- Gói nới lỏng định lượng của chính phủ đã bắt đầu có tác dụng khi thị trường Hoa Kỳ tăng trở lại, bất kể tình trạng thất nghiệp gia tăng
- Hoa Kỳ chính thức là ổ dịch COVID-19 của thế giới
- Các nhà đầu tư chuẩn bị tinh thần cho “mùa thu hoạch” (mùa báo cáo kết quả tài chính) với những kết quả không mấy khả quan
Nhà đầu tư trên toàn thế giới đang lo ngại về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19 lên nền kinh tế trong nước và tăng trưởng thế giới. Ngay trước thềm Lễ Phục Sinh, thị trường Mỹ đột ngột rời khỏi thị trường gấu (thị trường giảm) và bắt đầu một đợt tăng giá mới khi S&P500, Dow Jones, NASDAQ và Russell 2000 đóng cửa cao hơn vào thứ Năm.
Biến động mạnh, tâm lý khủng hoảng
Chúng tôi đã từng cảnh báo về sự đảo chiều của giá, nhưng chúng tôi chưa bao giờ nghĩ các chỉ số sẽ dao động mạnh mẽ đến mức này.
Trong bối cảnh con số thất nghiệp tiếp tục tăng khổng lồ và các chuyên gia nhận có thể có một đợt bùng phát dịch mới mặc dù số ca nhiễm mới đã chậm lại ở Ý, Tây Ban Nha, và Mỹ, thị trường chứng khoán đã tăng trở lại sau đợt giảm tồi tệ vào tuần trước, do Fed công bố gói hỗ trợ 2.3 nghìn tỷ đô la để làm khoản vay cho các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ bị tàn phá bởi đại dịch,
Hoa Kỳ đã chính thức giành được vị trí làm ổ dịch của thế giới, với 529,951 ca nhiễm trên tổng số 1,777,666 ca toàn cầu.
Nhưng liệu thông tin này sẽ ảnh hưởng khi thị trường mở cửa vào thứ Hai? Wall Street Journal cho rằng, không ai có thể đưa ra được câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Fed có khả năng đưa ra nhiều gói viện trợ hơn sau gói 2.3 nghìn tỷ đô la, nhưng điều này cũng sẽ làm hiệu quả của các gói hỗ trợ giảm đi. Bên cạnh đó, việc Fed kích thích quá mạnh tay thúc đẩy đầu tư thoải mái, và có khả năng tạo ra một thương vụ bong bóng kinh tế khác.
Trong khi đó, số người nộp đơn xin ỗ trợ thất nghiệp đã tăng một cách chóng mặt, đạt mức 16.8 người trong ba tuần qua, chiếm 1/10 lao động Mỹ.
Tuy nhiên, bất kể những thông tin xấu về tình hình dịch bệnh, S&P 500 đã tăng vọt vào thứ năm, đạt mức tăng 12% trong tuần. Đây là tuần tăng tốt nhất của chỉ số S&P 500 trong 46 năm, tăng thêm 4 nghìn tỷ đô la giá trị cho các cổ phiếu của chỉ số, chỉ vài tuần sau khi mất 10 nghìn tỷ đô la giá trị. Điều đáng ngạc nhiên là, nhà đầu tư đang hy vọng rằng S&P 500 sẽ tăng mạnh hơn nữa khi báo cáo kết quả hoạt động của các công ty được công bố. "
Chúng tôi không đồng tình vối quan điểm này. Chúng tôi cho rằng, thị trường hiện nay chỉ đơn giản đang bị tác động bởi tâm lí khủng hoảng. Càng nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào, thị trường sẽ càng tăng giá trị, dù cho nó có hợp lý hay không. Theo chúng tôi, thị trường tăng hiện nay không chỉ là minh chứng cho rủi ro cao, mà còn khẳng định chúng ta đang đưa ra những quan điểm sai lầm.
Kể từ ngày 3/3, chúng tôi đã luôn đưa ra khuyến nghị rằng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục trong xu hướng giảm. Tuần trước, vào ngày 5/4, chúng tôi đã cảnh báo về một đợt bán tháo khác. Tuy nhiên, vào ngày 7/4, một số độc giả đã lúng túng khi thấy chúng tôi báo cáo rằng S&P 500 hình thành một xu hướng tăng. Một số bình luận hỏi điều gì đã xảy ra với mô hình cờ giảm được đề cập trong bài đăng vào Chủ nhật tuần trước? Câu trả lời là: mô hình đó đã thất bại.
Thị trường đã không đi theo mô hình phá vỡ giảm giá (downside breakout), thay vào đó chuyển động giá quay lại thâm nhập vào vùng tăng. Ban đầu, S&P500 trông có vẻ đang tạo mô hình cờ tăng, tuy nhiên thực chất đang tạo hình chữ V, được mô tả bằng đường viền đen dày bên dưới.
S&P500 theo ngày
Dựa trên phân tích kỹ thuật, chúng tôi đã phải thay đổi nhân định rằng thị trường đang trong xu hướng tăng kể từ thứ ba tuần trước. Chúng tôi cực kỳ phản đối những định giá cực đoan. Tuy nhiên, cho đến khi một xu hướng giảm mới được thiết lập, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ duy trì xu hướng tăng.
Giao dịch thứ năm tạo thành một mô hình nến nhỏ, có thể là một mô hình nến bắn sao. Mô hình nến nhỏ có thể cho thấy đợt phục hồi giá đang suy yếu dần, và khoảng cách cho thấy đây là một mô hình sao hôm (Evening Star), mô hình giảm giá bao gồm ba nến.
Nếu điều đó diễn ra, nó sẽ củng cố quan điểm về xu hướng tăng. Giá có thể sẽ thử nghiệm vùng 2,700 và đường xu hướng tăng sẽ ở mức 2,630 (mức đỉnh trước đó).
Kể từ đầu tháng 3, S&P500 đã giảm tới 29% cho đến ngày 23/3. Tuy nhiên, kể từ khi chúng tôi khuyến nghị về xu hướng tăng của thị trường vào thứ ba tuần qua, chỉ số S&P500 đã tăng thêm 24.6% so với mức đáy ngày 23/3, cho thấy thị trường đã bắt đầu một xu hướng tăng.
Chúng tôi không thể dự đoán về nguồn cung và cầu, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục xác định và bày tỏ quan điểm về xu hướng của chuyển động giá.
Xu hướng tăng của đồng đô la, mặt khác, lại đang khiến chúng tôi đau đầu.
Giá đồng đô la Mỹ theo ngày
Xu hướng tăng diễn ra khi đồng tiền dự trữ toàn cầu đã chạm đỉnh, sau đó giảm xuống dưới đường xu hướng tăng. Mô hình sao hôm theo sau sự sụt giảm thường báo hiệu xu hướng giảm sắp kết thúc, hình thành một xu hướng tăng.
Giá hợp đồng tương lai vàng đã đóng cửa trên mức 1,700 đô la lần đầu tiên kể từ tháng 10/2012.
Giá hợp đồng tương lai vàng theo ngày
Chúng tôi cho rằng vàng có thể tạo mức đỉnh mới. Peter Grosskopf, giám đốc điều hành của công ty quản lý tài sản Sprott, cho rằng giá vàng có thể tăng vọt lên mức kỷ lục 2,000 đô la.
Dầu kết thúc tuần với giá thấp hơn do rắc rối giữa Ả Rập Xê Út và Nga, mặc dù cả hai nước đã đồng ý về việc cắt giảm sản xuất.
Giá dầu theo ngày
Chiến tranh giá dầu trong bối cảnh dịch bệnh đang làm suy giảm nền kinh tế của cả hai quốc gia, gây ra phẫn nộ trên toàn thế giới và buộc OPEC + phải từ bỏ kế hoạch chiếm thị phần dầu mỏ của Mỹ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dầu mỏ vẫn đối diện với nhiều khó khăn khi Mexico từ chối tham gia cắt giảm sản xuất. Tổng thống Hoa Kỳ nói rằng ông "đã đề nghị Mexico tham gia giúp đỡ", mặc dù không rõ liệu điều này thực sự sẽ xảy ra.
Các chuyên gia phân tích dự đoán giá hiện tại sẽ là giá sàn, tuy nhiên chúng tôi vẫn nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn từ phân tích kỹ thuật nêu trên.
Tuần tới
Tất cả thời gian được liệt kê theo EDT
Thứ hai
Nhiều thị trường trên thế giới, bao gồm Anh, Đức, Ý, Singapore và Úc sẽ đóng cửa cho kỳ nghỉ Phục Sinh.
Thứ ba
17:32: Trung Quốc - Cán cân thương mại: dự kiến sẽ tăng vọt lên 19.10 tỷ từ -7.09 tỷ.
Thứ tư
8:30: Hoa Kỳ - Doanh số bán lẻ ngành hàng thiết yếu: dự kiến giảm xuống -3.3% trong tháng 3 từ -0,4%; Doanh số bán lẻ: có khả năng giảm mạnh xuống -7.0% từ -0.5%.
10:00: Canada - Quyết định lãi suất của BoC: hiện đang giữ ổn định ở mức 0,25%.
10:30: Hoa Kỳ - Dự trữ dầu thô: dự báo sẽ giảm xuống 9.271 triệu từ 15.177 triệu.
21:30: Úc – Báo cáo tình hình việc làm: dự kiến sụt giảm nghiêm trọng xuống -40.0 nghìn từ + 26,7K.
Thứ năm
4:00: Đức - Chỉ số môi trường kinh doanh của Ifo: theo công bố mới nhất là 86.1.
8:30: Hoa Kỳ - Giấy phép xây dựng: dự kiến sẽ giảm xuống còn 1,300 triệu từ 1,452 triệu.
8:30: Hoa Kỳ - Hỗ trợ thất nghiệp lần đầu: sau con số đáng kinh ngạc của tuần trước, nhà đầu đang chờ kết quả của tuần này xem liệu con số đã chững lại.
8:30: Hoa Kỳ - Chỉ số sản xuất Fed của Philadelphia: dự kiến sẽ trượt xuống -30.0 từ -12.7.
22:00: Trung Quốc - GDP: dự báo đã giảm xuống -6.0% từ 6.0%.
22:00: Trung Quốc - Sản xuất công nghiệp: dự đoán tăng lên -7.0% từ -13.5%.
Thứ sáu
5:00: Châu Âu – Chỉ số giá tiêu dùng CPI: dự kiến sẽ chỉ số MoM tăng lên 0.5% từ 0.2%, trong khi chỉ số YoY giữ ổn định ở mức 0,7%.