Tâm lý hoài nghi có lẽ là phản ứng phổ biến nhất đối với các quyết định của Tổng thống Trump hồi tháng trước khi khôi phục các biện pháp trừng phạt đối với ngành dầul của Iran. Trong khi Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng Iran sẽ đối mặt với một số “biện pháp trừng phạt mạnh nhất trong lịch sử”, các nhà phê bình tự hỏi liệu các công ty Châu Âu có tuân theo các tiêu chuẩn của Mỹ hay không.
Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt thứ hai có thể là khả năng chống lại các công ty không tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Mỹ một cách nghiêm túc, nhưng điều này có thể là một mối đe doạ mà chính quyền Trump hy vọng sẽ không bao giờ cần phải tôn trọng. Đã một tháng trôi qua, có vẻ như những người chơi lớn trong ngành công nghiệp dầu mỏ không chỉ chú ý đến các biện pháp trừng phạt mà nhiều công ty dầu đang chuẩn bị dừng hoặc giảm đáng kể việc mua dầu mỏ từ Iran.
Hãy xem diễn biến một số động thái quan trọng và ý nghĩa của chúng đối với thị trường dầu mỏ
- Công ty dầu mỏ của Pháp Total SA (NYSE:TOT) tuyên bố sẽ rút khỏi thoả thuận phát triển mỏ khí thiên nhiên South Pars 11 với công ty Trung Quốc CNPC và Petropars, công ty con của Công ty dầu mỏ quốc gia Iran (NIOC).
- Lukoil (OTC:LUKOY), công ty dầu mỏ lớn thứ hai của Nga đã quyết định ngừng kế hoạch đầu tư cổ phần trong một mỏ dầu của Iran. Mặc dù không chốt hợp đồng, Lukoil đã tỏ ra rất quan tâm trong việt phát triển mỏ dầu này tại Iran.
- Reliance Industries Ltd (NS:RELI), công ty sở hữu tổ hợp lọc dầu lớn nhất thế giới ở Ấn Độ, cho biết họ sẽ không nhập khẩu dầu của Iran nữa. Ấn Độ là nước nhập khẩu dầu Iran lớn thứ hai, sau Trung Quốc.
- Nayara Energy, một nhà máy lọc dầu khác của Ấn Độ đã thông báo rằng họ đã bắt đầu giảm sản lượng dầu mua của Iran. Nayara (trước đây được biết dưới tên Essar Oil) đã được Công ty dầu của Nga, Rosneft (MCX:ROSN) mua lại. Nayara là một trong những công ty mua dầu Iran lớn nhất ở Ấn Độ.
- Các công ty lọc dầu Châu Âu bao gồm ENI (MI:ENI) của Ý và Saras, Repsol (MC:REP) của Tây Ban Nha và Cepsa, Hellenic Petroleum (AT:HEPr) của Hy Lạp đều tuyên bố rằng họ có kế hoạch dừng mua dầu thô của Iran khi đòn trừng phạt có hiệu lực.
- Daelin, một nhà thầu Hàn Quốc gần đây đã hủy hợp đồng 2 tỷ USD để tân trang và nâng cấp một nhà máy lọc dầu Iran tại Esfahan.
Hiện tại lượng mua vào dầu Iran đang tăng mạnh. Điều này là dấu hiệu cảnh báo rõ ràng cho lệnh trừng phạt sắp được áp dụng. Iran đang tạo ra nhiều dầu với giá thấp để cho các nhà công ty lọc dầu tranh thu mua vào nhiều nhất có thể trước khi lệnh trừng phạt chính thức có hiệu lực. Cụ thể, Mỹ sẽ chính thức áp dụng lệnh trừng phạt quốc tế đối với mua dầu tại Iran vào 04/11/2018.
Sau thời gian đó, các công ty dầu nhỏ hơn sẵn sàng chấp nhận rủi ro được cho rằng sẽ thế chỗ cho các công ty dầu quốc tế lớn rời khỏi Iran. Zarubezhneft - một công ty dầu của chính phủ Nga đã hoàn thành ký kết hợp đồng với Dana Energy - một công ty của Iran để phát triển 02 mỏ dầu nhỏ ở Tây Iran. So với mức giá trị 4,8 tỷ USD của 11 hợp đồng với South Pars trước đó thì đây chỉ là một hợp đồng khiêm tốn với trị giá 742 triệu USD, tuy nhiên những công ty dầu quốc tế ở quy mô nhỏ không chịu nhiều áp lực từ phía Mỹ có thể phần nào bù đắp cho hoạt động kinh doanh dầu của Iran khi các công ty dầu to hơn rời đi.
Trung Quốc, quốc gia mua dầu Iran lớn nhất thế giới đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Iran. Họ không có kế hoạch ngừng mua dầu Iran, tuy nhiên các biện pháp trừng phạt có thể gây trở ngại cho mối quan hệ này. Mặc dù, Iran có thể nhận một số khoản thanh toán bằng nhân dân tệ (như Venezuela), họ vẫn chưa rõ cách Trung Quốc sẽ trả cho Iran trong khi vẫn đảm bảo rằng các Ngân hàng Trung Quốc trốn lệnh trừng phạt của Mỹ.
Hơn nữa, Iran cần riyal (tiền tệ của Ả rập xê út) (hoặc một loại tiền tệ có thể đổi sang riyal) để tiếp tục trả tiền cho nhân viên Chính phủ trong bối cạnh lạm phát lớn. Ngoài ra, mặc dù các công ty Trung Quốc đang định vị mình là người chơi lớn trong nền kinh tế Iran, nhưng dường như Trung Quốc sẽ không thể hấp thụ tất cả sản lượng dầu Iran mà những khách hàng khác đã từ chối. Trung Quốc vẫn có hợp đồng dài hạn với Công ty dầu của Ả rập xê út, Aramco và nhận nhiều thoả thuận về dầu có lợi qua một nguồn trực tiếp từ Nga.