Diễn biến chính:
- Chỉ số chứng khoán Mỹ và toàn cầu tăng trung bình 0,5% nhờ việc Mỹ ngừng áp thuế với Mexico
- Thị trường kỳ vọng Fed sẽ hạ lãi suất, tuy nhiên khả năng giảm là thấp và vấn đề chính là thị trường hiểu sai quan điểm của FED
- Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) và Nhật Bản vẫn ngụ ý duy trì nới lỏng
- Thị trường chờ đợi thông tin về cuộc gặp giữa Trump và Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh khối G20 ở Nhật Bản vào cuối tháng này.
- Chỉ số VN-Index dao động yếu trước vùng cản mạnh MA100 ngày trong khi vẫn đang vận động trong Trend giảm từ vùng đỉnh 1.014 điểm.
- Thanh khoản vẫn là vấn đề khi dòng tiền lớn đứng ngoài thị trường, động lực hồi phục tương đối yếu.
- Các nhóm cổ phiếu chính vẫn tiếp tục phân hóa, giảm ở nhóm bluechips và tăng ở nhóm BĐS khu công nghiệp, nhóm midcap được hỗ trợ bởi sản phẩm chứng quyền, Bán lẻ, Sản xuất điện, cao su...
-------------------
Thị trường mở cửa với tâm lý chung của giới đầu tư là thận trọng sau tín hiệu "bull trap" của phiên 10/6 khi đang tăng hơn 8 điểm thì áp lực bán tăng mạnh về cuối phiên kéo index giảm đà tăng chỉ còn khoảng 4 điểm.
Chỉ số dao động hẹp, mở cửa với mức giảm 1-2 điểm của cả VN-Index và phái sinh. Sự đồng pha cho thấy yếu tố thận trọng lan tỏa khi thị trường chung thiếu thông tin hỗ trợ.
Những thông tin tích cực bên ngoài hiện tại gần như không tác động mấy đến hành động của giới đầu tư trong nước, chỉ số phục hồi khá "chật vật" trong khi thị trường chứng khoán toàn cầu hồ hởi tăng mạnh từ đầu tuần trước tin hoãn thuế của Trump với Mexico và kỳ vọng về lãi suất.
Bối cảnh vĩ mô lúc này có lẽ là khó dự đoán, bởi đang pha trộn lẫn lộn giữa các thông tin tốt và xấu khiến dòng tiền lưỡng lự. Thông tin tốt là Việt Nam đang tăng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm nhờ dự chuyển dịch chuỗi cung ứng từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Dòng vốn FDI tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm phần lớn đến từ Hồng Kông Trung Quốc. Tuy nhiên, tích cực có thể diễn ra trong ngắn hạn nhưng về dài hạn ảnh hưởng xấu từ Chiến tranh thương mại có lẽ là khó tránh khỏi nếu tình hình vẫn chưa cải thiện. GDP 2019 có thể sẽ sụt giảm so với 2018 khi giới chuyên gia dự báo khoảng 6,7%-6,8%. Tỷ giá cũng có thể sẽ chịu áp lực nếu cặp tiền tệ USD/CNY tăng mạnh và "nhấp nhỉnh" ở vùng 7. Chưa kể việc Việt Nam đang đối mặt với lượng hàng hóa Trung Quốc đang cố gắng "lách thuế" Mỹ với việc gắn mác Made in Việt Nam và trước đó bị Mỹ cho vào danh sách theo dõi về việc "thao túng tiền tệ"...
Về dòng vốn, nhà đầu tư nước ngoài có lẽ là yếu tố tích cực nhất trong thời điểm này, nhất là các quỹ ETF (VNM (HM:VNM) ETF) khi đang hút được vốn và hỗ trợ khá tốt cho thị trường. Kể từ đầu năm đến nay, dòng vốn ETF vào Việt Nam đã đạt 226 triệu USD, một con số khá đáng kể giúp VN-Index tăng từ đáy 862 lên vùng đỉnh ngắn hạn 1.014 trước khi sụt giảm và kéo chỉ số điều chỉnh về vùng 960 điểm như hiện tại.
Về thanh khoản, có thể nói không riêng gì Việt Nam thanh khoản chung trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm so với năm đỉnh điểm 2017 và 2018. Thanh khoản trung bình trên HSX giảm rất rõ, là điều nhà đầu tư có thể nhìn thấy rõ nhất hàng ngày. Điều đó cho thấy, các mức phục hồi ngắn hạn chỉ là các nhịp hồi kỹ thuật nếu vằng bóng dòng tiền lớn. Chừng nào thành khoản trung bình còn dưới 3.000 tỷ đồng/phiên chừng đó thị trường vẫn còn khó khăn.
Về yếu tố kỹ thuật của chỉ số
Nhịp phục hồi test đáy 940+/- điểm với hai cây nến "rút chân" cho thấy đây đang là vùng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng, và nếu áp lực bán không quá lớn thị trường có thể tạm coi là đáy ngắn hạn.
Sau phiên hôm nay, mức phục hồi của chỉ số đang yếu đi khi chạm vào các vùng cản mạnh tại MA100 và Fibonacci 38.2% tương ừng vùng 963-965 điểm. Cao hơn chút nữa là các cản của MA20 và MA50 tại 968 và 971 điểm. Vậy nên, với thanh khoản như hiện tại chúng ta chưa thể tự tin việc chỉ số hồi phục mạnh mẽ được mà kịch bản lạc quan nhất có lẽ là sideway hẹp trên vùng 950 cũng đã là khá tích cực rồi.
Hai cây nến hình thành trong hai phiên gần đây có dạng Doji cho thấy tín hiệu "cân bằng" về cung cầu nhưng cũng có thể là sự "lưỡng lự" hơn về mặt xu hướng, ngụ ý khả năng thay đổi nhanh chóng về xu hướng là có.
Trend giảm ngắn hạn vẫn đang khá rõ, chỉ số VN-Index đang nằm trong trend với dao động không nhiều khả quan. Do đó, chiến lược phòng thủ nên được duy trì trong giai đoạn này. Việc tập trung các cổ phiếu có câu chuyện như: i) hưởng lợi từ tradewar, ii) Cổ phiếu phòng thủ; iii) Cổ phiếu được chọn làm Cover Warrant có lẽ sẽ là sự lựa chọn tích cực ở thời điểm này. Việc giải ngân có lẽ ở tỷ trọng nhỏ và hợp lý với chiến lược trading ngắn hạn là chính.
Các điểm mua tốt của VN-Index có lẽ cần chờ đợi các nhịp chỉnh sâu, khi chỉ số về sát hỗ trợ mạnh, rõ ràng về mặt xu hướng như vùng 920 - 900 hoặc thấp hơn sẽ là cơ hội mua cho chu kỳ mới.
Một số cổ phiếu lưu ý:
- Nhóm hưởng lợi tradewar: Thủy sản(VHC (HM:HM:VHC), CMX (HM:CMX)), Cảng biển (VSC (HM:HM:VSC), GMD (HM:HM:GMD)), Dệt May (TCM (HM:HM:TCM), TNG (HN:HN:TNG), STK (HM:HM:STK)), Đồ gỗ (PTB (HM:HM:PTB)), BĐS khu CN (đang hot: SZL, SZC, KBC (HM:HM:KBC)...)
- Nhóm phòng thủ: SX Điện (REE (HM:HM:REE), PPC (HM:HM:PPC), NT2 (HM:HM:NT2), POW (HM:HM:POW)), Bán lẻ (MWG (HM:HM:MWG), PNJ (HM:HM:PNJ), VRE (HM:HM:VRE)), Công nghệ (FPT (HM:HM:FPT))
- Cổ phiếu cover Warrant: FPT, REE, HPG (HM:HM:HPG), MBB (HM:HM:MBB), PNJ, SSI (HM:SSI), VNM, VRE...
Đồ thị diễn biến giá của PTB
Đồ thị diễn biến giá của MWG
Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường MBS (HN:MBS)