- Thị trường Châu Âu nỗ lực hồi phục sau phiên báo tháo hôm qua
- Hợp đồng tương lai Mỹ dao động
- Thị trường Châu Á giảm bớt thiệt hại
- Chỉ số Shanghai Composite chính thức đi vào diễn biến tiêu cực
- Các chỉ số chính của Mỹ vẫn nằm trong đường xu hướng tăng mặc dù chỉ số Dow giảm xuống dưới đường 200 DMA và chỉ số S&P 500 giảm 1,5%
- Chỉ số NASDAQ 100 giảm 2,2% do triển vọng đầu tư ngành công nghệ ở Mỹ trở nên u ám
- Giá dầu tăng lên
- USD mạnh hơn so với hầu hết các loại tiền tệ chính khác ngoại từ CAD, gây áp lực lên giá vàng
- Thủ tướng Đức Angela Merkel tổ chức các cuộc đàm phán riêng với các nhà lãnh đạo của các bên khác trong Chính phủ liên minh của bà về chính sách tị nạn và cải cách khu vực đồng Euro tại Berlin ngày thứ 3.
- Quyết định chính sách tiền tệ của Niu di lân và Indonesia được đưa ra vào thứ 5.
- Chi tiêu cá nhân của Mỹ có thể tăng nhẹ trong tháng 5, tháng thứ 3, theo các nhà kinh tế dự báo trước số liệu của ngày thứ 6.
- Chỉ số PMI sản xuất và phi sản xuất của Trung Quốc được công bố vào thứ 7. Nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao các dấu hiệu về khả năng Trung Quốc có chiến đấu lại một cuộc chiến thương mại với nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như dấu hiệu về tăng trưởng toàn cầu nói chung.
- Chỉ số STOXX Europe 600 tăng 0,2% tính đến 8:01 a.m giờ Luân Đôn
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0,2%
- Chỉ số MSCI All-Country World Index tăng 0,1%.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm ít hơn 0,05% xuống ngưỡng thấp nhất trong 8 tháng.
- Chỉ số FTSE 100 Index của Anh tăng 0,2%.
- Chỉ số USD tăng 0,13%, mức tăng đầu tiên trong tuần, và đang giao dịch ở ngưỡng cao của phiên.
- Đồng euro giảm 0,1% xuống $1,1692.
- Đồng Bảng giảm 0,1% xuống $1,3268, mức giảm mạnh nhất trong tuần.
- Đôla Niu di lân giảm 0,4%, mức giảm mạnh nhất trong tuần.
- Đồng won Hàn Quốc tăng 0,2% lên 1114,80/USD, mức tăng mạnh nhất trong gần 3 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 1 điểm cơ bản lên 2,89%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 2 điểm cơ bản lên 0,34%, mức tăng mạnh nhất trong hơn 2 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh tăng 2 điểm cơ bản lên 1,294.
Sự kiện chính
Thị trường toàn cầu dường như đang hồi phục trong phiên hôm nay với cổ phiếu Châu Âu đang trở lại ngưỡng tích cực và Châu Á đang giảm dần thiệt hại sau quan ngại gia tăng về việc đầu tư và thương mại quốc tế gây ra đà bán tháo trong hôm qua.
Tuy nhiên, hợp đồng tương lai Mỹ chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 có diễn biến trái chiều tại thời điểm viết, báo hiệu đà hồi phục này có thể chỉ để kiểm nghiệm lại phiên sắp tới ở Mỹ.
Lãi suất trái phiếu Mỹ cũng hồi phục sau 3 phiên giảm, trong khi giá dầu tăng cao sau khi Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry kêu gọi một số biện pháp tích cực hơn nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt cung dầu toàn cầu.
Chỉ số STOXX 600 mở cửa tăng 0,15% và kéo dài đà tăng lên 0,2%, dẫn dắt bởi cổ phiếu ngành khai khoáng và ngân hàng. Tuy nhiên, giá hiện đang ổn định.
Đầu sáng nay, trong phiên Châu Á, chỉ số TOPIX của Nhật đã biến mức lỗ 0,9% thành mức tăng 0,15%, chỉ sau khi xác nhận bằng một mức thấp kéo dài với xu hướng giảm từ mức cao trong tháng 5.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng trở lại ấn tượng, cắt giảm 1,9% thiệt hại xuống chỉ còn giảm 0,5%. Tuy nhiên, phiên giảm đầu tiên – do quan ngại về khả năng chịu đựng của nước này trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ - kéo dài đà giảm từ mức cao trong tháng 1, đẩy chỉ số xuống mức giảm 20%: ngưỡng chính thức bước vào diễn biến tiêu cực.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng hồi phục lớn, cắt giảm 1,6% thiệt hại xuống chỉ còn giảm nhẹ 0,1%. Mức thấp ngày hôm nay khiến tổng mức giảm từ ngưỡng cao tháng 1 xuống chỉ còn dưới 15%.
Tương tự, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc đã giảm 0,75% xuống mức thấp hơn 0,05%.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc đã giảm thiệt hại 0,8% xuống chỉ còn 0,2%. Diễn biến suy yếu của chỉ số đóng cửa trong sắc đỏ phiên thứ 3 liên tiếp, cho thấy nhà đầu tư cuối cùng đã đầu hàng trước áp lực toàn cầu sau khi họ đã bất chấp xu hướng giảm của khu vực kể từ giữa tháng.
Tình hình tài chính toàn cầu
Dao động giá mạnh trên thị trường toàn cầu hôm nay khiến thị trường Mỹ bán tháo. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa dưới đường trung bình động 200 ngày và chỉ số S&P 500 giảm 1,4% trong phiên hôm qua – mặc dù chỉ số S&P 500 đã hồi phục từ mức giảm hơn 2%.
Tuy nhiên đà bán thậm chí còn rõ rệt hơn đối với các cổ phiếu công nghệ, chỉ số NASDAQ 100 giảm 2,2% do khả năng hạn chế thương mại đối với các khoản đầu tư nước ngoài vào ngành công nghệ Mỹ. Động thái có thể sẽ giảm nhu cầu đối với cổ phiếu công nghệ.
Tâm lý u ám của nhà đầu tư tiếp tục lan rộng trên thị trường do quan ngại ngày càng gia tăng rằng cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và các đối tác giao thương trên toàn cầu của họ sẽ cản trở tăng trưởng toàn cầu đồng bộ lần đầu tiên. Pêter Navarro, cố vấn thương mại cho Tổng thống Mỹ Donald Trump cố gắng trấn an nhà đầu tư hôm qua cho thấy việc đầu tư nước ngoài sẽ ít bị ảnh hưởng hơn những gì thị trường đang nghĩ.
Tuy nhiên, mặc dù chính sách dự kiến sẽ dịu đi, Navarro tiếp tục cho biết, nền kinh tế Mỹ vẫn “tích cực” và tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ đạt 4%. Nhà đầu tư dường như vẫn đang định hình những động thái đe doạ bằng lời nói của Trump sẽ dần trở thành các chính sách thương mại hữu hình.
Mặc dù xảy ra một số đợt bán tháo gần đây, chứng khoán Mỹ vẫn đang trong xu hướng tăng. Ngay cả Dow Jones, chỉ số gồm những công ty vốn hoá lớn, đa quốc gia và tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, mặc dù chịu áp lực bán rộng khắp khi xảy ra chiến tranh thương mại, vẫn đang nằm trên đường xu hướng tăng và 3,75% trên ngưỡng thấp của tháng 4, nhấn mạnh nhu cầu vẫn đang ở mức tốt.
Trong một tin tức khác, giá dầu WTI đã trở lại trên đường 50 DMA và giá dầu Brent dao động quanh ngưỡng $75 trước nhận xét của Perry. Về mặt kỹ thuật, giá dầu WTI và Brent đang lần lượt tích luỹ trong phiên thứ 3 và thứ 6 do nhà đầu tư vẫn cân nhắc về triển vọng đối với giá dầu.
USD đang mạnh lên so với các loại tiền tệ chính khác, mặc dù nó khá ổn định so với đồng loonie. Đồng euro có thể diễn biến theo mô hình tam giác giảm. Lưu ý rằng đáy của nó đang ở bên phải của ngưỡng 1,15 tâm lý, thể hiện sự giằng co giữa bên mua và bên bán ở ngưỡng này.
Giá vàng giảm xuống dưới ngưỡng $1260, đạt mức thấp nhất kể từ ngày 15/12/2017 khi đường 50 DMA (màu xanh da trời) cắt dưới đường 200 DMA (màu đỏ), hình thành một chữ thập chết chóc (Death Cross).
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá