Theo báo cáo mới nhất của S&P Global, chỉ số nhà quản trị mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers’ Index (PMI) của Việt Nam tháng 6 tăng nhẹ lên mốc 46.2, từ mốc 45.3 tháng trước. Tuy nhiên, chỉ số này đã có 4 tháng liên tiếp duy trì dưới ngưỡng 50; cho thấy sức khỏe ngành sản xuất của Việt Nam hồi phục ở mức độ yếu.
PMI Việt Nam qua các tháng, Tradingeconomics
Cụ thể, theo báo cáo này, tình trạng nhu cầu yếu kém và các điều kiện thị trường suy yếu là nguyên nhân chính khiến số lượng đơn đặt hàng mới giảm. Trong đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm nhanh, cho thấy nhu cầu trên thị trường quốc tế có phần “ảm đạm” hơn. Ngoài ra, về nguyên nhân thứ hai, không thể không nhắc đến tình trạng thiếu điện kéo dài do nắng nóng vừa qua, đã kìm hãm sản lượng ở tất cả các lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa trung gian và hàng hóa đầu tư cơ bản.
Ngoài ra, môi trường nhu cầu yếu cũng làm giảm áp lực lên giá cả trong tháng 6; kéo chi phí đầu vào giảm tháng thứ 2 liên tiếp, tốc độ giảm mạnh và nhanh nhất kể từ tháng 4/2020. Giá cả đầu vào giảm giúp các công ty dễ dàng hơn trong việc giảm giá đầu ra để kích thích nhu cầu; Tuy nhiên, tình trạng thiếu nhu cầu trong ngành sản xuất vẫn đang là một vấn đề chưa được tháo gỡ!
PMI Mỹ qua các tháng, Tỷ giáfactory
Bối cảnh ngành công nghiệp sản xuất thu hẹp tương tự tại nền kinh tế Mỹ, hoạt động sản xuất của Hoa Kỳ tiếp tục sụt giảm vào tháng 6 đạt mức 46 điểm, thấp hơn dự kiến ở mức 47.2 điểm. Quá trình sụt giảm này kéo dài trong vòng 8 tháng liên tiếp thời điểm mài Cục dự trữ liên bang FED bắt đầu chính sách điều hành thắt chặt “mạnh tay”; góc nhìn có phần tiêu cực không thua kém giai đoạn làn sóng Covid diễn ra năm 2020.
Hoạt động sản xuất thu hẹp, đơn hàng đình trệ; dẫn đến tình trạng đóng cửa nhà máy, sa thải công nhân tiếp tục kéo dài. Doanh nghiệp chủ động quản lý tồn kho, không vội vàng mở rộng quy mô sản xuất trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dự báo còn gặp nhiều khó khăn.
Một phần lý do đến từ việc chi phí tài chính lớn dần và đang thẩm thấu vào sức chịu đựng của doanh nghiệp. Và sức ép này chưa có dấu hiệu dừng lại, khi trong cuộc họp thị trường mở (FOMC), chủ tịch Powell cho rằng duy chí tiếp tục nâng lãi suất trong 2 kỳ họp tháng 7, tháng 9 tới. Diễn biến trên sẽ tác động lớn lên số liệu vĩ mô của Mỹ trong thời gian tới, hoàn toàn có thể đẩy nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái sớm trong Q3, Q4 năm nay.
Tuy nhiên, dù số liệu quản trị sản xuất (PMI) có phần tiêu cực, song diễn biến trên thị trường chứng khoán thế giới có phần lạc quan hơn khi nhiều chỉ số có dấu hiệu tăng tốc vượt đỉnh, chỉ số Dow Jones +0.03%, S&P 500 +0.12%,... Riêng tại thị trường Việt Nam, đà tăng kéo dài liên tục trong 1 tháng vừa qua. Chỉ số VNIndex chịu áp lực chốt lời trong tuần trước; nhưng đang dần có dấu hiệu bật tăng trở lại với sự dẫn dắt của nhóm ngành Chứng khoán, Dầu khí,... Liệu thị trường đủ động lượng để tiếp tục vào nhịp tăng mới, cùng SOI DANH MỤC theo dõi thị trường hôm nay - ngày 05/07/2023: