- Thị trường Châu Âu và Hợp đồng tương lai Mỹ tăng cao hơn
- Thị trường Châu Á giảm xuống mức thấp trong năm, trước hạn cuối của việc thuế quan của Mỹ
- Chỉ số STOXX Europe 600 nhờ cổ phiếu ngành ô tô do khả năng đàm phán của Châu  về thương mại
- Châu Âu tăng trước khả năng ECB thắt chặt và số liệu sản xuất của Đức tăng
- Đồng bảng giảm trước khả năng xảy ra Brexit của Tổng thống May
- Quặng sắt của Singapore giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 do triển vọng thương mại xấu đi
- Giá dầu WTI giảm do dư thừa cán cân cung-cầu
- Fed công bố biên bản họp ngày 12-13/6, khi các nhà hoạch định chính sách của FOMC tăng chuẩn lãi suất thêm ¼ điểm phần trăm lần thứ 2 trong năm nay và tăng dự báo trung bình lên tổng số 4 lần tăng trong năm 2018
- Bảng lương của Mỹ được côgn bố trong ngày thứ 6.
- Cũng vào thứ 6, Mỹ dự kiến áp thuế đối với 34 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc. Bắc Kinh cho biết họ sẽ đánh thuế nhập khẩu đối với lượng hàng xuất khẩu Mỹ có giá trị tương tự, gồm các sản phẩm công nghiệp và ô tô.
- Chỉ số STOXX Europe 600 tăng 0,4% lên mức cao nhất trong gần 2 tuần.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0,4%, mức mạnh nhất trong tuần.
- Chỉ số MSCI All-Country World Index tăng 0,1%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,4% xuống mức thấp nhất trong tuần.
- Chỉ số USD giảm 0,12% xuống 94,40, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần, đã giảm bớt thiệt hại từ mức giảm giảm 0,25% trước đó.
- Đồng euro tăng 0,3% lên 1,1692 USD, mức mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Bảng Anh tăng 0,1% lên mức 1,3242, mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Yên Nhật giảm 0,2% xuống 110,66/USD.
- Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ tăng 0,2% lên 4,6592/USD, mức tăng mạnh nhất trong tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 2 điểm cơ bản lên 2,85%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 3 điểm cơ bản lên 0,33%, mức cao nhất trong hơn 1 tuần, mức mạnh nhất trong hơn 3 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh tăng 2 điểm cơ bản lên 1,277%, mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số hàng hoá Bloomberg giảm 0,3% xuống mức thấp nhất trong gần 21 tuần.
- Giá dầu WTI giảm 0,2% xuống 73,98 USD/thùng.
- Giá đồng LME giảm 0,1% xuống 6377 USD/mét tấn, mức thấp nhất trong 11 tháng.
- Giá vàng giảm ít hơn 0,05% xuống 1254,49/ounce.
Sự kiện chính
Hợp đồng tương lai Mỹ trên chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 hồi phục từ mức giảm hồi đầu phiên sau đà tăng trên thị trường Châu Âu đã giúp thoát khỏi bối cảnh giảm mạnh trên thị trường Châu Á – thị trường có nhiều cổ phiếu giảm xuống mức thấp trong năm. Sự tập trung của nhà đầu tư gia tăng xung quanh vấn đề mai là hạn cuối của các chính sách thuế quan, khi tổng thống Donald Trump chuẩn bị áp thuế lên 34 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Chỉ số Châu Âu STOXX 600 tăng vọt lên mức cao nhất tuần trong phiên hôm nay trong suốt nửa giờ giao dịch đầu tiên, được dẫn dắt nhờ các cổ phiếu ô tô. Thông tin cho biết các quan chức Châu Âu đang tìm kiếm thoả thuận giữa Mỹ và Châu Âu về xuất khẩu xê ô tô đã thúc đẩy ngành này tăng trong phiên hôm nay.
Đồng euro ban đầu giảm cùng với lợi suất trái phiếu Chính phủ Châu Âu khi nhà đầu tư định giá lại khả năng ECB có thể thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến. Đồng euro sau đó hồi phục nhờ số liệu lạc quan của Cục thống kê Liên bang Đức công bố, báo cáo số đơn đặt hàng công nghiệp tăng 2,6%, vượt dự báo 1,1%. Dữ liệu này đã dừng một loạt các chỉ số kinh tế yếu kém khác trong nền kinh tế mạnh nhất Châu Âu trong năm nay, khiến lãi suất trái phiếu Đức kỳ hạn 2 năm tăng lên mức cao nhất trong 2 tuần.
Tuy nhiên, IMF đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Đức trong năm 2018 từ 2,5% xuống 2,2%, do các rủi ro chiến tranh thương mại toàn cầu và Brexit, đều có thể đe doạ thị trường. Có thể quan điểm về bức tranh tổng thể đã dừng đà tăng của euro và khiến nhà đầu tư không còn quan tâm đến loại tiền tệ này.
Trong khi đó, bảng Anh tăng nhẹ sau khi nội các của Thủ tướng Anh Theresa May không ủng hộ dự thảo đề xuất thứ 3 của bà về những sắp xếp hải quan hậu Brexit với Châu Âu – trở ngại chính khiến khó đạt được thoả thuận Brexit khó đạt được kết quả. Việc thiếu các chi tiết trong thoả thuận làm tăng nguy cơ rằng Anh có thể mất nhiều hơn các thành viên của Châu Âu nếu Brexit xảy ra. Tuy vậy, Bảng Anh vẫn giảm so với euro.
Tình hình tài chính toàn cầu
Đầu phiên hôm nay, các chỉ số chính trong khu vực trên thị trường Châu Á ngoại trừ chỉ số S&P/ASX 200 của Úc đều giảm xuống mức thấp nhất trong năm. Các chỉ số kỹ thuật đã đưa ra tín hiệu giảm giá.
Chỉ số TOPIX của Nhật giảm 1 điểm phần trăm sau khi đường 100 DMA cắt dưới đường 200 DMA vào cuối tháng 6. Hiện nay, đường 50 DMA cũng đang giảm về phía đường 200 DMA. Mô hình chữ thập chết chóc (Death Cross) đã hình thành cho thấy chỉ số này sẽ còn giảm thêm. Nếu giá giảm dưới đáy ngày 26/3 ở mức 1645,16, chỉ số sẽ đảo chiều đi vào xu hướng giảm trong dài hạn.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đóng cửa gần đáy của phiên, giảm 0,72% với tổng thiệt hại trong 2 ngày là 1,8%. Chỉ số này đã giảm trong tuần thứ 6 trong tổng số 7 tuần gần đây, và diễn biến đường trung bình động đang cùng xu hướng với chỉ số TOPIX. Giá chạm ngưỡng thấp nhất kể từ tháng 2/2016 và hiện đang cách 3,4% so với mức đáy của tháng 1/2016. Mức tiếp theo cần theo dõi của chỉ số là khoảng 1850 hồi tháng 6/2013, khoảng 30% dưới mức hiện nay.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm bớt thiệt hại từ 1,6% xuống chỉ còn giảm 0,67% sau khi tăng 2,5% trên đường xu hướng tăng kể từ tháng 2/2016. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc đã giảm 0,4%, đạt mức thấp nhất kể từ đầu tháng 5/2017 sau khi dao động giữa mức tăng 0,4% và giảm gần 1%.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tiếp tục có diễn biến vượt trội và vượt qua xu hướng giảm chung của khu vực. Nó tăng hơn 0,5% trong phiên hôm nay và đóng cửa gần ngưỡng cao nhất của phiên, sau khi những người mua trong nhịp giảm đã tận dụng đà bán trong hôm qua ở cổ phiếu ngành tài chính khiến ngành này tăng cao hơn trong phiên. Về mặt kỹ thuật, diễn biến giá ở cả 2 ngày vừa gia đã chạm mức đỉnh và đáy của giai đoạn tích luỹ hình cờ, báo hiệu có thể có một phiên bứt phá tăng mạnh.
Diễn biến trái chiều trên thị trường toàn cầu ngày hôm nay giống trong phiên hôm nay, khi khối lượng giao dịch giảm 40% so với 30 DMA, do thị trường Mỹ đóng cửa trong ngày lễ Quốc Khánh.
Phiên trước của thị trường Mỹ là thứ 3 kết thúc trong sắc đỏ. Sự suy yếu của cổ pheiesu ngành công nghệ và tài chính gây áp lực lên các chỉ số chính và gạt bỏ những nỗ lực trước đó. Diễn biến đảo chiều này là phản ứng của thị trường về lệnh cấm tạm thời của toà án Trung Quốc về doanh số bán chip điện tử của công ty Micron Technology (NASDAQ:MU). Điều này khiến tâm lý thị trường trầm trọng hơn trước hạn cuối của các loại thuế quan vào thứ 6 tuần này (ngày mai).
Chỉ số Dow Jones, chỉ số gồm các công ty vốn hoá lớn mà nhạy cảm với các vấn đề chiến tranh thương mại đã giảm dưới ngưỡng 25400 kể từ 11/6. Một điều đáng lo ngại là vị trí của mô hình cờ đang ở dưới đường 200 DMA (màu đỏ). Lưu ý rằng mô hình cờ đang nằm trên đường xu hướng tăng kể từ tháng 4, cho thấy ý nghĩa quan trọng về kỹ thuật của ngưỡng giá này.
Hàng hoá cũng giảm mạnh trước diễn biến thương mại quốc tế. Hợp đồng tương lai quặng sắt của Singapore giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 sau khi cắt dưới đường xu hướng tăng kể từ tháng 6/2017.
Đối với các loại hàng hoá khác giá dầu WTI kéo dài đà giảm sau khi giảm dưới ngưỡng quan trọng 75 USD trong ngày thứ 3 vừa qua do nhà đầu tư quan ngại về khả năng thắt chặt nguồn cung dầu của Mỹ, chống lại cam kết từ Ả rập xê út nhằm mở rộng sản lượng.
Việc giá dầu giảm cũng đến từ những dòng chia sẻ của Tổng thống Trump nhắm vào các nhà sản xuất dầu OPEC trong việc tăng sản lượng. Trong cuộc bầu cử Mỹ trong trung hạn, điều quan trọng đối với Đảng Cộng hoà là giá dầu WTI vẫn phải ở dưới mức 75 USD/thùng. Các chuyên gia phân tích chỉ ra rằng việc thiếu cân bằng giữa nguồn cung hạn chế và nhu cầu toàn cầu gia tăng sẽ khiến giá dầu tăng trong tương lai.
Viện Dầu khí Mỹ (API) báo cáo hôm thứ 3 rằng trữ lượng dầu của Mỹ giảm 4,5 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 29/6 – nguyên nhân chính khiến giá dầu bật tăng lên gần mức cao nhất trong 3 năm vào cùng ngày. Cục quản lý thông tin năng lượng (EIA) dự kiến hàng tồn kho của Mỹ cũng giảm 5,2 triệu thùng trong tuần này, chính thức đánh dấu tuần giảm thứ 7 liên tiếp.
Về mặt kỹ thuật, giá dầu WTI đang giao dịch trong mô hình cờ tiếp tục trước một phiên bứt phá tăng. Lưu ý vị trí của của mô hình cờ đang ở đỉnh của kênh tăng kể từ đầu năm, cho thấy động lực hiện tại là một cuộc chiến tiềm năng giữa bên mua và bên bán.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá