Hôm qua (11/10/2023), chỉ số lạc quan của doanh nghiệp nhỏ Mỹ (NIFB) tháng 9 của Mỹ được công bố đạt 90.8 so với mức 91.3 của tháng 8; đánh dấu 21 tháng liên tiếp chỉ số này ở dưới mức trung bình 49 năm là 98. Như vậy, người dân Mỹ vẫn bi quan với tiềm năng kinh tế. Đáng chú ý, báo cáo của Goldman Sachs (NYSE:GS) mới công bố hôm qua, nêu lên quan điểm CPI cơ bản của Hoa kỳ sẽ giảm xuống 3.8% vào cuối năm. Hiện tại chỉ số CPI đang ở mức 4.3%. Mặc dù xu hướng giảm này đang đi khá đúng hướng, nhưng FED vẫn chưa thể tuyên bố chiến thắng lạm phát!
Chỉ số niềm tin doanh nghiệp nhỏ Mỹ, Tradingeconomics
Tuần trước, hàng loạt thông tin đều ủng hộ cho trạng thái yếu đi của kinh tế Mỹ: (1) số doanh nghiệp phá sản tăng lên, khiến doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí và sa thải nhân sự; (2) Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3.8%, (3) Số việc làm doanh nghiệp lớn giảm 150,000 từ tháng 1; cho thấy thị trường lao động Mỹ đã bớt thắt chặt hơn. Dẫu vậy, số lượng việc làm sụt giảm vẫn ở mức thấp trong lịch sử. Xu hướng hiện tại của thị trường lao động vẫn là "chìa khoá" để xác định liệu Fed có đạt mục tiêu đưa lạm phát xuống 2% và "hạ cánh mềm" hay không.
Trạng thái hiện tại, doanh nghiệp Mỹ đang “mỏng manh như tờ giấy” vì lãi suất cao; đặc biệt là các doanh nghiệp đi vay với lãi suất thả nổi. Theo số liệu của Goldman Sachs, khoảng 30% giá trị nợ của các doanh nghiệp thuộc chỉ số vốn hóa nhỏ Russell 2000 có lãi suất thả nổi, kèm theo rủi ro lớn khi cung tiền thắt chặt. Trái lại, tỷ lệ này ở các công ty lớn thuộc chỉ số S&P 500 chỉ là 6%. Được hưởng lãi suất thấp kỳ hạn dài, là lý do khiến các doanh nghiệp lớn tại Mỹ chống chọi tốt trong thời kỳ thắt chặt. Song, các doanh nghiệp nhỏ có sự nhạy cảm hơn, quyền lực định giá thấp hơn và do đó biên lợi nhuận thu hẹp đi nhiều trong bối cảnh lạm phát cao dai dẳng và chi phí nhân công đi lên.
Cuộc xung đột Trung Đông đang là vấn đề được toàn thế giới chú ý đến lúc này. Thông thường, các cuộc xung đột địa chính trị đều gây ra những đợt tăng giá hàng hóa, đặc biệt là giá dầu; do vấn đề thắt chặt nguồn cung. Hiện tại, giá dầu tăng mạnh, khả năng cao sẽ kéo các loại hàng hóa khác tăng giá. Thị trường chứng khoán đang được coi là “con mồi béo bở” trong lúc này!
Về thị trường chứng khoán, Mỹ hôm qua kéo dài đà phục hồi, sau tín hiệu ổn định hơn của quan chức Fed trong cuộc họp tối qua. Chỉ số S&P500 (+0.04%), Nasdaq (+0.17%), Dow Jones (+0.01%). Trong nước, Vnindex tiếp tục có phiên hồi phục, các nhóm cổ phiếu Dầu khí, Cảng biển có đà tăng khá nổi bật. Song, thị trường vẫn chưa xuất hiện dòng tiền lớn, khiến chỉ số đi lên trong nghi ngờ và có thể gặp áp lực bất cứ lúc nào. Vội vàng giải ngân “full cổ phiếu” vẫn chưa phải là lúc, nhưng cơ hội chỉ đến đối với những ai đặt trước ghế ngồi. Tìm kiếm điểm mua tại “Bắt tín hiệu” của DSC….