Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã chọn đi theo sự dẫn dắt của Cục Dự trữ Liên bang và làm cho mục tiêu lạm phát của ngân hàng này linh hoạt hơn, giúp ngân hàng này có thời gian duy trì lãi suất thấp trong thời gian dài hơn.
Trong lần đánh giá chiến lược lần tiếp theo kể từ năm 2003, ECB cho biết mục tiêu lạm phát của họ hiện là 2%, không phải "dưới 2%" và tạm thời sẽ chịu đựng được việc lạm phát cao hơn mức đó.
Trước đây chính ngân hàng trung ương Đức, Bundesbank, đã áp đặt các mục tiêu lạm phát chặt chẽ hơn tại ECB. Khi người Đức và các đồng nghiệp cùng chí hướng của họ (Wim Duisenberg, Jean-Claude Trichet) muốn bảo hộ đồng euro.
Bây giờ,ECB dưới sự định hướng chính trị của bà Christine Lagarde đang mong muốn tuân theo chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Fed.
Tuy nhiên, ECB sẵn sàng đi đầu trong việc thúc đẩy các chính sách thân thiện với khí hậu bằng việc tránh mua trái phiếu và tài sản thế chấp của các công ty phát thải cao.
Ngoài ra, ECB sẵn sàng kết hợp việc giá nhà tăng cao vào các thước đo lạm phát của mình, trong khi Fed khẳng định rằng họ không tạo ra bong bóng bất động sản bằng việc mua chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp và lãi suất thấp.
Chính sách của Fed: Kiên nhẫn
Biên bản của cuộc họp giữa tháng 6 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, được công bố vào tuần trước, chỉ ra rằng một số nhà hoạch định chính sách đã nghĩ rằng đã đến lúc để bắt đầu thông báo về cách họ sẽ giảm bớt việc mua trái phiếu trị giá 120 tỷ đô la hàng tháng.
Tuy nhiên, các nhà đầu từ không nghĩ rằng Fed sẽ thắt chặt tiền tệ ngay bây giờ, nhưng thời điểm đó có thể đến sớm hơn dự kiến và Fed sẽ phải "thận trọng" để có một kế hoạch cắt giảm để ứng phó với những phát triển kinh tế bất ngờ.
Tương tự như vậy, kỳ vọng lạm phát - quan trọng hơn nhiều đối với các nhà hoạch định chính sách so với lạm phát thực tế - vẫn được giữ vững, theo quan điểm của họ, mặc dù “một số nhà đầu tư bày tỏ lo ngại rằng kỳ vọng lạm phát có thể tăng cao nếu các chỉ số lạm phát tiếp tục tăng”
Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ giảm mạnh khi nhà đầu tư lo lắng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong bối cảnh tỷ lệ nhiễm COVID gia tăng.
Giám đốc Fed tại San Francisco, bà Mary Daly nói rằng các biến thể COVID và tỷ lệ tiêm chủng thấp ở nhiều nơi trên thế giới tiếp tục gây ra rủi ro nghiêm trọng cho nền kinh tế.
“Tôi nghĩ rằng một trong những rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng toàn cầu trong tương lai là việc chúng ta sớm tuyên bố chiến thắng trước COVID”.
Chẳng hạn, Nhật Bản đã chứng kiến một sự gia tăng các ca nhiễm mới, khiến các quan chức cấm tất cả khán giả đến tham dự Thế vận hội Tokyo, thay vì cho phép một nửa khán giả đến tham dự.
Dự đoán của các nhà hoạch định chính sách của Fed về việc đẩy nhanh ngày dự kiến tăng lãi suất lên năm 2023 đã khiến các nhà đầu tư tạm dừng đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng, bởi vì lãi suất cao hơn sẽ làm suy yếu nền kinh tế.
Giám đốc Fed tại Atlanta, ông Raphael Bostic tháng trước đã gợi ý rằng dữ liệu kinh tế tăng bất ngờ cho thấy lạm phát có thể kéo dài hơn dự kiến, khiến ông dự đoán việc tăng lãi suất sẽ bắt đầu vào cuối năm 2022.
Báo cáo Chính sách tiền tệ hai lần một năm của Fed, được đưa ra trước phiên điều trần của Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell trước Quốc hội, ám chỉ vào thứ Sáu rằng các nhà hoạch định chính sách đang bắt đầu nghĩ rằng COVID đã thay đổi vĩnh viễn thị trường lao động và mục tiêu của họ đạt được mức độ việc làm trước đại dịch có thể khó hơn dự đoán.
Báo cáo cho biết: “Thị trường lao động sau đại dịch và các đặc điểm của tối đa hoá việc làm có thể sẽ khác so với đầu năm 2020".
Sự tắc nghẽn trong nguồn cung và nguồn lao động có thể tạo ra áp lực lạm phát “lâu dài hơn” so với dự đoán, “nhưng có thể vẫn là tạm thời”.
Vì vậy, ông Powell có thể sẽ phải chuẩn bị kỹ trước các ủy ban của Hạ viện và Thượng viện trong tuần này, khi các nhà lập pháp cố gắng gây sức ép lên ông ta về kỳ vọng lạm phát và động thái tiếp theo của Fed.