-
Hợp đồng tương lai Hoa Kỳ dao động nhẹ giữa tăng và giảm
- Đợt tăng 3 ngày liên tiếp đã kết thúc trên thị trường Châu Âu
- Thị trường Châu Á kết phiên thấp hơn nhưng đã cho thấy sự hồi phục
- Cổ phiếu công nghệ Amazon, Facebook và Intel bị bán tháo
- Đồng AUD và NZD tăng mạnh
- Giá Bitcoin có quay trở lại?
- Chỉ số S&P 500 đóng cửa dưới đường xu hướng tăng kể từ đáy hồi tháng 2/2016
- Chỉ số benchmark đóng cửa dưới đường 200 dma lần đầu tiên kể từ sự kiện bầu cử Brexit hồi tháng 6/2016 và
- Chỉ số SPX cho thấy xu hướng giảm của mẫu hình cờ đuôi nheo, với 2%
- Fed đưa ra mức lãi suất cho vay qua đêm đảm bảo vào thứ 3
- Công ty dịch vụ phát nhạc trực tuyến Spotify (NYSE:SPOT) bắt đầu giao dịch hôm nay khi vừa thực hiện niêm yết IPO trực tiếp.
- Ngân hàng dự trữ Ấn Độ quyết định đưa ra chính sách vào thứ 5
- U.S. employment data for March is scheduled to be released Friday; unemployment probably fell after holding at 4.1 percent for five straight months.
- Dữ liệu việc làm Mỹ tháng 3 dự kiến sẽ công bố vào thứ 6, tỷ lệ thất nghiệp dự báo giảm sau khi đứng im ở mức 4,1% sau 5 tháng liên tiếp
- Chỉ số Stoxx Europe 600 giảm nhẹ 0,5%, lần giảm đầu tiên sau hơn 1 tuần giao dịch
- Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0,5%
- Chỉ số MSCI All-Country World Equity Index giảm 0,1% xuống mức thấp nhất trong 19 tuần
- Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,6%, đạt mức thấp nhất trong tuần, lần giảm đầu tiên sau hơn 1 tuần giao dịch
- Chỉ số DAX của Đức giảm 0,7%, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần
- Chỉ số MSCI các thị trường mới nổi tăng 0,1%
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng nhẹ ít hơn 0,05%
- Chỉ số Đô la giảm 0,15% xuống mức thấp nhất sau khi đã giảm 0,25% trong tuần trước đó
- Đồng euro tăng 0,2% lên $1,2328
- Bảng Anh tăng 0,2% lên $1,4072
- Đồng yen giảm 0,1% xuống 105,96/USD
- Lãi suất tín phiếu 10 năm tăng 1 điểm cơ bản lên 2,74%, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 1 điểm cơ bản lên 0,5%, mức tăng mạnh nhất đầu tiên sau gần 2 tuần.
- Lãi suất kỳ hạn 10 năm của Anh giảm 1 điểm cơ bản xuống 1,35%, đạt mức thấp nhất trong 10 tuần sau 7 phiên giảm liên tục.
- Giá dầu thô WTI tăng 0,3% lên $63,22/thùng.
- Giá Đồng tăng 0,2% lên $3,06/pound (1 pound = 0,45kg), đạt mức cao nhất trong gần 2 tuần và là phiên tăng thứ 5 liên tiếp.
- Vàng giảm 0,1% xuống $1.340,47/ounce.
Sự kiện chính
Đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ hôm quá trên phố Wall là tiếng chuông báo động sáng nay trên khắp các thị trường Châu Á. Với 3 tín hiệu kỹ thuật chính được xác định (chi tiết ở dưới), khả năng sẽ có một đợt điều chỉnh mạnh hơn.
Chỉ số Stoxx Europe 600 đã guay đầu, kết thúc đợt tăng 3 ngày liên tiếp, không tăng điểm trước cú hồi phục của trường châu Á, xoá đi hầu hết những thiệt hại trước đó. Đồng thời, các tài sản trú ẩn như đồngyen, vàng hay tín phiếu giảm nhẹ.
Hợp đồng tương lai S&P 500 đang dao động giữa tăng và giảm, cho thấy tâm lý bất ổn của nhà đầu tư trong thời điểm hiện nay.
Tình hình tài chính toàn cầu
Các chỉ số chính trên thị trường Châu Á, bao gồm chỉ số TOPIX Nhật Bản, chỉ số KOSPI Hàn Quốc và chỉ số S&P/ASX 200 Úc đang lấy lại lại gần hết những mất mát trước đó nhưng vẫn đóng cửa thấp hơn phiên trước. Cổ phiếu Trung Quốc cũng đảo chiều xu hướng. Chỉ số Shanghai Composite vẫn giữ nguyên mức lỗ trong khi chỉ số Hang Seng Hồng Kông đã hồi phục trong 1 đà tăng điểm.
Những tín hiệu trái chiều này - bao gồm tổn thất ở thị trường Châu Á, thất bại của thị trường Châu Âu nhằm thiết lập động lực tăng trong phiên giao dịch muộn của Châu Á cũng như chuyển động chưa rõ ràng của Hợp đồng tương lai Hoa Kỳ - cho thấy thị trường đang thiếu yếu tố dẫn dắt giữa thời khắc quan trọng. Điều này có thể sẽ xác định xu hướng chính tiếp theo.
