-
Đà bán tháo lãi suất trái phiếu tăng cùng đà tăng trên TTCK suy giảm tạo tín hiệu giảm giá
-
Morgan Stanley cảnh báo về việc chuyển sang những ngành có giá trị, chuẩn bị đón giai đoạn điều chỉnh sắp tới
-
Nhà đầu tư Mỹ quay sang các tài sản trên thị trường chứng khoán Châu Á
-
Lãi suất trái phiếu Mỹ tăng ủng hộ USD như là một loại tiền tệ an toàn
-
Lãi suất trái phiếu Mỹ đấu thầu 230 tỷ USD trong tuần này.
-
Tổng thống Mỹ Donald Trump giảm đà tăng trong tuần này trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 6/11.
-
Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ công bố ngày thứ 5 dự kiến tăng trong tháng 9, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
JPMorgan Chase (NYSE:JPM), Citigroup (NYSE:C) and Wells Fargo (NYSE:WFC) công bố báo cáo kết quả kinh doanh thứ 6 tuần này.
-
Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 giảm 0,1%.
-
Chỉ số Stoxx Europe 600 giảm 0,2%.
-
Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,1% xuống mức thấp nhất trong khoảng 6 tháng.
-
Chỉ số DAX của Đức giảm 0,3% xuống mức thấp nhất trong hơn 6 tháng.
-
The MSCI Asia Pacific Index climbed 0.1 percent, the first advance in more than a week.
-
Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng ít hơn 0,05%, phiên tăng đầu tiên trong tuần.
-
Chỉ số USD tăng 0,1% lên 95,71.
-
Đồng euro không thay đổi ở mức $1,1491, mức mạnh nhất trong tuần.
-
Bảng Anh tăng 0,1% lên $1,3162, mức mạnh nhất trong 2 tuần.
-
Yên Nhật giảm 0,1% xuống 113,12/USD, phiên giảm đầu tiên trong tuần.
-
Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 1 điểm cơ bản lên 3,21%.
-
Lãi suất trái phiếu 10-year của Đức giảm 1 điểm cơ bản xuống 0,54%.
-
Lãi suất trái phiếu 10-year của Anh tăng ít hơn 1 điểm cơ bản lên 1,719%.
-
Chênh lệch lãi suất kỳ hạn 10 năm của Ý và Đức tăng 10 điểm cơ bản lên 3,026%.
-
Giá dầu WTI giảm 0,3% xuống $74,72/thùng.
-
Giá vàng giảm 0,1% xuống $1188,57/ounce.
Sự kiện chính
Trong khi lãi suất trái phiếu Mỹ quay trở lại đà tăng trong phiên sáng nay, đạt mức cao mới trong 7 năm, thị trường Châu Âu STOXX 600 và hợp đồng tương lai S&P 500, Dow và NASDAQ 100 đều giảm, mặc dù thị trường Châu Á hồi phục vào đầu phiên hôm nay.
Lãi suất trái phiếu 10 năm Mỹ đảo chiều phiên giảm điểm ngày hôm qua và cho thấy dấu hiệu sẽ tiếp tục tăng khi mà nhà đầu tư đang bán tháo trái phiếu chính phủ. Cần chú ý rằng phiên bán ngày hôm qua trùng hợp với cổ phiếu Châu Âu tăng cũng như là chứng khoán Mỹ phục hồi từ đáy; trong khi phiên tăng điểm ngày hôm nay lại đi kèm với suy yếu trong chứng khoán Châu Âu và hợp đồng tương lai Mỹ. Về cơ bản, khi mà nhà đầu tư thoát vốn khỏi trái phiếu, họ sẽ có xu hướng mua vào các tài sản rủi ro. Thường sẽ là một mô hình tăng giá. Ngược lại, việc bán tháo trái phiếu hiện tại lại đang có dấu hiệu giảm giá.
Chuyên gia phân tích từ Morgan Stanley) cảnh báo thị trường cổ phiếu đã đang đạt “điểm”. Lãi suất trái phiếu tăng có thể dẫn đến chuyển dịch trong ngành, từ các cổ phiếu tăng trưởng sang các loại tài sản giá trị như là năng lượng, tiện ích và tài chính hơn so với công nghệ hay hàng tiêu dùng phi thiết yếu. Ngân hàng đầu tư Mỹ dự kiến điều chỉnh thị trường sẽ diễn ra vào đầu năm 2019, sớm hơn nhiều so với những tín hiệu từ thị trường hiện tại.
Nikkei 225 của Nhật Bản và TOPIX hồi phục sau 4 ngày. Shanghai Composite của Trung Quốc và Hang Seng của Hồng Kông đóng phiên ở mức tăng 0,18% và 0,08% tương ứng.
Tài chính toàn cầu
Trong phiên giao dịch hôm qua, hầu hết cổ phiếu tại Mỹ đều giảm cho dù cổ phiếu công nghệ có tăng sau đợt bán tháo 3 ngày.
S&P 500 giảm 0,14% do lo ngại về giá xuất khẩu tăng. Cổ phiếu nguyên vật liệu giảm 3,32%, tương tự, cổ phiếu công nghiệp cũng giảm 1,54%. Cổ phiếu năng lượng tăng 0,89% theo giá dầu tăng.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số dường như đã hình thành mô hình đỉnh đầu vai sau khi MACD và RSI giảm xuống. Ngoài ra, chỉ báo RSI cho thấy phân kỳ âm sau khi cắt bên dưới đáy tháng 8 trong khi giá ở trên.
Trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 0,21%. NASDAQ Composite tăng 0,03% trong khi Russell 2000 lại giảm 0,47%. Về mặt kỹ thuật, tất cả các chỉ số của Mỹ đều đang cho thấy dấu hiệu bán ra dựa vào MACD và RSI.
Chỉ số vốn hoá nhỏ Russell 2000 đã hình thành một đáy thấp hơn đáy trước nhưng vẫn trong xu hướng tăng. Một đỉnh thấp hơn đỉnh cũ ngày 30/8 ở mức 1742,09 sẽ hình thành xu hướng giảm.
USD hồi phục từ phiên giảm trước sau khi Tổng thống Donald Trump cho biết Fed đang thắt chặt chính sách quá nhanh. Về mặt kỹ thuật, chỉ số DXY có thể hình thành mô hình cờ tăng sau khi tăng gần 2,5% vào cuối tháng 9, đầu tháng 10.
Ngoài ra, đồng bạc xanh cũng tăng so với yen, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài cho rằng trái phiếu chính phủ niêm yết bằng USD an toàn hơn và mang lại lợi nhuận tốt hơn JPY. Điều này giúp USD chiếm ưu thế hơn so với JPY như một loại tài sản an toàn. Về mặt kỹ thuật, cặp USD/JPY đã tìm được đường hỗ trợ ở đỉnh hồi tháng 7.
Trên thị trường ngoại hối Châu Âu, đồng euro không thể giữ đà tăng, đồng Bảng tăng trước cuộc đàm phán Brexit. Đồng Bảng cũng đang trong sắc xanh sau khi tờ báo Times báo cáo 30 đến 40 thành viên Quốc hội đảng Lao động ủng hộ một đề nghị nhẹ nhàng hơn việc không có thoả thuận Brexit nào. Các quan chức hai bên đang họp tại thành phố Brussels hôm nay để thảo luận một phương án tạm thời cho Anh trước hải quan Châu Âu.
Trong khi đó, nhân dân tệ tăng nhẹ so với USD ngày thứ 2, giảm bớt tranh cãi xung quanh chính sách phá giá đồng Tệ của Trung Quốc.
Giá dầu WTI giảm về dưới ngưỡng $75/thùng sau khi tiến gần về ngưỡng tâm lý khi cơn bão biển Michael kìm hãm khả năng sản xuất dầu và IEA đưa ra cảnh báo tới thị trường toàn cầu.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá