Đồng đô la Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất so với Euro, Yên Nhật và Đô la New Zealand vào thứ Sáu. Các báo cáo kinh tế tại Hoa Kỳ vào sáng ngày thứ Sáu cho thấy các dữ liệu không đồng nhất. Chỉ số tâm lý người tiêu dùng được cải thiện trong tháng 9, nhưng mức sụt giảm các tài khoản vãng lai lại tăng cao trong quý II. Tâm lý lo ngại gia tăng là một điều bất ngờ khi chứng khoán giảm và nhiều người Mỹ hết hạn trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, điều này cho thấy vẫn còn rất nhiều hy vọng rằng vắc-xin đã sẵn sàng và hoạt động kinh tế sẽ trở lại bình thường. Mặc dù thị trường chứng khoán đi ngang, sự phục hồi của đồng đô la vẫn phản ánh tâm lý e ngại rủi ro vì cặp tiền tệ USD / JPY đã giảm trong 5 ngày liên tiếp xuống mức thấp nhất trong năm. Theo chủ tịch FED Neel Kashkari, ngân hàng trung ương nên ngừng tăng lãi suất cho đến khi lạm phát đạt được mức mục tiêu cơ bản 2%. Ông là một trong những thành viên đưa ra các ý kiến ôn hòa nhất trong cuộc họp FOMC, nhưng triển vọng trong các nhận định của ông lại phản ánh rõ ràng rằng ngân hàng trung ương không hề muốn thay đổi chính sách trong vài năm tới.
Chính những lập trường nói trên của ngân hàng là nguyên nhân gây ra sự giằng co trong thị trường tiền tệ và cổ phiếu. Sự phục hồi toàn cầu đang mất đà, các ca nhiễm virus đang gia tăng ở Châu Âu và có thể tăng đột biến ở Mỹ khi các trường học mở cửa trở lại, nhưng miễn là các chính sách hỗ trợ vẫn tiếp tục được chính phủ thông qua, cổ phiếu sẽ không giảm. Chỉ còn chưa đầy bảy tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, sẽ rất khó để chứng khoán duy trì đà tăng.
Sự gia tăng các trường hợp vi-rút ở Châu Âu sẽ là nguyên nhân khiến tất cả các nhà giao dịch EUR / USD lo ngại. Ngân hàng Trung ương Châu Âu không lo lắng về biến động của tiền tệ, nhưng nếu các hạn chế mới dẫn đến sự suy giảm thêm, ngân hàng trung ương có thể phải thay đổi lập trường của mình. Hiện tại, đồng Euro thu hút người mua bởi vì chính sách của ECB ít ôn hòa hơn so với FED và BoE. Không giống như FED, ngân hàng Trung ương đã không có bất kỳ thay đổi lớn nào đối với chiến lược lạm phát, và cũng không giống như BoE, lập trường của ECB cho thấy rằng vẫn chưa phải thời điểm nên hạ lãi suất.
Thị trường nên theo dõi các báo cáo PMI của khu vực đồng tiền chung Châu Âu vào tuần này vì hoạt động sản xuất và dịch vụ chậm lại có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự đảo chiều cho cặp tiền tệ EUR / USD. Đồng sterling cũng có khả năng điều chỉnh. Mặc dù doanh số bán lẻ tăng hơn dự kiến trong tháng 8, sự ôn hòa của Ngân hàng Trung ương Anh và triển vọng nghiêm túc về một Brexit không có thỏa thuận, có nghĩa là GBP / USD sẽ được giao dịch gần 1,27 so với 1,30.
Trong khi đó, các tín hiệu cho thấy đồng đô la Úc đang mất đi đà phục hồi bất chấp dữ liệu thị trường lao động tăng vọt trong tuần trước. Giữa tâm lý e ngại rủi ro, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ngày càng gia tăng (với lệnh cấm TikTok và WeChat) và quan hệ Trung Quốc-AU, đô la Úc có thể cho thấy mức sụt giảm dưới đường SMA 20 ngày lần đầu tiên kể từ ngày 9 tháng 9, điều này có thể kích hoạt một làn sóng suy yếu đối với AUD / USD.
Bên cạnh đó, đô la Canada cũng giảm do doanh số bán lẻ thấp hơn. Mặt khác, đồng đô la New Zealand đã tăng trong ngày giao dịch thứ sáu liên tiếp lên mức cao nhất trong năm tháng sau khi chính phủ báo cáo không có trường hợp Covid mới nào kể từ ngày 10 tháng 8. New Zealand đã đi đầu trong việc kiểm soát được làn sóng Covid lần thứ nhất và thứ hai và cũng đã thành công trong việc loại bỏ vi-rút hai lần. Đây là một trong những lý do chính khiến đồng đô la New Zealand là một trong những đồng tiền được yêu thích nhất thời điểm hiện nay.