- Chiến tranh thương mại nóng lên, Trung Quốc trả đũa Mỹ áp thuế lên các mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao của Trung Quốc
- Hợp đồng tương lai Mỹ giảm cùng với thị trường Châu Âu
- Thị trường Châu Á giảm trước thông báo của Trung Quốc
- Giá dầu giảm trước tình hình triển vọng tăng trưởng chậm hơn khiến chiến tranh thương mại leo thang
- Đôla Úc giảm sau khi có thông tin về bất hoà với hai đối tác thương mại lớn nhất
- Dữ liệu lao động Mỹ công bố vào thứ 6, tỷ lệ thất nghiệp dự báo giảm trong tháng 3 sau khi giữ nguyên ở mức 4,1% trong 5 tháng liên tiếp.
- Quyết định về lãi suất của Ngân hàng dự trữ Ấn Độ công bố vào thứ 5.
- Dữ liệu lạm phát khu vực Châu Âu công bố ngày thứ 4, với tỷ lệ dự báo ở mức 1,4% trong tháng 3, tăng 1,2% từ tháng trước.
- Chỉ số STOXX Europe 600 giảm 0,72%, giảm thêm 0,1% trước tin tức Trung Quốc. Đây là mức thấp nhất trong hơn 1 tuần giao dịch.
- Chỉ số hợp đồng tương lai S&P 500 Index giảm 1,47%.
- Chỉ số MSCI All-Country World Index giảm 0,1%.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm ít hơn 0,05% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số DAX của Đức giảm 0,2% xuống mức thấp nhất trong 1 tuần.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,9% xuống mức thấp trong hơn 7 tuần, mức giảm mạnh nhất trong tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,4% xuống mức thấp nhất trong hơn 7 tuần, mức giảm mạnh nhất trong tuần.
- Chỉ số Đôla giảm 0,1%.
- Đồng euro tăng 0,16% lên $1,2273.
- Bảng Anh tăng 0,1% lên $1,4065, mức cao nhất trong tuần.
- Yên Nhật tăng 0,27% lên 106,15/USD.
- Lãi suất tín phiếu 10 năm giảm hơn 1 điểm cơ bản xuống 2,76%.
- Lãi suất kỳ hạn 10 năm của Đức tăng hơn 1 điểm cơ bản lên 0,5%, mức cao nhất trong tuần.
- Lãi suất kỳ hạn 10 năm của Anh giảm hơn 1 điểm cơ bản xuống 1,359%.
- Giá dầu mỏ WTI giảm 0,5% xuống $63,33/thùng.
- Giá đồng giảm 0,5% xuống $3,05/pound, lần giảm đầu tiên trong tuần.
- Giá vàng tăng 0,63% lên $1.341,57/ounce.
Sự kiện chính
Liệu sự phục hồi giúp giảm gần nửa mức thua lỗ ngày thứ 2 trên thị trường Mỹ hôm qua đã dự báo mức đáy? Liệu chúng ta có thể kỳ vọng thị trường quay trở lại ngưỡng kỷ lục hồi cuối tháng 1 – hơn khoảng 10% so với mức hiện nay. Hay đây chỉ là nỗ lực cuối cùng trước khi đà tăng biến mất?
Sớm hôm nay Trung Quốc đã công bố một loạt thuế thương mại mới nhằm trả đũa hàng hoá Mỹ bao gồm xe ô tô, máy bay, hoá chất, thuốc lá và đậu nành. Điều này cũng là một yếu tố khiến thị trường Mỹ giảm điểm.
Kết quả là Hợp đồng tương lai S&P 500 đang giảm. Vào thời điểm viết bài, chỉ số này đã giảm 2%. Hợp đồng tương lai NASDAQ 100 giảm xuống 2,35%. Trong phiên họp gần đây về cuộc chiến thương mại đang leo thang, Trung Quốc sẽ áp thuế 25% đối với 106 hàng hoá từ Mỹ, theo báo CCTV, trích dẫn quyết định của Hội đồng Nhà nước. Kế hoạch này phù hợp với mức thuế 50 tỷ USD mà Mỹ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc
Điều này xảy ra sau khi Trung Quốc tuyên bố chống lại đề xuất của Hoa Kỳ áp dụng mức thuế bổ sung vào danh mục hàng xuất khẩu công nghệ cao của nước này. Đây là lời cảnh báo rằng chính quyền Trump đang đặt Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) vào thế “nguy hiểm chưa từng có”. Cổ phiếu Châu Á giảm sau khi đi ngang trong suốt phiên giao dịch. Khi đó, thị trường Châu Âu cũng đã trong xu hướng đi xuống.
Vấn đề tài chính toàn cầu
Đòn tấn công mới nhất của Trung Quốc là phản ứng trước danh mục hàng hoá bị áp thuế mới công bố cuối ngày thứ 3 vừa qua. Thị trường Mỹ tăng điểm nhờ vắng hóng những thông tin mới về cuộc chiến tranh thương mại này. Chỉ số S&P 500 tăng 1,26%, chỉ số Dow tăng 1,65% và chỉ số NASDAQ Composite tăng 1,04%.
This surge followed Monday’s plunge, which had triggered warnings bells of another February-like meltdown. In fact, bulls came back with a fury yesterday, taking the S&P 500 up above its the 200 dma trend line since the February 2016 bottom and the downside breakout of a bearish pennant.
Đà tăng này diễn ra sau đợt sụt giảm hôm thứ 2, là lời cảnh báo về chu kỳ sụp đổ như hồi tháng 2 vừa qua. Trên thực tế, những nhà đầu tư tích cực đã trở lại trong giận dữ ngày hôm qua, khiến chỉ số S&P 500 tăng vượt đường 200 dma kể từ đáy hồi tháng 2/2016 và xu hướng giảm lúc đó.
Tuy nhiên, thông tin mới về cuộc chiến thương mại lại dấy lên lo lắng toàn cầu. Chỉ số TOPIX của Nhật Bản đã chao đảo, chỉ tăng nhẹ 0,15% sau khi hồi phục từ mức giảm 0,2%, tuy nhiên cũng đã từ bỏ đà tăng gần 0,5% trong phiên. Đây chắc chắn không phải là một diễn biến tự tin.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,9%. Tương tự, chỉ số Shanghai Composite cũng đóng cửa giảm 0,15% sau khi từng tăng 0,85% trong phiên. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề, giảm 1,4%.
Mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Úc, chỉ số S&P/ASX 200 cũng chỉ tăng nhẹ lần đầu sau 4 phiên giao dịch. Có thể tâm lý nhà đầu tư đang bị ảnh hưởng do sự bất ổn của chỉ số Shanghai Composite cũng như trên các thị trường khác.
Liệu nhà đầu tư có thể thu hẹp mức giảm của tháng 3 nhờ sự điều chỉnh lành mạnh, khoảng 8% không? Hợp đồng tương lai Mỹ giảm nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta có thể đang bước vào một cuộc chiến mạnh mẽ hơn với câu chuyện về chiến tranh thương mại.
Thông tin về thuế của Nhà Trắng áp lên các mặt hàng Trung Quốc được đưa ra vào cuối ngày nên không ảnh hưởng đến diễn biến thị trường ngày hôm qua. Liệu thời điểm công bố như vậy có phải là động thái có chủ ý để tránh thị trường điều chỉnh sau khi chứng khiến thị trường sụt giảm mạnh trong ngày thứ 2?
Yên lặng trước chiến tranh thương mại cho phép nhà đầu tư có thể được nghỉ ngơi. Công ty Amazon (NASDAQ:AMZN) đã biến mất mát 1,14% thành mức tăng 1,48%.
Tuy nhiên, trong giờ giao dịch cuối cùng, các cổ phiếu công nghệ đã từ bỏ đà tăng hơn 3%. Sự biến động này nhấn mạnh tâm lý đắn đo của nhà đầu tư trên thị trường.
Ngoài tất cả những diễn biến đó, nhà đầu tư cũng đang tập trung vào Bảng lương phi nông nghiệp công bố thứ 6 tuần này và những gợi ý từ động thái siết chặt tài chính của Fed. Sau dữ liệu việc làm ngày thứ 6, nhà đầu tư tích cực hi vọng có thể tập trung vào yếu tố cơ bản do kết quả kinh doanh Q1/2018 sắp được công bố trong thời gian tới, chứ không còn là rủi ro địa chính trị.
Giá dầu đã khá ổn định mặc dù báo cáo ngành cho thấy dự trữ của Mỹ bất ngờ giảm. Tuy nhiên phản ứng của Trung Quốc về thuế, giá đã giảm hơn 1,86% vào thời điểm viết.
Đôla Úc đã từ bỏ 0,47% tăng nhờ dữ liệu doanh số bán lẻ tốt hơn dự kiến, và chốt giảm 0,1% do hai đối tác thương mại lớn nhất của Úc đang có chiến tranh thương mại, có thể cản trở tăng trưởng của nước này.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá