JPY suy yếu, vàng tăng giá
- Apple (NASDAQ:AAPL) được cho là sẽ tung ra sản phẩm mới bao gồm theo dõi truyền hình và tạp trí trong thứ Hai.
- Đàm phán thương mại trở lại, quan chức Mỹ sẽ tới Bắc Kinh trong thứ Năm.
- Chính phủ Anh sẽ bỏ phiếu Brexit trong tuần này, hoặc là một loạt phiếu biểu thị hoặc tổ chức bỏ phiếu lần 3 với thỏa thuận của bà May.
- Diễn đàn Boao của Trung Quốc cho Châu Á diễn ra thường niên trong tuần này. Quan chức gồm thống đốc ngân hàng trung ương Yi Gang và bộ trưởng tài chính Liu Kun sẽ có bài phát biểu.
- Thống đốc Fed Randal Quarles sẽ phát biểu hôm thứ Sáu về “Chiến lược tiếp cận bảng cân đối của Fed và thông điệp.”
- MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 2,1% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- MSCI thị trường mới nổi giảm 1,5% xuống mức đáy trong 2 tuần .
- Chỉ số USD giảm ít hơn 0,1%.
- euro tăng ít hơn 0,05% lên $1,1305.
- JPY giảm 0,2% xuống 110,10/USD mức giảm nhiều nhất trong hơn 1 tuần.
- MSCI tiền tệ thịt trường mới nổi giảm 0,1% xuống đáy hơn 1 tuần.
- AUD tăng 0,1% lên 0,709/USD.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm tăng 1 điểm cơ bản lên 2,45% mức tăng nhiều nhất trong 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm Đức tăng 1 điểm cơ bản lên -0,01%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm Anh tăng 2 điểm cơ bản lên 1,034% mức tăng đầu tiên trong hơn 1 tuần.
- Chênh lệch trái phiếu 10 năm Ý với Đức tăng 2 điểm cơ bản lên 2,486% điểm.
- Chỉ số hàng hóa Bloomberg giảm 0,1% xuống đáy trong hơn 1 tuần.
- Dầu Brent giảm 0,4% xuống $66,73/thùng mức thấp nhất trong gần 2 tuần.
- LME dầu tăng ít hơn 0,05% lên $6.312,50/mét tấn
- Vàng tăng 0,2% lên $1.316,53/ounce mức cao nhất trong gần 4 tuần.
Sự kiện chính
Chứng khoán toàn cầu cùng với hợp đồng tương lai trên S&P 500, Dow & NASDAQ 100 chịu ảnh hưởng từ đợt bán tháo mạnh nhất của chứng khoán Mỹ kể từ tháng 1. Lạ rằng tài sản trú ẩn là trái phiếu và yen lại suy yếu.
STOXX Europe 600 mở phiên thấp hơn 0,3% và kéo dài đà giảm xuống 0,68% hướng tới mức giảm 2 ngày đáng kể nhất kể từ tháng 2. Cổ phiếu khai khoáng và bán lẻ khiến chỉ số này xuống thấp hơn. Về mặt kỹ thuật, chỉ số kéo dài sự xâm phạm này thứ Sáu của đường xu thế tăng kể từ đợt bán tháo đêm giáng sinh, với đường 200 DMA nằm dưới 370, khiến đáy 8/3 trở thành mức kháng cự mạnh tiếp theo. Đường 50 DMA tiếp cận từ bên dưới. Liệu nó có cắt đường 200 DMA hình thành nên giao điểm vàng hay sẽ chạm trần để cho thấy dấu hiệu đảo chiều? Chỉ báo RSI đạt đỉnh. Chỉ báo MACD thấy đường MA ngắn cắt bên dưới đường MA dài lần thứ 2 sau đỉnh kể từ tháng 12 2016. Tuy nhiên, đó lại là một trường hợp khác hẳn, và chỉ số toàn khu vực Châu Âu đã tăng thêm 8% trước đợt điều chỉnh đầu tiên.
Trong phiên giao dịch Châu Á, Nikkei 225 Nhật Bản giảm mạnh nhất với -3,01% mở phiên trước đó -1,65%.
Về mặt kỹ thuật, giá khẳng định ngưỡng kháng cự của bứt phá xu thế tăng kể từ đáy tháng 12, rớt xuống dưới 100 và 50 DMA sau khi đường 200 DMA cho thấy ngưỡng kháng cự lần thứ 2 kể từ đầu tháng. Chỉ báo RSI hoàn thành mô hình đỉnh đầu vai và chỉ báo MACD của đường MA ngắn tìm thấy mức kháng cự bởi đường MA dài. Quan trọng nhất là giá hình thành đáy thấp hơn sau đỉnh thấp hơn ngày hôm qua.
Trong khi JPY phục hồi từ đáy trước đó, nhìn chung nó vẫn đang xuy yếu. Về mặt kỹ thuật, USD/JPY giảm sâu hơn từ đường xu thế tăng kể từ đợt bán tháo tháng 12. Các đường MA chính mô tả sự quan trọng của đường xu thế bằng việc điều chỉnh với nó. Chỉ báo RSI đạt đỉnh tại mô hình tương tự với mô hình đó của chỉ số chứng khoán và chỉ báo MACD tham gia vào với dấu hiệu bán ra.
Hang Seng Hồng Kông giảm sâu thứ 2 trong khu vực với -2,03%; Shanghai Composite Trung Quốc giảm 1,97, KOSPI Hàn Quốc giảm 1,92% còn S&P/ASX 200 Úc giảm 1,11%.
Chứng khoán toàn cầu
Lãi suất trái phiếu 10 năm phục hồi sau khi giảm dưới lãi suất 3 tháng, tạo nên một đường cong ngược lần đầu kể từ 2007. Sự kiện được theo dõi chặt chẽ này như là dấu hiệu đáng tin cậy nhất cho khủng hoảng sắp tới.
Tuy nhiên, lãi suất trái phiếu phục hồi trong sáng nay, với thông tin nhà đầu tư đang bỏ cả trái phiếu lẫn chứng khoán – một dấu hiệu rất đáng lo ngại về cấu trúc thị trường đang sụp đổ khi dường như nhà đầu tư đang mất niềm tin vào tài sản tài chính cùng lúc.
Hơn nữa, như đề cập trước đó, JPY đang yếu đi tương đối so với USD, thứ trở thành tiền tệ trú ẩn được ưa thích khi nhà đầu tư lo ngại thị trường sụp đỏ như năm 2008. Điều thú vị là USD đang mạnh lên trong khi trái phiếu bị bán tháo, cho thấy có vẻ như nhu cầu khối ngoại đối với trái phiếu gia tăng còn nhà đầu tư trong nước lại bán ra.
Trong khi chúng ta vẫn đang trong giai đoạn giảm ở trung hạn – tăng trong ngắn hạn – kể từ đầu tháng 12, chúng ta chưa bị thuyết phục về một đợt khủng hoảng. Ngoài các dữ liệu kinh tế bảo còn có một tác nhân nữa cho đợt bán tháo là sự thỏa mãn.
VIX chạm đáy kể từ tháng 10 sau đợt tăng hậu giáng sinh. Đợt bán tháo ngày thứ Sáu chỉ là lời nhắc nhở rằng thị trường không di chuyển theo 1 hướng.
Lãi suất trái phiếu đảo ngược có thể phản ánh rằng trong khi GDP có thể hướng đến suy thoái, lạm phát thấp lại cho phép Fed quay lại với lập trường ủng hộ hơn.
Có thể cho rằng, số liệu Mỹ gây nên đợt bán tháo không đơn thuần: nhà đầu tư gắn nó cùng với cơn bão tại Châu Âu và cảnh báo từ chủ tịch Fed Jerome Powell về suy thoái toàn cầu.
Đứng một mình thì trái phiếu đảo ngược không phải là căn cứ tốt nhất cho động thái thị trường. Nó dự báo gần ½ của cuộc khủng hoảng trong lịch sử. Tuy nhiên, nếu đảo chiều mạnh hơn, chúng ta có thể sẽ thấy mô hình từng thấy trong năm 2008, khi ngân hàng lo sợ khiến tín dụng khủng hoảng, buộc nguyên chủ tịch Fed Ben Bernanke bắt đầu chương trình nới lỏng định lượng mạnh mẽ.
Chúng ta không có cách nào để biết khi nào thị trường bước vào thị trường gấu – dù một đường cong lãi suất ngược có thể dự báo về khủng hoảng trước 1 hay 2 năm.
Liệu đợt bán tháo hiện tại cho thấy triển vọng lớn hơn cho khủng hoáng hay đơn thuần là điều chỉnh hậu giáng sinh trong thị trường bò tót tiếp diễn? Nhìn vào USD: nó gắn với việc thắt chặt, và nếu nó tiếp tục tăng như chúng tôi dự đoán, nó sẽ gây thêm ảnh hưởng lên nền kinh tế Mỹ.
Cân nhắc điều sau đây: GDP giảm không chỉ cho 2 mà cho 3 quý liên tiếp kể từ Q2 2017 – từ 3% xuống 2,8%, xuống 2,3%, xuống 2,2% - nhưng S&P 500 lại tăng thêm 18% trong cùng khoảng thời gian.
Điều này lý giải tại sao chúng ta lại giảm trong trung hạn, và, nói về sự trưởng thành của chu kỳ, xu hướng thiên về giảm trong dài hạn nhưn không đồng nghĩa với một sự sụp đổ.
Nói chung, tài sản trú ẩn tăng không nghi ngờ gì là vàng.
Trong bản tin ngoại hối, bảng Anh giảm trước một nỗ lực khác từ bà May để kiếm thêm ủng hộ cho đề xuất Brexit cũng như là âm mưu về việc gia hạn hạn chót.
Lira Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục một phần đợt bán tháo ngày thứ Sáu, theo sau 2 vụ điều tra riêng biệt bởi nhà luật pháp Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào JPMorgan Chase (NYSE:JPM) và một ngân hàng chưa xác định bởi dự trữ tiền tệ giảm.
Trong khi đó, giá dầu tiếp tục kéo dài đợt giảm trong ngày thứ 3, cùng với triển vọng nhu cầu thấp khi kinh tế suy thoái.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Chứng khoán
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hóa