- 2 ngân hàng Deutsche Bank & Commerzbank sát nhập giúp chứng khoán Châu Âu tăng
- Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ trái chiều trước khi có quyết định chính sách tiền tệ ngày thứ Tư
- Đồng Bảng giảm trước “cuộc bỏ phiếu lần 3” về Brexit
- Dầu dao động khi OPEC+ gặp gỡ tại Azerbaijan
- Fed dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp thứ 4. Họ dự kiến sẽ thông báo dừng hoạt động bán tài sản từ bảng cân đối kế toán và giảm dự báo số lần tăng lãi suất trong năm nay.
- Ngân hàng trung ương Thái, Philippines và Indonesia dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp chính sách.
- Chỉ số PMI khu vực Châu Âu công bố trong ngày thứ 6 sẽ đưa ra chỉ báo về sức khoẻ ngành công nghiệp và dịch vụ vào cuối quý 1.
- FedEx (NYSE:FDX) dự kiến công bố báo cáo lợi nhuận sau khi thị trường đóng cửa ngày thứ 3, với dự báo EPS ở mức $3,14 và doanh thu 17,62 tỷ USD.
- Micron Technology (NASDAQ:MU) dự kiến công bố báo cáo lợi nhuận sau khi thị trường đóng cửa ngày thứ 4, với dự báo EPS ở mức $1,66 và doanh thu 5,86 tỷ USD.
- Nike (NYSE:NKE) dự kiến công bố báo cáo lợi nhuận sau khi thị trường đóng cửa ngày thứ 5 với EPS dự báo ở mức $0,64, doanh thu 9,58 tỷ USD.
- Tiffany&Co (NYSE:TIF) dự kiến công bố báo cáo lợi nhuận trước khi thị trường mở cửa ngày thứ 6, với EPS dự báo ở mức $1,6 và doanh thu 1,34 tỷ USD.
- Chỉ số STOXX 600 tăng 0,1%, mức cao nhất trong hơn 5 tháng.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,3%, mức cao nhất trong hơn 5 tháng, phiên tăng thứ 6 liên tiếp.
- Chỉ số DAX của Đức tăng 0,1% lên mức cao nhất trong 5 tháng.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 0,9% lên mức cao nhất trong 3 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng 0,9% lên mức cao nhất trong 3 tuần.
- Chỉ số USD giảm 0,14% xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tuần.
- Euro tăng 0,2% lên $1,1349 mức cao nhất trong hơn 2 tuần.
- Bảng Anh tăng ít hơn 0,05% lên $1,3293.
- Yên Nhật không đổi 111,48/USD.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm tăng 1 điểm cơ bản lên 2,59%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm Đức tăng ít hơn 1 điểm cơ bản lên 0,09% mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm Anh tăng ít hơn 1 điểm cơ bản lên 1,214%. Lãi suất trái phiếu 10 năm Ý giảm 1 điểm cơ bản xuống 2,485% mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Dầu WTI không đổi ở $58,52/thùng.
- Vàng tăng 0,1% lên $1.304,15/ounce.
Sự kiện chính
Chứng khoán toàn cầu tiếp đà tăng từ Mỹ trong sáng nay khi nhà đầu tư đặt cược vào ngân hàng trung ương trên toàn thế giới – đầu tiên là Fed – tiếp nối nhà hoạch định chính sách Trung Quốc để đưa ra tín hiệu hỗ trợ kinh tế trong tuần này, giảm đi lo ngại về một cuộc khủng hoảng.
Mở phiên Châu Âu tăng 46 điểm và dần dần leo lên với nhóm ngành khai khoáng và cho vay, sau khi 2 ngân hàng cho vay lớn nhất là Deutsche Bank (DE:DBKGn) và Commerzbank (DE:CBKG) xác nhận về việc sẽ có cuộc nói chuyện về vấn đề sát nhập vào cuối tuần.
Euro suy yếu, gần đáy 21 tháng và trung bình 1,16 so với USD cho thấy cơn bão với xuất khẩu Châu Âu khi mà thương mại toàn cầu đang trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Đáy tháng 3 tạo nên một đáy khác trong xu thế giảm, làm tăng khả năng giảm tiếp của đồng tiền này. Tuy nhiên, Euro phục hồi vào cuối phiên sáng để đóng lại ở mức tăng.
Còn tại phiên giao dịch Châu Á trước đó, Shanghai Composite của Trung Quốc tăng mạnh nhất khu vực và đạt đỉnh kể từ tháng 10.
Chỉ số Trung Quốc tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 tuần với 2,47% nhờ hy vọng về đợt kích thích tài chính mạnh mẽ này có thể thay đổi nền kinh tế quốc gia đang trì trệ. Trong khi giá đóng phiên tại điểm cao nhất của phiên, giá vẫn nằm dưới mức đóng phiên ngày 07/03 – mức đỉnh kể từ 07/06. Đó có thể là chất xúc tác cho hoặc đà tăng tiếp theo hoặc một đợt điều chỉnh, khi đường 50 DMA chạm đáy của đường 200 DMA, sau khi cắt lên trên đường 100 DMA.
