Hành động mang nhiều ý nghĩa hơn lời nói và ngân hàng trung ương liên tục bỏ lỡ các hành động cụ thể của họ gần đây có thể khiến nhà đầu tư khát khao những ngày mà ngân hàng trung ương không nói gì hoặc sử dụng những mã code che dấu cho nhận định của họ. Kế hoạch của họ chỉ thực sự rõ ràng khi họ bắt tay vào làm một điều gì đó.
Cũng như Chủ tịch Fed Jerome Powell, tuần trước, Chủ tịch ngân hàng Châu Âu Mario Draghi và Thống đốc ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda đi ngược lại với nhận định trước đó.
“Rủi ro xung quanh triển vọng tăng trưởng Euro đã tiến về phía sườn dốc,” - theo Draghi tại buổi họp báo sau cuộc họp hội đồng quản trị ngân hàng Châu Âu diễn ra vào thứ Năm, “nguyên nhân từ sự không chắc chắn từ yếu tố địa chính trị, và đe dọa của chủ nghĩa bảo hộ, bất ổn tại thị trường mới nổi hay cả chính tại thị trường tài chính.”
Ông nói rằng hội đồng quản trị “sẵn sàng thay đổi các công cụ nếu cần thiết” để đưa lạm phát về mục tiêu 2%.
Draghi nói rằng thị trường đã có dấu hiệu cho thấy họ không mong chờ một lần tăng lãi suất trong năm nay mà thay vào đó có thể là đầu 2020. Chủ tịch ngân hàng Châu Âu thừa nhận ông có thể là lãnh đạo điều hành Ngân hàng trung ương đầu tiên không tăng lãi suất trong nhiệm kỳ 8 năm kết thúc vào cuối tháng 10 này.
Thị trường có vẻ đồng ý với Draghi bởi phản ứng với việc bãi bỏ ý tưởng rủi ro đã được cân bằng từ ông, Euro phục hồi từ đợt giảm trước đó.
Với việc tăng lãi suất nằm ngoài bàn đàm phán, chuyên gia phân tích dự báo ngân hàng Châu Âu có thể sử dụng hoạt động tái cấp vốn dài hạn có mục tiêu - cho vay trực tiếp tới ngân hàng với lãi suất ưu đãi - như là công cụ để giảm bớt điều kiện tài chính hơn là mua lại trái phiếu. Hoạt động này đã được bàn bạc vào buổi họp tuần trước nhưng vẫn chưa có ý kiến quyết định về việc triển khai theo kế hoạch của Draghi.
Ngân hàng Nhật Bản phản ứng với dự báo thị trường bằng việc không làm gì cả, tuy nhiên chuyên gia chú ý rằng ngân hàng Nhật Bản đang không đạt mục tiêu nới lỏng định lượng kể cả khi họ thường xuyên sử dụng dịch vụ để đạt mục tiêu mua 80.000 tỷ JPY trái phiếu chính phủ 1 năm. Một phép tính đó là ngân hàng Nhật Bản đang từng bước mua chỉ 20.000 tỷ JPY năm nay kết thúc vào 31/03 sau khi mua 38.000 tỷ JPY năm ngoái.
Ngân hàng Nhật Bản hạ thấp dự báo lạm phát trong năm từ 1,4% xuống 0,9%, cách xa mức mục tiêu 2% và tái khẳng định sẽ mua 80.000 tỷ JPY trái phiếu. Điều chỉnh giảm này đến từ giá dầu giảm. Thống đốc Kuroda kêu gọi kiên nhẫn họ sẽ đạt được mục tiêu 2%.
Cuối tuần, tại Davos, Kuroda cảnh báo rằng tăng trưởng dài hạn chậm lại cùng nền dân số già sẽ khiến cuộc sống khó khăn hơn không chỉ đối với ngân hàng Nhật Bản mà cho ngân hàng trung ương nói chung khi họ đang ở gần mức không bị ràng buộc và không có chỗ để điều động.
Sau khi chủ tịch Fed thay đổi giọng điệu trong năm mới, chuyên gia dự đoán rằng Fed sẽ chậm lại nỗ lực giảm bớt tài sản tích lũy trong những năm nới lỏng định lượng và có lẽ sẽ kết thúc với mức cao hơn so với dự đoán thông thường.
Dường như thế giới vẫn chưa sẵn sàng cho tiến trình “bình thường hóa” mà ngân hàng trung ương khao khát. Các nhà hoạt định chính sách theo đánh giá của Kuroda tại Davos rõ ràng đang đau đầu với nguy cơ khủng hoảng mới và họ sẽ làm mọi cách để hạn chế điều đó xảy ra.
Tuy nhiên đó là vấn đề của tương lai. Thay vì than phiền về sự thật đang cản trở quá trình bình thường hóa, các nhà hoạch định chính sách nên tập trung vào thất bại của việc tăng giá.
Stephen Moore cố vấn kinh tế cho Tổng thống Donald Trump thúc giục Fed và cán bộ ngân hàng trung ương làm điều đó trên CNN tuần trước. Ông nói giá dầu không chỉ giảm mạnh mà theo sau đó là lạm phát sẽ giảm khi CPI Mỹ giảm 0,1% trong tháng 12.
Moore nói rằng không có bằng chứng cho thấy nền kinh tế đang quá nóng. Mà thay vào đó như lưu ý từ Draghi, nó đang chậm lại. Ngân hàng trung ương do đó nên đạp phanh cho chính sách thắt chặt tiền tệ của họ. Câu hỏi là liệu chừng đó có là đủ.