-
Thị trường Châu Âu, hợp đồng tương lai Mỹ giảm sau đà tăng Châu Á
-
Vàng, trái phiếu kho bạc, yên tăng xác nhận tâm lý từ bỏ rủi ro
-
USD tạo ra tín hiệu đạt đỉnh
-
Đàm phán thương mại, dữ liệu việc làm tăng, tâm lý Fed nhẹ nhàng hơn hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ tăng
Sự kiện chính
Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 và thị trường Châu Âu giảm trong phiên buổi sáng, đảo chiều xu hướng tăng trong đầu phiên Châu Á cũng như trên thị trường Mỹ ngày thứ 6. Thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên tăng theo ngày cao nhất kể từ tháng 6/2016 trước tín hiệu các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc khởi sắc, đồng thời báo cáo việc làm cũng vượt kỳ vọng nhà đầu tư.
Chỉ số STOXX 600 của Châu Âu đã giảm đà tăng trước đó, dẫn đầu là chỉ số DAX của Đức, chỉ số niêm yết các công ty nhạy cảm với xuất khẩu trong bối cảnh chiến tranh thương mại toàn cầu. Tương tự, nguyên vật liệu cơ bản cũng nhạy cảm đối với các vấn đề thuế quan, trở thành nhóm công ty tăng tốt nhất trong đầu phiên Châu Âu sáng nay, tăng 1,2% cùng với các ngành nhạy cảm với thương mại khác.
Các công ty sản xuất chip cũng hồi phục từ thiệt hại nặng nề trong tuần trước, bắt đầu từ việc Apple (NASDAQ:AAPL) công bố doanh thu giảm mạnh trong ngày thứ 4. AMS (SIX:AMS), công ty sản xuất iPhone tăng hơn 8%.
Trong phiên Châu Á, thị trường trong khu vực khởi đầu tuần với đà tăng đáng kể cùng dữ liệu việc làm Mỹ tăng trong tuần trước, tín hiệu nới lỏng chính sách từ Trung Quốc và gợi ý của Fed rằng họ sẽ cân nhắc các điều kiện thị trường khi điều chỉnh tăng lãi suất.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,72%, do Ngân hàng PBoC giảm yêu cầu dự trữ cho các ngân hàng và đại diện cấp cao từ Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu đàm phán tại Bắc Kinh hôm nay.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,82%. Cổ phiếu China Mobile (HK:0941) tăng 1,11% sau khi Nomura nâng xếp hạng của công ty điện thoại từ "trung lập" thành “Mua", nhờ vị thế áp đảo cho tiêu chuẩn không dây 5G thế hệ tiếp theo "sắp xảy ra".
Chỉ số Nikkei của Nhật diễn biến vượt trội trong khu vực, tăng 2,44%. Công ty sản xuất ô tô Toyota (T:8015) tăng 3,15%.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 1,34% nhờ công ty sản xuất thép Dongbu Steel (KS: 016380), đã tăng 2,34% sau khi họ tuyên bố sẽ phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn. Samsung (KS:005930) đã tăng 3,47 phần trăm.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc đóng cửa tăng 1,14% với hầu hết các ngành đều trong sắc xanh. Chỉ số phụ vật liệu được hưởng lợi từ sự lạc quan trong các cuộc đàm phán thương mại, tăng 2,22% khi cổ phiếu của các công ty khai thác lớn đã tăng điểm; Rio Tinto (AX: RIO) đã tăng 2,69%, Nhóm kim loại FortesTHER (AX: FMG) đã tăng 3,26% và BHP Billiton (AX: BHP) đã tăng 3,03 phần trăm.
Tài chính toàn cầu
Vào ngày thứ Sáu, chứng khoán Mỹ tăng mạnh với số liệu việc làm tích cực, tỷ lệ tham gia tăng và thu nhập tăng. Tất cả các chỉ số chính đều tăng ít nhất 3%, NASDAQ Composite tăng 4,26%. Tổng quan, đó là một trong số những mức tăng ngày ấn tượng nhất của thị trường bò tót. Câu hỏi là liệu họ có tạo ra một sức mạnh bền vững hay chỉ khiến thị trường càng trở nên bất ổn trong xu thế giảm.
Lãi suất trái phiếu 10 năm giảm xuống dưới 2,65 khi trái phiếu chính phủ bị bán tháo trong thứ Sáu, đánh mất toàn bộ số lợi nhuận của 2 ngày trước đó. Về mặt kỹ thuật, lãi suất trái phiếu đang rơi xuống gần đường xu thế giảm kể từ tháng 11 khi họ đạt đỉnh cao nhất kể từ 2011. Đồng thời, trong tuần trước, đường 50 DMA cắt dưới đường 200 DMA hình thành giao điểm tử thần, một chỉ báo kỹ thuật cho thấy sự suy giảm. Tuy nhiên, nó vẫn nằm dưới đỉnh tháng 11 hơn 50 điểm cơ bản.
Tương tự lãi suất trái phiếu, USD cũng giảm, cho thấy dấu hiệu về một đỉnh khi giảm xuống dưới ngưỡng hỗ trợ/kháng cự 96,00 kể từ 03/10 và nằm dưới đường 100 DMA.
Khi thị trường diễn ra không thường xuyên như vậy, JPY trở thành đồng tiền có kết quả tốt nhất, khi mà Chủ tịch Fed Jerome Powell đột nhiên trở nên ôn hòa khiên nhu cầu với đồng bạc xanh giảm mạnh. Hơn nữa, vàng đang tăng cùng trái phiếu: đó đều là dấu hiệu rõ ràng của thị trường risk-off, kể cả khi chống lại thị trường chứng khoán tăng. Lần cuối cùng chứng khoán và trái phiếu tăng song song một cách đáng kể là sau chiến thắng của Trump năm 2016.
Giá dầu tăng 6 ngày liên tiếp, gần với giá $49, tổng cộng tăng 7,26%. Về mặt kỹ thuật, giá hiện tại ở đỉnh mô hình cờ tăng, giảm trong xu thế giảm với bứt phá xu thế giảm.
Tin tiếp theo
-
Một phái đoàn Hoa Kỳ đang ở Bắc Kinh để đàm phán thương mại với các quan chức Trung Quốc, cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên kể từ khi Trump và Tập Cận Bình đồng ý đình chiến tạm thời vào ngày 1/12.
-
Thứ tư chứng kiến việc phát hành biên bản từ cuộc họp chính sách ngày 18-19 tháng 12 của Fed. Powell sẽ nói chuyện với Câu lạc bộ kinh tế của Washington D.C. vào thứ năm.
-
Quốc hội Hoa Kỳ nối lại cuộc tranh luận về dự luật rút lui của Brexit, Thủ tướng Theresa May đang tìm cách tránh thất bại trong cuộc bỏ phiếu tuần 14/1.
Chuyển động thị trường
Chứng khoán
-
Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng trong ngày thứ 3 1,9%.
-
Hợp đồng tương lai trên S&P 500 tăng 0,5%. S&P 500 Index tăng 3,4% ngày thứ Sáu trong khi trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 3,3%.
-
Hợp đồng tương lai FTSE 100 Index tăng 0,1%.
-
Topix Nhật Bản tăng 2,8% vào cuối phiên.
-
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,7%.
-
Chỉ số Shanghai Composite tăng 0,7%.
Tiền tệ
-
JPY tăng 0,3% tổng mức giảm trong 3 ngày là 0,79% xuống 95,98.
-
Đồng yuan ngoài lục địa tăng 0,3% lên 6,8471/USD.
-
Chỉ số Dollar giảm 0,31%.
-
Euro tăng 0,2% lên $1,1415.
-
Đồng Bảng tăng 0,2% lên $1,2749.
Trái phiếu
-
Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm xuống 2,66%.
-
Lãi suất trái phiếu 10 năm của Úc tăng 4 điểm cơ bản lên 2,27%.
Hàng hóa
-
Dầu WTI tăng 1,7% lên $48,8/thùng.
-
Giá vàng tăng 0,4% lên $1,291/ounce.