- Châu Âu, hợp đồng tương lai Mỹ hồi phục khi đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ tăng vọt 7,5%
- USD hồi phục về ngưỡng cao nhất trong 14 tháng, sau đó hạ nhiệt
- Giá Bitcoin giảm, dao động quanh ngưỡng 6000 USD
- Thông tin kết quả kinh doanh trong tuần bao gồm:
- Home Depot (NYSE:HD), công bố báo cáo trước khi thị trưởng mở cửa, EPS dự kiến $2,84 so với cùng kỳ năm ngoái là $2,25.
- Cisco (NASDAQ:CSCO), công bố báo cáo ngày thứ 4 sau khi thị trường đóng cửa, EPS dự kiến $0,63 so với cùng kỳ năm ngoái là $0,55.
- Walmart (NYSE:WMT), công bố báo cáo ngày thứ 5 trước khi thị trường mở cửa, EPS dự kiến $1.21 EPS so với cùng kỳ năm ngoái là $1,08.
- Các cuộc đàm thoại Brexit giữa Châu Âu và Anh quay trở lại tại Brussels ngày thứ 5.
- Doanh số bán lẻ tại thị trường Mỹ công bố vào thứ 4, cùng dữ liệu nhà ở công bố ngày thứ 5.
Sự kiện chính
Thị trường Châu Âu và hợp đồng tương lai Mỹ chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 tăng trong phiên hôm nay, bỏ qua đà bán tháo trên diện rộng ở thị trường Châu Á. Sự đảo chiều tích cực rõ ràng này cho thấy bên bán hiện đang do dự trong khi bên mua vẫn đang mua khi giảm.
Chỉ số STOXX 600 kết thúc đà bán trong 2 ngày và được cổ phiếu ngân hàng hỗ trợ do những cổ phiếu này được hưởng lợi khi nhà đầu tư mua khi giá giảm trong phiên bán ngày hôm qua trước sự kiện của Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự tự tin mới của nhà đầu tư dõi theo mức tăng vọt 7,5% trong phiên của đồng lira. Tuy nhiên, đồng lira vẫn đang thấp hơn 30% so với mức giá 2 tuần trước.
Trong phiên mở cửa toàn cầu, chỉ số TOPIX của Nhật diễn biến vượt trội so với các chỉ số trong khu vực, tăng 1,65% nhờ đồng yen suy yếu. Bất kỳ sự giúp đỡ nào của nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật Bản trong cuộc chiến thương mại chắc chắn sẽ hỗ trợ công ty của họ, dù là về các yếu tố cơ bản hay tâm lý đầu tư.
Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc thất vọng ở 3 dữ liệu: doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp và đầu tư tài sản cố định đều thấp hơn so với dự báo trong tháng 7, nhấn mạnh nhu cầu về gói kích thích kinh tế ngay trong bối cảnh rủi ro thương mại gia tăng.
Điều này có tác động tiêu cực kép lên thị trường tài chính. Đầu tiên, một sự suy thoái trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể kiềm chế tăng trưởng toàn cầu. Thứ hai, có nguy cơ rằng bất kỳ sự thất bại nào của Trung Quốc có thể khuyến khích Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường chiến lược thuế quan của họ, làm tăng rủi ro thương mại toàn cầu.
Thji trường Trung Quốc vẫn có diễn biến tốt khi chỉ số Shanghai Composite hạn chế thiệt hại xuống chỉ còn 0,18%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,66%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,47%. Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng 0,76%, tiếp tục có diễn biến tích cực.
Tình hình tài chính toàn cầu
Trên thị trường Mỹ, chỉ số S&P 500 giảm 0,4% với ngành nguyên vật liệu giảm khoảng 1 điểm phần trăm, tổng thiệt hại trong 2 phiên là 2,43%, dấu hiệu cho thấy ngành nhạy cảm nhất với các thuế quan thương mại vẫn đang dẫn đầu đà tăng.
Về mặt kỹ thuật, trong khi chỉ số Material SPDR XLB giảm xuống dưới kênh tăng kể từ tháng 7, nó đóng cửa trên mức hỗ trợ của một cây nến hammer tăng ngày 2/8: sự hồi phục này cho thấy nhu cầu vẫn còn đó.
Cổ phiếu ngành năng lượng có diễn biến kém hiệu quả, giảm 1,3% sau khi giá dầu WTI giảm 2%. Tuy nhiên, giá hàng hoá sau đó giảm thiệt hại xuống chỉ còn giảm 0,36%, hình thành một cây nến hammer chắc chắn. Chúng tôi thấy giá dầu tăng 0,82% vào lúc 10.06 GMT hôm nay, xác nhận cây nến hammer tăng ngày hôm qua.
Ngành có diễn biến tồi tệ nhất là tài chính, giảm 0,95% trong bối cảnh quan ngại về vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà đầu tư lo sợ cuộc khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến các ngân hàng Mỹ: trong khi họ chưa có bất kỳ tiếp xúc trực tiếp nào đối với Thổ Nhĩ Kỳ, mà chỉ có tác động gián tiếp qua Châu Âu. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng đà bán tháo hoàn toàn dựa trên tâm lý thị trường.
Trong khi đó, Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 0,5% và chỉ số NASDAQ Composite giảm 0,25%.
Chỉ số Russell 2000 có diễn biến kém hiệu quả, giảm 0,68%. Trong khi sự yếu kém trong ngành nguyên vật liệu và Dow Jones cho thấy các yếu tố thương mại vẫn đang là mối quan tâm của nhà đầu tư, diễn biến kém hiệu quả của các cổ phiếu vốn hoá nhỏ khá đáng ngạc nhiên.
Hơn nữa, các công ty trong nước không trực tiếp tiếp xúc với các thị trường mới nổi, đang bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ. Dự đoán của chúng tôi là nhà đầu tư nhỏ lẻ, những người theo dõi nhu cầu cổ phiếu vốn hoá nhỏ đã từ bỏ ngày hôm qua và thoát khỏi thị trường.
Tâm lý từ bỏ rủi ro khiến USD bị bán tháo trong phiên hôm qua, trái ngược với diễn biến tích cực của USD như một nơi trú ẩn an toàn và là một tài sản tăng trưởng. Tuy nhiên, điều kiện thị trường ổn định hơn của ngày hôm nay cho phép nó tăng trở lại mức cao trong 14 tháng khi lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ cắt trên ngưỡng 2,9%.
Sự phục hồi này đã xác nhận tình trạng của đồng bạc xanh do sự tăng trưởng của đồng tiền này, cũng như tính toàn vẹn của kênh tăng đã được nhìn thấy trở lại dưới ngưỡng trung lập lúc 10.37 am GMT.
Giá Bitcoin giảm dưới ngưỡng 6000 USD xuống đáy của tam giác giảm kể từ tháng 2, chỉ 2% trên ngưỡng đáy ngày 24/6 là 5762,9 USD – mức thấp nhất kể từ đỉnh tháng 12 gần ngưỡng 20.000 USD.