Tuần trước, chúng tôi đã nói rằng sẽ chuẩn bị có bước đột phá lớn nhưng không phải xảy ra với tất cả các loại tiền tệ. Cặp USD/JPY tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng, cặp GBP/USD tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng và cặp USD/CAD tăng gần 1% trong ngày thứ Sáu.
Điều ngạc nhiên là báo cáo GDP của Mỹ, thường không ảnh hưởng đến thị trường nhưng lần này lại có tác động lên USD lớn hơn việc gia hạn thuế quan lên hàng hoá Trung Quốc hay phiên điều trần của Chủ tịch Fed Powell trước Quốc hội. Cặp USD/JPY dao động dưới ngưỡng 111 trong hơn 2 tuần, nhà đầu tư đang chờ đợi thông tin tích cực trong báo cáo GDP Q4. Tuy nhiên, tâm lý tích cực đó có thể không kéo dài khi 3 thông báo chính sách tiền tệ và 2 báo cáo việc làm chuẩn bị được công bố. Trung Quốc đang chuẩn bị hoàn thành thoả thuận thương mại với Mỹ nhưng cho đến khi nó được ký kết thành công, các ngân hàng trung ương vẫn còn trong tâm lý hoài nghi. Ngân hàng trung ương Châu Âu cũng không thể khẳng định là khi đến phút cuối cùng, Thủ tướng May có từ bỏ Brexit mà không có thoả thận hay không. Các ngân hàng trung ương đều rất thận trọng, đặc biệt là ECB và RBA, những người nhạy cảm nhất đối với Brexit và các bất ổn thương mại Trung Quốc. Do đó, bảng Anh sẽ tiếp tục là loại tiền tệ có diễn biến tốt nhất do đô la Úc và Niu-Di lân đang tụt lại phía sau.
USD
Dữ liệu
-
Số nhà mới bắt đầu 1078K so với dự kiến 1256K
-
Cấp phép xây dựng 1326K so với dự kiến 1290
-
Giá nhà theo S&P Case Shiller 0.19% so với dự kiến 0.3%
-
Chỉ số bang Richmond của Fed 16 so với dự kiến 5
-
Niềm tin người tiêu dùng theo Conference Board 131.4 so với dự kiến 124.9
-
Kỳ vọng niềm tin người tiêu dùng theo Conference Board 103.4 so với trước đó 89.4
-
Cán cân thươn gmaij -$79.5B so với dự kiến -$73.6B
-
Doanh số bán nhà chờ 4.6% so với dự kiến 1%
-
Số đơn hàng nhà máy 0.1% so với dự kiến 0.6%
-
Đơn xin trợ cấp thất nghiệp 225K so với dự kiến 220K
-
Q4 GDP 2.6% so với dự kiến 2.2%
-
Tiêu dùng cá nhân 2.8% so với dự kiến 3%
-
Chỉ số PMI Chicago 64.7 so với dự kiến 57.5
-
Thu nhập cá nhân -0.1% so với dự kiến 0.3%
-
Chi tiêu cá nhân -0.5% so với dự kiến -0.3%
-
Chỉ số ISM sản xuất 54.2 so với dự kiến 55.8
-
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan điều chỉnh 93.8 so với dự kiến 95.9
Nhận định dữ liệu
-
Chỉ số ISM phi sản xuất & doanh số bán nhà mới - Khả năng có bất ngờ giảm với chỉ số ISM sản xuất và doanh số bán nhà hiện tại yếu hơn
-
Thay đổi việc làm ADP – Khả năng có bất ngờ giảm mặc dù tăng bất ngờ trong tháng trước.
-
Cán cân thương mại – Vẫn khá yếu với ngành sản xuất giảm
-
Báo cáo Beige Book của Fed – Nền kinh tế có một số cải thiện nhưng Fed vẫn cho rằng suy yếu
-
Bảng lương phi nông nghiệp – Khả năng có bất ngờ giảm mặc dù tăng bất ngờ trong tháng trước
Mức quan trọng
-
Hỗ trợ 110,00
-
Kháng cự 113,00
USD có thể tăng lên bao nhiêu?
USD dao động sau khi công bố GDP ở mức cao và cặp USD/JPY đang là một trong những cặp tăng mạnh nhất nhưng tăng trước tốt hơn dự kiến không phải là lý do duy nhất cho việc đó. Sau đây là một vài lý do giải thích vì sao cặp USD/JPY đạt ngưỡng 112:
-
GDP Q4 của Mỹ tốt hơn dự kiến
-
Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ đạt mức cao nhất trong 1 tháng
-
Trump gia hạn thuế quan cho Trung Quốc
-
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan dịu bớt
-
Chủ tịch Fed Powell tỏ ra lạc quan đối với nền kinh tế Mỹ
-
Thảo luận của BoJ hạ nhiệt
Tuần trước khởi động với quyết định của Tổng thống Trump khi gia hạn vòng tiếp theo cho thuế quan Trung Quốc. Sau đó Chủ tịch Fed Powell, người có lẽ nên tập trung vào các cảnh báo về nền kinh tế hoặc khả năng tăng lãi suất trong năm nay, lại không nói gì về điều đó trong cuộc điều trần trước Quốc hội. Thay vào đó, ông nhấn mạnh triển vọng tích cực của nền kinh tế và sức mạnh chung trên thị trường lao động. Trong tuần, Ngân hàng Nhật Bản cũng trao đổi về khả năng sẽ có thêm chương trình kích thích kinh tế, ảnh hưởng đến yên Nhật. Việc GDP Q4 của Mỹ vượt kỳ vọng cũng khiến USD tăng cao hơn. Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan nhanh chóng hạ nhiệt với sự trở lại của phi công người Ấn.
Đây là một tuần bận rộn trên thị trường Mỹ với hàng loạt dữ liệu kinh tế được công bố, tuy nhiên sẽ không tích cực như là báo cáo GDP Q4, nhưng nó cũng đủ khiến các hợp đồng tương lai quỹ Fed định giá về khả năng tăng lãi suất thay vì giảm trong năm nay, điều mà chúng ta vