Bảng lương phi nông nghiệp cho thấy 2.5 triệu việc làm cao hơn dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp giảm.
Nasdaq leo lên mốc cao nhất thời đại, cổ phiếu công nghệ dẫn đầu sóng tăng.
Dầu chạm mốc $40.
Vàng giảm.
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh vào ngày thứ sáu sau báo cáo việc làm tốt hơn kỳ vọng. Dữ liệu kinh tế này đang hỗ trợ giả thuyết hồi phục hình chữ V của nền kinh tế. Lãi suất trái phiếu đạt mức cao nhất trong vòng 11 tuần và dầu chạm mốc gần $40.
Thị trường hồi phục thần kỳ hay bị đầu cơ quá mức
Bảng lương phi nông nghiệp tháng 5 cho thấy 2,5 triệu việc làm cao hơn dự đoán trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 13.3% so với mức kỷ lục hồi tháng tư. Số liệu này hỗ trợ niềm tin của thị trường mặc dù nền kinh tế có thể mất nhiều thời gian để tăng trưởng trở lại như trước khi dịch Covid-19.
Trong quá khứ thị trường Mỹ phải mất hơn ba thập kỷ mới hồi phục lại mức trước khủng hoảng năm 1929. Trong khủng hoảng 2020, thị trường chỉ mất vài tháng để hồi phục lại về mốc trước đại dịch.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải hiểu rằng sau khủng hoảng năm 1929 thị trường không được hỗ trợ bằng chính sách tiền tệ mở rộng. Trong khi hiện nay chính phủ các nước, đặc biệt là Fed tuyên bố cứu trợ không hạn mức nhờ đó thị trường không ngừng hồi phục mạnh.
Không ai có thể biết được thị trường đang hồi phục bởi vì số liệu kinh tế lạc quan hay thị trường đang được đầu cơ bởi dòng tiền rẻ và sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng khác?
Theo Cục thống kê lao động Mỹ, số liệu của báo cáo phi nông nghiệp có một lỗi phân loại khiến số liệu thực sự cao hơn 3% so với số liệu đã được công bố tức là 16.3% chứ không phải phải là 13.3%.
Nhưng dù là 16.3% thì vẫn thấp hơn nhiều so với mức 19.7% đã được dự đoán. Điều này cho thấy số liệu thống kê tại Mỹ mà có rất nhiều sai sót thì tình hình hiện tại rất khó để dự đoán.
Dù vậy chứng khoán Mỹ vẫn hồi phục như chưa từng có đợt bán tháo tồi tệ nhất trong nhiều năm. Chỉ số Nasdaq còn tăng lên mức kỷ lục vào phiên giao dịch cuối cùng trong tuần.
Nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffet đã từng nói rằng: “Tham lam khi người khác sợ hãi và sợ hãi khi người khác tham lam”. Dường như ông đang làm theo lời khuyên của chính mình, ông đã giảm tỷ trọng cổ phiếu từ 55% xuống còn 25%. Theo ông cổ phiếu đang quá đắt đỏ và nền kinh tế đang rất xấu.
Một tin tốt khác hôm thứ sáu là công ty Moderna đã công bố báo cáo tích cực trong thử nghiệm vắc xin. Tất cả bốn chỉ số lớn của Mỹ đều tăng mạnh trong tuần thứ 3 liên tiếp, đây là mức tăng dài nhất kể từ tháng 12.
Chỉ số SPX đang giao dịch trong một mô hình mở rộng, mô hình này có thể phát triển thành một mô hình tăng mới nếu như thị trường có cổ phiếu chủ đạo dẫn sóng. Dù vậy thị trường rất khó lường về mặt dài hạn, chỉ số đang hình thành các đỉnh cao hơn nhưng các đáy cũng đang thấp hơn.
Chỉ số Dow Jones tăng 3.1%, hồi phục 45.8% so với đáy ngày 23 tháng 3. Chỉ số này hiện tại chỉ thấp hơn 9% so với đỉnh ngày 12 tháng 2.
Chỉ số Nasdaq tăng 2.1% đóng cửa ở mức chỉ thấp hơn 0,03% so với đỉnh ngày 18 tháng 2.
Điều này khiến chúng tôi khá lo ngại. Thông thường các ngành nghề sẽ luân phiên dẫn dắt thị trường theo các chu kỳ khác nhau sau khi xảy ra ra khủng hoảng. Trước khủng hoảng công nghệ là ngành dẫn dắt thị trường, điều đó có nghĩa rằng sau khi khủng hoảng xảy ra phải là một ngành khác hồi phục mạnh chứ không phải là công nghệ. Hiện tại công nghệ vẫn là là ngành dẫn sóng khiến chúng tôi tôi cảm thấy khá kỳ lạ, chúng tôi sẽ có niềm tin vào thị trường hơn nếu như có một ngành khác dẫn dắt.
Chỉ số Russell 2000 tăng tốt vào ngày thứ sáu và trong suốt đợt hồi phục vượt qua, chỉ số này đã tăng tăng 52.5% kể từ ngày 23 tháng 3, đương nhiên chỉ số này còn có thể tăng cao hơn nữa bởi vì nó vẫn thấp hơn 13% so với đỉnh cao nhất vào ngày 16 tháng 1, sớm hơn một tháng so với các chỉ số khác.
Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ đã tăng 6% lên mức 0,89% tức tăng 5 ngày liên tiếp, đây là đợt tăng giá dài nhất kể từ tháng 9 và là mức cao nhất trong vòng 11 tuần.
Thật khó nói rằng đợt bán tháo trái phiếu chính phủ lần này là do nhà đầu tư có niềm tin với nền kinh tế hay là do các nhà giao dịch đang tranh mua trái phiếu ngắn ngày và bán không trái phiếu chính phủ dài ngày để đặt cược vào khả năng Fed tiếp tục giảm lãi suất.
Lợi suất trái phiếu Mỹ đã bứt phá ra khỏi mô hình tam giác đối xứng sau khi chạm đáy dưới của kênh giá giảm kể từ mức cao của năm 2018.
Đồng Đô la Mỹ hồi phục, kết thúc chuỗi 6 ngày giảm liên tục. Tình trạng quá bán hiện tại có thể kích hoạt một đợt hồi phục, hỗ trợ tiếp theo tại 95.
Vàng giảm mạnh do ảnh hưởng của hai yếu tố: Chứng khoán tăng và Đô la mạnh lên. Kim loại quý này đang tiến về mức thấp nhất kể từ ngày 3 tháng 4.
Về mặt kỹ thuật mà nói giá vàng đã giảm xuống dưới mức hỗ trợ của tam giác đối xứng kể từ ngày 14 tháng 4 đến ngày 14 tháng 5 và có thể không hình thành tam giác đối xứng lớn hơn sơn phi nghiêng mẫu hình vai đầu vai vẫn có khả năng hình thành.
Thị trường dầu lại khiến chúng ta ngạc nhiên giống như thị trường chứng khoán. Dầu WTI đã tăng lên mức $40 sau khi OPEC và Nga đạt được thỏa thuận tiếp tục giảm sản lượng vào khoảng gần 10 triệu thùng một ngày.
Từ góc độ kỹ thuật, phiên giao dịch hôm thứ sáu rất mạnh mẽ. Vàng đã tăng 7% và đóng cửa ở mức gần như cao nhất phiên cho thấy bên mua đang hoàn toàn kiểm soát thị trường. Tuy nhiên giá cũng đang sắp tiến đến vùng kháng cự $40 được coi là mức kháng cự tâm lý ở mốc này có khả năng nhiều người sẽ bán khống và đặt cược vào đợt điều chỉnh tiếp theo của vàng bởi vì lúc này vừa là đỉnh của ngày 9 tháng 3 vừa làm mốc hỗ trợ của đáy ngày 24 tháng 12 năm 2018. DMA 200 của vàng là $45.
Sự kiện tuần tới
Tất cả thời gian liệt kê ở đây đều là edt
Chủ nhật
19:50 GDP Nhật Bản được kỳ vọng tăng lên 0.5%/ năm từ mức -0.9%.
Thứ ba
10:00 Số liệu việc làm Mỹ được dự đoán giảm xuống 5.750 triệu từ mức 6.191 triệu.
Thứ tư
8:30 CPI Mỹ được kỳ vọng tăng lên - 0.1% từ mức -0,4%.
10:30 Số liệu dự trữ dầu thô Mỹ được dự đoán tăng lên 3.038 triệu từ mức -2.077.
14:00 Quyết định lãi suất của FED được dự đoán sẽ vẫn giữ ở mức 0.25%.
Thứ năm
8:30 Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ được dự đoán sẽ là 1.500.000 thấp hơn so với mức 1.877.000.
8:30 PPI Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng lên 0.1% từ mức -1.3%.
Thứ sáu
2:00 GDP Anh có khả năng giảm xuống -18.7% từ mức -5.8% so với tháng trước, và giảm xuống -22.3% từ mức -5.7% so với năm ngoái.
2:00 Số liệu sản xuất Anh giảm xuống -15% từ mức -4.6%.