Nhận định thị trường
Nỗi lo lạm phát
Sau 3 tuần đi ngang (từ 18/02 – 04/03) trong bối cảnh thị trường thế giới chìm trong sắc đỏ, VN-Index đã có tuần giảm điểm mạnh nhất từ sau kỳ nghỉ tết Âm lịch. VN-Index đã để mất 38,79 điểm tương ứng với mức giảm 2,58% để chốt tuần tại 1.466,54. Ngoài thông tin chiến sự giữa Nga và Ucraina, thông tin đáng chú ý khác là việc giá xăng dầu lần đầu tiên trong nhiều năm đã tăng trên 10%, tiến sát ngưỡng 30.000 đ/lít. Có lẽ tâm lý lo ngại lạm phát đã khiến NĐT bán mạnh trong phiên cuối tuần.
Các nhóm cổ phiếu chính trên thị trường như Thực phẩm đồ uống, Bất động sản, Vật liệu, Dầu khí, Ngân hàng đã chia 5 vị trí ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index, bao gồm các mã MSN (HM:MSN) (-5,7 điểm), VHM (HM:VHM) (-3,2 điểm), HPG (HM:HPG) (-2,5 điểm), GAS (HM:GAS) (-2,5 điểm) và VPB (HM:VPB) (-1,9 điểm). Trong khi đó bên chiều tăng điểm vẫn có nhiều cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhờ mức tăng mạnh trong tuần như: EIB (HM:EIB) tăng 12,4% (+1,2 điểm), DCM (HM:DCM) tăng 15,4% (+0,8 điểm) và DPM (HM:DPM) tăng 10,1% (+0,6 điểm).
Khối ngoại có tuần bán ròng mạnh trên thị trường, nhóm này liên tục bán ròng trong cả 5 phiên giao dịch với tổng giá trị bán ròng gần 5.400 tỷ đồng. Trong đó HPG và chứng chỉ quỹ VN-Diamond (FUEVFVND) là 2 mã bị bán ròng nhiều nhất với giá trị lần lượt 656 tỷ đồng và 464 tỷ đồng. Tiếp đến là VHM với giá trị bán ròng là 403 tỷ đồng. Chiều mua ròng tỏ ra yếu thế hơn hẳn khi STB (HM:STB) được mua nhiều nhất với giá trị chỉ 103 tỷ đồng.
Trải qua 1 tuần tiêu cực với áp lực bán chiếm ưu thế thể hiện ở việc VN-Index xuất hiện đến 5 nến đỏ, VN-Index đã rơi vào trạng thái Giảm điểm ngắn hạn. Tuy nhiên xu hướng đi ngang trong trung hạn (1 – 3 tháng) vẫn được duy trì khi chỉ số vẫn đang dao động trên vùng 1.400 – 1.430. Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức -7 (TIÊU CỰC). Mức P/E của VN-Index đang ở mức 16,7 lần.
Cập nhật kỹ thuật các chỉ số
Bản tin thị trường
Bản tin tuần
Thị trường trái phiếu:
• Hoạt động đấu thầu TPCP đã có phiên thất bại hoàn toàn đầu tiên trong năm 2022. Toàn bộ 6.000 tỷ đồng trái phiếu các kỳ hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm và 20 năm đã thất bại. Nguyên nhân chính là do mức lợi suất kì vọng của NĐT cao hơn mức gọi thầu của KBNN. Cụ thể kỳ hạn 5 năm mức lợi suất kỳ vọng từ 1,55% - 1,95% so với mức lợi suất trúng thầu lần gần nhất là 0,76%; Kỳ hạn 10 năm có mức lợi suất kỳ vọng từ 2,18 – 2,5% so với 2,15%; Kỳ hạn 15 năm lợi suất kỳ vọng từ 2,48% - 2,7% so với 2,45% và kỳ hạn 20 năm có lợi suất kỳ vọng từ 2,87% - 3,2% so với 2,75%.
• Ngày 16/03 KBNN sẽ tổ chức đấu thầu 6.500 tỷ đồng TPCP tại các kỳ hạn: (1) Kỳ hạn 7 năm có giá trị 500 tỷ đồng; (2) Kỳ hạn 10 năm có giá trị 2.000 tỷ đồng; (3) Kỳ hạn 15 năm có giá trị 2.000 tỷ đồng và (4) Kỳ hạn 30 năm có giá trị 2.000 tỷ đồng.
Thị trường tiền tệ:
• Lãi suất liên ngân hàng: Tuần từ 02 – 09/03, lãi suất liên ngân hàng đã giảm tại phần lớn các kỳ hạn. Cụ thể các kì hạn O/N, 1 tuần đã giảm lần lượt 30 bps và 36 bps về các mức 2,24% và 2,29%, tương tự các kỳ hạn dài hơn như 3 tháng và 6 tháng cũng giảm lần lượt 12 bps và 25 bps về các mức 3,34% và 3,51%. Chiều ngược lại, các kỳ hạn 2 tuần và 1 tháng đã tăng lên các mức 2,58% (+3 bps) và 2,53% (+1 bps).
• Tỷ giá VND/USD của NHNN tại ngày 11/03 đã tăng 0,056% so với cuối tuần trước về lên 23.164 VND/USD. Trong khi tỷ giá NHTM tăng lần lượt 0,088% tại chiều mua và 0,087% tại chiều bán lên 22.690 – 23.000 VND/USD. Trên thị trường tự do giao dịch ở mức 23.485 – 23.540, tăng lần lượt 0,107% và 0,128% ở chiều mua và chiều bán..
Nguồn: Bộ phận phân tích Mirae Asset, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vietcombank (HM:VCB)
Sau 5 phiên tạo nến đỏ, VN-Index đã rơi vào trạng thái giảm điểm trong ngắn hạn, các xu hướng trung hạn và dài hạn vẫn giữ trạng thái đi ngang khi chỉ số dao động trên vùng 1.430.
Đồ thị kỹ thuật VN-INDEX (chart ngày)
Xem thêm tại đây