Đà tăng của Phố Wall đã không thể duy trì khi thị trường Mỹ sụt giảm vào tối thứ Sáu, khiến chứng khoán Mỹ trở lại mức đáy của tuần trước đó, điều này sẽ ảnh hưởng đến thị trường châu Á mở cửa trở lại vào sáng nay. Trong lĩnh vực tiền tệ, USD tăng trở lại, đồng Euro và Bảng Anh cũng quay lại gần mức cao nhất trong khi Đô la Úc cũng vọt lên mức trên mức 68 cent. Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ tăng nhẹ, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm ở mức 3,6%. Đối với thị trường hàng hóa, giá dầu giảm mạnh trở lại, khi dầu Brent rớt xuống dưới mức $77 mỗi thùng trong khi vàng dao động ở mức $1800 mỗi ounce.
Tại châu Á, thị trường Trung Quốc chứng kiến chỉ số Shanghai Composite tăng 0,3% ,đóng cửa trên mức 3200 điểm trong khi chỉ số { {179|Hang Seng}} cũng tăng trở lại hơn 2,3% lên 19900 điểm sau thông tin chính phủ Hồng Kông có thể nới lỏng các hạn chế về COVID. Đồ thị hàng ngày đang cho thấy mục tiêu hướng đến mức 19000 điểm, với động lượng ngày ở mức quá mua, và ngưỡng hỗ trợ mạnh mẽ tại mức 17600:
Thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng chứng kiến chỉ số Nikkei 225 kết thúc cao hơn 1% với 27901 điểm. Chỉ số vẫn chưa thể vượt ngưỡng kháng cự mạnh ở mức 28400 điểm. Đồ thị ngày cho thấy có thể kết thúc xu hướng giảm nếu ngưỡng hỗ trợ ATR ở mức 27500 điểm vẫn được duy trì:Chứng khoán Úc tăng mạnh nhưng vẫn có nhiều biến động khi ASX200 kết thúc cao hơn gần 0,5% ở mức 7211 điểm, trong khi hợp đồng tương lai SPI giảm gần 0,6% do ảnh hưởng từ Phố Wall vào hôm tối thứ Sáu. Đồ thị ngày cho thấy hành động giá và động lượng ngày đang trong phạm vi tiêu cực. Điều này có thể phá vỡ ngưỡng hỗ trợ ATR tại 7200:
Các thị trường châu Âu vẫn giằng co mặc dù cuối cùng đã có những phiên giao dịch tích cực trên khắp lục địa, với chỉ số Eurostoxx 50 đóng cửa cao hơn 0,5% ở mức 3942 điểm. Đồ thị ngày cho thấy ngưỡng kháng cự ở mức 3900 điểm hiện đang được kiểm tra lại dưới dạng ngưỡng hỗ trợ ới động lượng ngày không còn ở mức quá mua, cho thấy ngưỡng kháng cự tiếp tục được hình thành ở mức 4000 điểm.
Phố Wall đã sụt giảm sau đợt phục hồi ngắn hạn với NASDAQ và S&P500 đều mất 0,7%, đóng cửa ở mức 3934 điểm, với ngưỡng kháng cự quan trọng ở mức 4000. Đồ thị hình thành khi mô hình nêm giảm ngắn hạn khi không vượt qua mức 4000 điểm và cũng không có động lượng tích cực trong ngắn hạn. Dự đoán trung hạn vẫn là xu hướng giảm:Thị trường tiền tệ không chứng kiến đồng USD đảo chiều mạnh vào đầu tuần khi đồng Euro vẫn duy trì trên ngưỡng 1,05. Mức này vẫn là đỉnh của tuần và tháng với ngưỡng hỗ trợ mạnh ở mức 1,02 với dấu hiệu cho thấy USD có thể đạt đỉnh. Tuy nhiên, mô hình giảm giá ngắn hạn hai đỉnh đang hình thành ở đây vì giá dường như không thể phá vỡ mức 1,06:
Cặp USDJPY vẫn duy trì tốt dưới ngưỡng 137 nhưng không có dấu hiệu phá vỡ ngưỡng kháng cự ATR phía trên, tuy nhiên, dự đoán chỉ số có thể vượt mức 140 trong trung hạn:
Đô la Úc cũng tăng cùng với đồng Euro và các đồng tiền khác so với USD khi vượt trên ngưỡng 68 vào tối thứ Sáu. Hành động giá hiện có vẻ rõ ràng hơn nhiều ở đây trong ngắn hạn, nhưng mức kháng cự ở mức 68 vẫn là phạm vi quan trọng cần theo dõi khi động lượng ngắn hạn trở nên quá mua nhưng không thể phá vỡ đỉnh của tuần trước đó :
Thị trường dầu mỏ tiếp tục lao dốc do các điều kiện vĩ mô, với việc dầu Brent rớt xuống dưới mức $77/thùng. Động lượng ngày ở mức quá bán. Giá đã quay trở lại mức đáy trong tháng 9 ở mức $80 đô la hoặc thấp hơn và tâm lý rủi ro đã ảnh hưởng đến giá:
Vàng đang cố gắng quay trở lại trên mức $1800 mỗi ounce khi đã có một bước đột phá khá tốt từ đầu tuần và gần như đạt được mức đó vào cuối tuần, kết thúc ở mức $1798 vào ngày Tối thứ Sáu. Động lượng ngày trong ngắn hạn vẫn ở mức quá mua nhưng nếu mức kháng cự quá khó để vượt qua, giá có thể giảm về mức đáy của tuần trước: