Tín dụng tăng khiến thanh khoản bớt dồi dào
Trạng thái thanh khoản tiền Đồng bớt dồi dào ảnh hưởng tới hoạt động của thị trường tiền tệ
- Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh trong tháng 4.
- Giá trị giao dịch trên thị trường sơ cấp tăng so với tháng 3, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với trung bình năm 2020 do nguồn cung từ KBNN giảm. Giao dịch trên thị trường thứ cấp giảm với lợi suất TPCP các kì hạn đi ngang.
KBSV dự báo mặt bằng lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt trong khi lợi suất TPCP sẽ đi ngang trong giai đoạn cuối quý 2 khi nguồn cung dự kiến khá lớn nhằm thực hiện kế hoạch phát hành Quý cũng như tài trợ vốn cho các khoản trái phiếu đáo hạn Thị trường Trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm 2021
- Luật chứng khoán 2019 và Nghị định 153/NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/1/2021 siết chặt hơn về quy định chào bán và giao dịch TP riêng lẻ (trong đó liên quan đến nhà đầu tư) trong khi Nghị định 81/2020/NĐ-CP quy định các điều kiện doanh nghiệp phát hành bị hủy bỏ.
- Nhóm bất động sản là những tổ chức phát hành lớn nhất thị trường, trong bối cảnh các điều kiện phát hành gây cản trở trước đó đã bị hủy bỏ.
Tỷ giá ở các thị trường, bao gồm thị trường liên ngân hàng và chợ đen có xu hướng giảm trong tháng 4.
Hoạt động thị trường mở
Thanh khoản tiền Đồng chịu áp lực hơn so với trước do tín dụng tăng mạnh và hoạt động mua ngoại tệ giao ngay bị hạn chế
Thanh khoản trong hệ thống ngân hàng vẫn ở trạng thái ổn định giúp diễn biến hoạt động thị trường mở trầm lắng trong tháng 4. Tuy nhiên, tín dụng trong 4 tháng đầu năm tăng mạnh hơn nhiều so với huy động vốn, đặc biệt là trong tháng 4 tạo áp lực lên thanh khoản hệ thống. Cụ thể, tính tới ngày 16/4, dư nợ tín dụng đã đạt mức tăng 3.34% YTD, cao hơn rất nhiều so với mức tăng 1.41% YTD vào cuối tháng 4/2020 và mức 1.47% vào trung tuần tháng 3. Mặt khác, huy động vốn lại đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm hơn tín dụng, khi tính tới ngày 19/3, tăng trưởng huy động vốn mới chỉ đạt 0.54% trong khi tăng trưởng tín dụng đã đạt 1.47%. Ngoài ra, nghiệp vụ bơm tiền đồng thông qua hoạt động mua ngoại tệ giao ngay của NHNN bị hạn chế phần nào khiến thanh khoản bớt dồi dào hơn so với cuối năm 2020.
Hoạt động OMO trầm lắng trong tháng 3 và tháng 4
Biểu đồ 1. Diễn biến hoạt động thị trường mở trong 4 tháng đầu năm 2021
Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh trong tháng 4 và khối lượng giao dịch tăng gấp 2 so với cùng kỳ
Dấu hiệu thanh khoản chịu áp lực đã khiến diễn biến lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn tăng tương đối mạnh trong tháng 4. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn qua đêm tăng mạnh từ khoảng 0.15% trong 3 tháng đầu năm lên 0.5%/năm vào cuối tháng 4. Diễn biến tương tự cũng được quan sát thấy ở các kỳ hạn còn lại. Khối lượng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tập trung ở kỳ hạn qua đêm với tổng giá trị giao dịch tăng gấp 2 so với cùng kỳ. Điều này
Diễn biến lãi suất liên ngân hàng sẽ hạ nhiệt trong thời gian tới
Diễn biến lãi suất liên ngân hàng trong tháng 5 sẽ duy trì ở mức cao (khoảng 0.5% -1.0% cho lãi suất qua đêm) do chênh lệch tín dụng – huy động bị nới rộng trong 4 tháng đầu năm vẫn tạo áp lực ngắn hạn trong đầu tháng 5. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong 2 tuần qua sẽ khiến cầu tín dụng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, dòng tiền VND (HN:VND) thông qua kênh giao dịch mua ngoại tệ sẽ quay trở lại vào cuối tháng 6 – đầu tháng 7 sẽ cung cấp một lượng thanh khoản tiền đồng cho hệ thống ngân hàng. Điều này sẽ khiển mặt bằng lãi suất ngân hàng hạ nhiệt trở lại trong giai đoạn cuối Quý 2.
Thị trường trái phiếu – Sơ cấp
Tổng khối lượng TPCP phát hành trong tháng 4 tăng mạnh so với tháng 3
- Số liệu từ HNX cho thấy, thị trường TPCP sơ cấp trong tháng 4 tăng mạnh so với tháng 3, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với trung bình năm 2020, do nguồn cung hạn chế. Tổng khối lượng TP phát hành thành công là 26.3 nghìn tỷ đồng, tăng 115.7% MoM. Chỉ có trái phiếu từ KBNN được phát hành trong giai đoạn này, với nguồn cung (gọi thầu) hạn chế, chỉ đạt 31.5 nghìn tỷ đồng (+5.9% MoM). Khối lượng đặt thầu tăng mạnh so với tháng 3, với tỷ lệ đặt thầu/gọi thầu là 3.0 lần giúp tỷ lệ trúng thầu tăng vọt trong tháng 4 (83.5%). Lợi suất trúng thầu tăng nhẹ ở các kỳ hạn 5, 10 và 15 năm trong khi đi ngang ở kỳ hạn 20 và 30 năm. Lợi suất trung bình các kỳ hạn 5, 10, 15, 20 và 30 năm lần lượt là 1.15% (+7 bps MoM), 2.36% (+10 bps MoM), 2.56% (+8 bps MoM), 3.01% ( +0 bps MoM) và 3.05% (+0bps MoM).
- Xu hướng tăng phát hành các kỳ hạn dài vẫn được duy trì, tuy nhiên tỉ trọng phát hành thành công kỳ hạn 5 năm tăng dần Cơ cấu TPCP theo kỳ hạn phát hành thành công trong tháng 4 tập trung ở 2 kỳ hạn 10 và 15 năm, chiếm 84% tổng lượng phát hành thành công. Đáng chú ý, trái với năm 2020, một lượng lớn trái phiếu kỳ hạn ngắn (5 năm) cũng đã được phát hành thành công trong 4 tháng đầu năm (7.5 nghìn tỷ, đạt 37.6% kế hoạch năm). Mặt bằng lợi suất trái phiếu ở mức thấp nhất trong lịch sử và kỳ hạn phát hành TPCP trung bình tăng dần kể từ năm 2015 giúp dư địa để KBNN phát hành TPCP kỳ hạn ngắn (5-7 năm) tăng lên. Tính đến hết tháng 4, KBNN chỉ mới hoàn thành 26.3% kế hoạch Quý 1 và 18.7% kế hoạch năm 2021.
Biểu đồ 4. Kết quả TPCP KBNN trúng thầu theo tháng
Lợi suất trái phiếu trúng thầu đi ngang trong tháng 5 và 6
- Dự báo lợi suất TPCP đi ngang trong giai đoạn cuối Quý 2 khi nguồn cung – cầu trên thị trường khá cân bằng. Cụ thể, nguồn cung dự kiến khá lớn nhằm thực hiện kế hoạch phát hành Quý cũng như tài trợ vốn cho các khoản trái phiếu đáo hạn, tập trung vào tháng 5 và tháng 6. Tuy nhiên, dịch bệnh diễn biến phức tạp cũng như dòng tiền VND sẽ quay trở lại vào cuối Quý 2 thông qua nghiệp vụ mua ngoại tệ kỳ hạn sẽ đẩy nhu cầu mua TPCP từ các NHTM tăng.
Xem thêm tại đây