Trong phiên bán tháo của thị trường Mỹ hôm qua, chỉ số Dow giảm 1,9%, chỉ số S&P 500 giảm 2,23% những công ty công nghệ vốn hoá lớn NASDAQ Composite giảm mạnh nhất 2,74%, đưa ra 3 tín hiệu kỹ thuật sau:
Giá đóng cửa của chỉ số S&P 500 hôm qua đã được kiểm nghiệm, tuy nhiên cuối cùng lại đóng cửa trên mức đóng cửa ngày 8/2 một chút. Diễn biến trong phiên, đáy ngày 9/2 được duy trì là ngưỡng hỗ trợ. Một mức đáy thấp hơn sẽ tạo ra xu hướng giảm. Đà giảm này cho thấy giá sẽ xuyên thủng ngưỡng phòng ngự cuối cùng này.
Trong khi triển vọng thị trường vẫn còn khá u tối, tại sao thị trường Châu Á lại hồi phục, làm giảm bớt những tổn thất trước đó? Chúng tôi cho rằng đó là do những nhà đầu tư mua khi giá giảm, lạc quan về những yếu tố cơ bản đồng bộ cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu kể từ cuộc Đại Suy thoái. Những người mua này không quan tâm đến những “cơn nhiễu sóng” từ thị trường hay diễn biến ngắn hạn của hoạt động đầu cơ và tâm lý đám đông.
Đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ có thể do một số yếu tố sau, có lẽ liên quan nhiều hơn đến những nhà đầu tư Mỹ:
1. Amazon
Tổng thống Donald Trump tiếp tục tấn công vào Amazon (NASDAQ:AMZN) do đang lợi dụng Dịch vụ vận chuyển nội địa Hoa Kỳ. Sự việc trở nên nghiêm trọng hơn do những cáo buộc trước đó rằng ông trùm bán lẻ đã trả thuế thấp hơn so với mức họ nên nộp. Sự giận dữ từ phía Tổng thống Hoa Kỳ đang thực sự gây ra những thiệt hại nhất định đối với Amazon.
2. Facebook
Việc rò rỉ dữ liệu của Facebook (NASDAQ:FB) đang dấy lên làn sóng cho rằng công ty này đã tự ý sử dụng thông tin cá nhân người dùng vì lòng tham và nhằm thao túng chính trị. Kể cả khi Facebook phân trần về các nỗ lực của họ trong việc bảo vệ thông tin người dung thì họ cũng đã vi phạm quy định của Chính phủ. Điều này khiến những nền tảng công nghệ khác cũng sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn về việc họ có đang kiếm tiền dựa trên hoạt động khai thác quyền riêng tư của người dùng hay không.
3. Intel
Cổ phần của nhà sản xuất chip số 1 thế giới Intel (NASDAQ:INTC) đã giảm mạnh khi trên báo cáo của Bloomberg đăng tin Apple (NASDAQ:AAPL) sẽ thay thế bộ vi xử lý Intel trên máy tính Mac bằng chip Apple tự sản xuất.
Những thông tin trên có ảnh hưởng đến toàn ngành khi mà những nhà đầu tư đã sẵn sàng chốt lời sau khi cổ phiếu công nghệ đã đưa thị trường chứng khoán Hoa Kỳ tăng mạnh trong năm ngoái. Chỉ số Dow tăng mạnh 70 điểm trong năm 2017, mức cao nhất trong năm và phá cả mốc kỷ lục năm 1995.
Cuối cùng, hầu hết những người mua khi giá giảm đều cho rằng tốc độ tăng trưởng của công ty sẽ quyết định đến giá cổ phiếu chứ không phải những sự kiện địa chính trị, bê bối hay cơn giận của tổng thống. Cuộc tranh luận giữa yếu tố cơ bản và yếu tố kỹ thuật sẽ có kết quả trong đợt lợi nhuận sắp tới. Nhà đầu tư sẽ có cơ hội thấy những con số và nhận ra doanh thu cùng lợi nhuận tốt liệu có đủ để chống lại một đợt điều chỉnh thị trường ngày càng rõ ràng.
Rạng sáng nay tại cuộc họp định kỳ hàng tháng, Ngân hàng dự trữ Úc đã quyết định không thay đổi lãi suất
Đô la {{Úc|}} và Đồng New Zealand có mức tăng mạnh nhất trong số các loại tiền tệ trong G10 so với USD. Điều này đáng chú ý khi cân nhắc độ nhạy cảm của cả hai loại tiền này đối với nền kinh tế Trung Quốc, cho thấy niềm tin rằng cuộc chiến tranh thương mại có thể vẫn chưa được ngăn chặn.
Giá dầu mỏ đứng yên sau đợt giảm mạnh trong gần 2 tháng.
Giá Bitcoin phục hồi ngày thứ 2, lên ngưỡng $7.400 mặc dù đã xuất hiện dấu X tử thần, khi mà đường 50 dma (màu xanh) cắt bên dưới đường 200 dma. Một vài nhân tố mới đã khiến nhà đầu tư lạc quan đối với tài sản này.
Sự sụt giảm trước đó của nó cho thấy đã xuất hiện một lực mua khi giá giảm sâu. Thêm nữa, lệnh cấm các quảng cáo tiền kỹ thuật số gần đây của Google (NASDAQ:GOOGL), Facebook và Twitter(NYSE:TWTR) có thể đưa ra khung pháp lý cho loại tài sản này. Tương tự, có báo cáo cho rằng các ngân hang sẽ tham gia thị trường tiền ảo, cung cấp thêm thanh khoản cho Bitcoin, khiến Bitcoin tăng giá cùng với những đồng tiền ảo khác.
Về mặt kỹ thuật, BTC vẫn trong xu hướng giảm, làm cho diễn biến tăng trong sáng nay chỉ đơn thuần là một sự điều chỉnh tăng.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá