Với việc Nhà Trắng tiếp tục đưa ra các tín hiệu không thực sự rõ ràng về phương hướng giải quyết căng thẳng của thương chiến Mỹ - Trung, giới đầu tư nên định sẵn tâm lý cho một tuần biến động trước mắt.
Nếu các thị trường tin rằng những biến động trồi sụt trong thương mại là một phần của một chiến lược thương thuyết xuyên suốt từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, các nhà đầu tư nên kiên nhẫn. Tuy nhiên, nếu giới đầu tư kết luận rằng tất cả những dòng Tweet và những thay đổi đột ngột đó (của ông Trump) là sự phản ứng không theo quy tắc chứ không phải là một kế hoạch thực tế, các thị trường có thể sẽ phải nếm trải một cú sốc lớn với việc lợi suất đầu tư lao dốc về mức thấp kỷ lục trong nhiều năm và đường tỷ suất lợi tức (yield curve) tiếp tục ở vào tình trạng được gọi là “đường cong lợi suất nghịch” (inverted yield curve - hiện tượng lợi suất của trái phiếu kỳ hạn ngắn cao hơn lợi suất của trái phiếu kỳ hạn dài).
Tranh cãi thương mại ngăn đà tăng của cổ phiếu
Hôm thứ Sáu gần nhất, thị trường cổ phiếu Mỹ giảm sau khi ông Trump cảnh báo rằng cuộc đàm phán vào tháng tới với Trung Quốc có thể bị hủy bỏ. Việc các tranh cãi thương mại quay trở lại một cách gay gắt đã chặn đứng đà hồi phục mạnh mẽ sau phiên suy giảm đầu tuần trước và khiến tất cả các chỉ số quan trọng hứng chịu đà đi xuống những ngày sau đó.
Nhiều cổ phiếu bị bán tháo, trong khi chỉ số S&P 500 cũng giảm 1,3%. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư cũng đã mua vào chút ít sau khi Nhà Trắng rút lại cảnh báo của họ về khả năng các công ty Mỹ không kinh doanh gì với Huawei.
S&P 500 mất đi 0,66% giá trị trong khi chỉ số khu vực hàng hóa tiêu dùng thiết yếu và y tế tăng tương ứng 0,15% và 0,16%. Hai lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong suốt thời gian diễn ra tranh cãi thương mại dai dẳng là Công nghệ (giảm 1,15%) và Dịch vụ Thông tin (giảm 1,12%) đều không như mong đợi. Mặc dù dầu thô WTI tăng trong phiên thứ Sáu tuần trước khi mà giới đầu tư chừng như được khích lệ bởi thông tin Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có lần thứ ba trong vòng bốn tháng hạ dự báo nhu cầu sử dụng dầu, cổ phiếu mảng Năng lượng cũng mất đi 1,12% giá trị. Rõ ràng là, các nhà đầu tư mảng hàng hóa tin rằng thời gian mà giá dầu đi xuống đã qua đi.
Tính trong cả tuần, S&P 500 giảm 0,44% và các chỉ số riêng lẻ trong nội bộ của nó không đồng nhất. Mảng Năng lượng (giảm 2,15%) không giữ được phong độ khi mà mảng này có liên hệ mật thiết với thương mại, nhất là trong bối cảnh OPEC và Nga quyết định hoãn cuộc họp chung để thỏa thuận giảm sản lượng cho đến sau cuộc gặp của các lãnh đạo Donald Trump - Tập Cận Bình bên lề hội nghị G20, cho thấy rõ ràng hơn rằng thị trường dầu phụ thuộc ra sao vào thương mại thế giới. Mảng Bất động sản vượt mong đợi với mức tăng 1,8%.
Chỉ số Dow Jones giảm 0,34% phiên thứ Sáu và giảm 0,75% suốt cả tuần. Chỉ số NASDAQ Composite cũng phải “thoái lui” 0,1% giá trị hôm thứ Sáu và 0,56% tính chung cả tuần. Russell 2000 cũng có phong độ đi xuống xét cả phiên cuối tuần cũng như tính gộp cả tuần, giảm tương ứng 1,25% và 1,33%.
Về mặt kỹ thuật mà nói, sự phục hồi của 3 chỉ số chính trên thị trường Mỹ giữ cho mức giá nằm trên mức trung bình động 50 tuần cũng như nằm trên đường xu hướng tăng (uptrend lines).
Chỉ số Russell 2000 thì lại không đạt được hai mức nêu trên, giống như tình hình vào đầu tháng Năm.
Mặc dù lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm có tăng trong phiên gần nhất nhờ vào tâm lý tránh né rủi ro và tìm cách chuyển tiền về các tài sản trú ẩn an toàn (risk-off sentiment), nhưng chỉ số này vẫn giảm xét về cả tuần. Lợi suất giảm dưới mức 1,6 hôm thứ Ba, lần đầu tiên kể từ ngày 15/08/2015 giảm dưới mức này, nhưng sau đó lại có mức giá đóng phiên cao hơn.
Vẫn trong phiên cuối tuần qua, lợi suất đóng phiên với mức thấp nhất - 1,745 - kể từ tháng 10/2018. Mức này thấp hơn đáng kể so với mốc 2,002 của lợi suất trái phiếu Mỹ 3 tháng, do đó gây ra trạng thái “đường cong lợi suất nghịch”. Qua dữ liệu của nhiều tháng, giờ đây chúng ta có thể chỉ ra sự đối nghịch rõ ràng giữa cổ phiếu và trái phiếu.
Đồng USD giảm 0,59%, mức giảm đầu tiên trong bốn tuần đã qua. Tuy nhiên, phiên giao dịch ngày thứ Sáu - vẫn tiếp tục là một mốc giảm - đã cho thấy một kênh đi lên (rising chanel), tạo ra một mẫu Hammer (trong mô hình nến) sau khi giá bật lên, đóng lại trong phạm vi của kênh đi lên này sau khi tái xác định các mốc 200-, 50- và 100- của đường trung bình động dịch chuyển (DMA). Nếu mô hình này trở lại, đồng USD có thể tái kiểm tra mốc 99.00.
Dầu tăng 3,2% hôm thứ Sáu, là mức tăng trong ngày phiên thứ hai liên tiếp sau phiên ngày thứ Năm, tổng cộng tăng 6,67%. Dù vậy, tính cả tuần thì dầu vẫn giảm 2,08% và giảm 3,02% cho hai tuần gần nhất, là hệ quả từ thương chiến vốn đe dọa nhu cầu dầu tiếp tục suy giảm.
Xét về mặt kỹ thuật, mức giá này gần quay trở lại mốc phía trên đường viền cổ (neckline) của đường cầu dốc giảm (downward-sloping) của mô hình Top Vai - Đầu - Vai (Top H & S - mang tính chất đảo chiều xu hướng tăng chuyển sang giảm) sau khi tìm thấy vùng hỗ trợ từ các mức thấp trong tháng Sáu. Nếu mốc đó bị phá vỡ thì coi như sẽ hoàn thành một kênh suy giảm (descending channel) mà đà lao dốc của nó sẽ khép lại một mô hình Top Vai - Đầu - Vai rất quy mô kể từ 2016.