Hang Seng Hồng Kông đóng phiên tăng 1,37% sau khi trải qua một số dao động. Về mặt kỹ thuật, đường 50 DMA đã cắt trên đường 200 DMA tạo nên “giao cắt vàng”, khi nhà đầu tư kỳ vọng giá còn tiếp tục tăng. Tín hiệu mua trùng hợp với bứt phá xu thế tăng kể từ 25/02 khẳng định cho khả năng tăng tiếp.
Nikkei 225 Nhật Bản tăng 0,62% lên mức đỉnh trong gần 2 tuần, kéo dài đợt phục hồi từ đáy kênh tăng dần.
S&P/ASX 200 Úc tăng 0,25% và KOSPI Hàn Quốc tăng 0,16%.
Bức tranh thị trường chứng khoán Mỹ mang nhiều màu sắc hơn. NASDAQ 100 cố gắng duy trì trong vùng tích cực trong khi S&P 500 dao động sau khi phục hồi từ việc giảm đầu tiên còn Dow vẫn chìm trong sắc đỏ. Có thể dự báo rằng sẽ dễ dàng cho nhà đầu tư đấu giá cổ phiếu sau khi S&P 500 đạt được 10/12 tuần tăng vào thứ Sáu và NASDAQ Composite củng cố thị trường tăng với 21,4% kể từ đáy đêm Giáng sinh.
Tài chính toàn cầu
Trong khi đó, lãi suất trái phiếu 10 năm đã tăng, tạo ra phiên bứt phá giảm trong xu hướng giảm về mô hình tam giác cân, đặc biệt sau khi vượt đường xu hướng tăng kể từ tháng 7/2016, trùng với một "death cross". Gần đây, sự bất thường khi trái phiếu tăng cùng cổ phiếu đưa ra cảnh báo tín hiệu nghiêm trọng về đà tăng dài nhất trong lịch sử.
Xu hướng tăng trên thị trường chứng khoán toàn cầu có lẽ đã rút vốn ngoại ra khỏi trái phiếu, đồng nghĩa với việc USD sẽ bị bán do nhà đầu tư quay trở lại các loại tiền tệ của địa phương. Về mặt kỹ thuật, USD giảm dưới đường 100 DMA xuống đường 50 DMA, nơi giá đã tìm thấy hỗ trợ, trên đáy của kênh tăng, được bảo vệ bởi đường 200 DMA. Điều này có thể tạo ra cơ hội mua.
Trên thị trường ngoại hối, Bảng Anh giảm sau khi Thủ tướng anh Exchequer Philip Hammond gây thêm áp lực lên các thành viên nghị viện Tory từ khối Brexiteers, kêu gọi họ ủng hộ thoả thuận với bà Theresa May, về một vòng đám phán quan trọng thứ 3 vào cuối tuần này.
Về mặt kỹ thuật, đà giảm hiện tại là một phiên điều chỉnh sau khi Bảng đã tăng 2% trong tuần trước khi thị trường lạc quan rằng sẽ không xảy ra Brexit không có thoả thuận và Điều 50 được gia hạn, tạo ra phiên bứt phá tăng đối với đáy đỉnh đầu vai trong 7 tháng. Tầm quan trọng của mô hình là đã bứt ra khỏi đường xu hướng giảm kể từ giữa năm 2014 và tạo đáy thứ 2, cao hơn kể từ đợt giảm mạnh hồi năm 2016. Mô hình này cho thấy giá sẽ tăng lên trên đường MA 200 tuần, hình thành đỉnh thứ 2, cao hơn năm 2018, nhưng vẫn dưới ngưỡng 1,44, hoàn thành phiên đảo chiều xu hướng đỉnh - đáy.
Cùng xu hướng giảm của USD, vàng tăng sau phiên bứt phá giảm trong đường xu hướng giảm ngắn hạn kể từ đỉnh ngày 19/2 ở mức $1.346,79. Xu hướng giảm này được xác nhận khi giá cắt dưới đường xu hướng tăng kể từ tháng 11. Nếu mục tiêu của mô hình được hiện thực hoá, giá sẽ giảm dưới đường xu hướng tăng kể từ đáy ngày 16/8, tăng khả năng bán mạnh hơn.
Vàng dường như được hưởng lợi từ việc kinh tế toàn cầu bất ổn và khủng hoảng Brexit. Tuy nhiên, triển vọng hiện tại có thể không do vàng là tài sản trú ẩn mà chỉ do USD đang tăng mạnh mà thôi.
Dầu tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 12/11 nhưng sau đó giảm do nhà đầu tư theo dõi sát sao tín hiệu từ cuộc họp thượng đỉnh OPEC+ ở Azerbaijan ngày thứ 2. Về mặt kỹ thuật, giá tiếp tục phiên bứt phá tăng của mô hình cờ, tăng trong xu hướng tăng sau một đáy đỉnh đầu vai khổng lồ.
Tin tiếp theo
Lợi nhuận
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hóa