Đọc sâu: Nghệ thuật kể chuyện định hình chiến lược kinh tế như thế nào?

Ngày đăng 02:30 27/07/2019

Việc kể chuyện đã có từ lâu đời như lịch sử của nền văn minh. Những câu chuyện được kể xung quanh ngọn lửa, trong các văn bản tôn giáo và những quyển sách dành cho thiếu nhi cho chúng ta biết căn tính (identity), và khắc ghi vào tâm khảm của chúng ta những chuẩn mực và giá trị để giúp chúng ta hiểu về thế giới xung quanh.Những nhà kinh tế bắt đầu hiểu rằng các câu chuyện cũng định hình hành vi, và vì thế chúng định hình những kết quả kinh tế. Trong một bài báo cáo của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Bureau of Economic Research-NBER), nhà kinh tế tài chính và là khôi nguyên của giải [về kinh tế học để tưởng nhớ] Nobel năm 2013 Robert Shiller kêu gọi nghiên cứu về ‘các tự sự kinh tế’. Ông cho rằng cách mà chúng ta nói về những sự kiện, ví dụ như cuộc Đại Khủng hoảng (những năm 1930), Đại Suy thoái (2007-09) hoặc các chính sách kinh tế của Tổng thống Trump ngày nay đã ảnh hưởng (hoặc sẽ ảnh hưởng) đến các kết quả của những sự kiện này. Ông giải thích rằng những chu kỳ kinh tế không thể chỉ được giải thích bằng tính duy lý của các con số. Những câu chuyện mà chúng ta kể, và cách mà những câu chuyện này lan truyền cũng rất quan trọng.Các câu chuyện hay tự sự về kinh tế là những cách đơn giản hóa để giúp chúng ta hiểu thế giới. Chúng tồn tại dưới nhiều hình thức: từ các bài báo và sách, đến những giai thoại và truyện cười. Những câu chuyện thường thu hút chúng ta không chỉ vì chúng thuật lại tất cả các sự kiện, mà còn vì chúng giải thích thế giới bằng cách củng cố những thiên kiến (bias) và niềm tin hiện có của chúng ta.

Nghệ thuật Nghệ thuật kể chuyện định hình chiến lược kinh tế

Shiller sử dụng một câu chuyện để giải thích tác động của những câu chuyện. Vào một buổi tối năm 1974, tại một nhà hàng ở Washington DC, nhà kinh tế Arthur Laffer đã ăn tối với hai nhân vật quan trọng của Nhà Trắng là Dick Cheney và Donald Rumsfeld. Họ đã thảo luận về chính sách thuế. Laffer lấy một cái khăn ăn và vẽ lên đó một đồ thị hình chữ U ngược. Ở phía bên trái, thuế suất là 0%, có nghĩa là thu ngân sách từ thuế thu nhập cũng bằng không. Ở phía bên phải, thuế suất là 100%, đồng nghĩa với việc không ai làm việc và thu ngân sách từ thuế cũng bằng không. Điều này chỉ ra rằng có một mức thuế suất tối ưu mà thu ngân sách từ thuế không thể tăng hơn nữa, cho dù thuế suất tăng hay giảm.


Cuộc họp năm 1974 này đáng ra là đã bị lãng quên, nhưng với Jude Wanniski thì không. Bốn năm sau đó, ông đã viết một bài báo sinh động trên tờ National Affairs [Các Vấn đề Quốc gia] về cuộc họp này. Câu chuyện này đã lan truyền nhanh chóng và có tác động lớn trong cuộc bỏ phiếu bầu Ronald Reagan làm tổng thống Mỹ vào năm 1980 cũng như cam kết của ông về việc cắt giảm thuế. (Ông cho rằng việc cắt giảm thuế có thể làm tăng doanh thu thuế vì Hoa Kỳ đã làm ngược lại với đường cong Laffer).Tất nhiên Shiller không phải là người đầu tiên cho rằng những câu chuyện kể đóng vai trò quan trọng. Vài năm trước, Barry Eichengreen, Giáo sư Kinh tế học của Trường Đại học California (Berkeley, Hoa Kỳ) đã giải thích trong bài diễn văn nhậm chức chủ tịch Hiệp hội Lịch sử Kinh tế rằng trong khi các nhà khoa học sử dụng phép diễn dịch [còn gọi là phép nội suy] hay phép quy nạp [còn gọi là phép ngoại suy] trong các nghiên cứu của họ thì các nhà hoạch định chính sách thường sử dụng phép tương tự [còn gọi là phép loại suy].

Ông biết điều này từ kinh nghiệm của bản thân: khi người ta nhận ra mức độ nghiêm trọng của cuộc Đại Suy thoái vào năm 2007, các nhà hoạch định chính sách đã phải hành động nhanh chóng. Nếu họ tiếp cận nó theo phép diễn dịch, họ sẽ phải đồng ý với những lý do về mặt lý thuyết đã gây ra cuộc khủng hoảng. Eichengreen cho rằng điều này gần như không thể trước tình trạng chia rẽ sâu sắc trong lĩnh vực kinh tế học vĩ mô. Nếu họ tiếp cận nó theo phép quy nạp, họ sẽ phải dựa vào bằng chứng thống kê, nhưng phần lớn chúng lại không có sẵn ngay lập tức.Vì vậy, thay vào đó họ chuyển sang một sự kiện mà họ đã nghiên cứu: Cuộc Đại Khủng hoảng [1929 – 1939]. Ben Bernanke, một sinh viên nghiên cứu về cuộc Đại Khủng hoảng, đã sử dụng phép tương tự để đảm bảo rằng những sai lầm tương tự không bị lặp lại. Theo đó, chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng đã được đưa ra. Phép tương tự cùng với cuộc Đại Khủng hoảng đã giúp việc truyền đạt dễ dàng hơn giải pháp chính sách của họ đến với đại chúng. Thay vì cố gắng giải thích lý thuyết hay những con số thống kê, họ có thể xây dựng một câu chuyện giúp mọi người hiểu tại sao việc nới lỏng định lượng (quantitative easing) hoặc kích cầu tài khóa (fiscal stimulus) là điều cần thiết.


Nếu những câu chuyện góp phần quan trọng trong việc định hình phản ứng của chúng ta đối với những sự kiện kinh tế hoặc thuyết phục chúng ta về tính hợp lý (validity) của một số chính sách kinh tế thì các nhà kinh tế nên làm gì với điều này? Shiller đề xuất việc kết hợp phân tích văn bản (textual analysis)[3] vào nghiên cứu: “Cần có những nỗ lực nghiêm túc hơn nữa trong việc thu thập nhiều dữ liệu chuỗi thời gian về các câu chuyện kể, vượt ra khỏi việc thu thập thụ động từ ngữ của người khác, tiến tới các cuộc thí nghiệm nhằm bộc lộ ý nghĩa và tầm quan trọng của tâm lý học.” Nhưng khó ở chỗ: “Ý nghĩa của những từ ngữ này phụ thuộc vào bối cảnh và thay đổi theo thời gian. Ý nghĩa thực sự của một câu chuyện, tính đến tính lan truyền nhanh chóng của nó, cũng có thể thay đổi theo thời gian và khó theo dõi trong một thời gian dài.” Những kỹ thuật mới trong khoa học dữ liệu có thể giúp ích cho điều này.Eichengreen đề xuất chú trọng vào nghiên cứu lịch sử. Hãy xem xét trường hợp phá sản của một ngân hàng ở Nam Phi. Chất liệu cho phản ứng chính sách là gì: đó là lý thuyết, thống kê hay những vụ phá sản ngân hàng trước đó, như ngân hàng Saambou và ngân hàng African? Có lẽ là phá sản ngân hàng.Tuy thế, Eichengreen cũng cảnh báo lịch sử không hề lặp lại. Tất cả chúng ta đều có lăng kính ý thức hệ, mà qua đó chúng ta có thể nhìn vào quá khứ – đặc biệt là khi những sự thật về điều đã diễn ra trong suốt những vụ phá sản trước đó không được biết đến rộng rãi. Câu chuyện về ngân hàng Absa gần đây [năm 2017][4] hiện ra ngay trong đầu tôi.

Bởi vì “những câu chuyện lịch sử đang bị tranh cãi”, Eichengreen gợi ý rằng, chúng ta nên thấy “ngày càng có nhiều sự chú ý rõ rệt tập trung vào câu hỏi làm thế nào mà những câu chuyện như thế được hình thành”. Vì vậy, để cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về thế giới cũng như khả năng dự đoán tương lai, các nhà kinh tế nên tìm hiểu cách mọi người kể chuyện và cách những câu chuyện này thuyết phục chúng ta phải có cách hành xử khác.

Tác giả: Johan Fourie, Phó Giáo sư Kinh tế học của Trường Đại học Stellenbosch, Nam Phi.

Phạm Thu Ngân dịch/Phantichkinhte123.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.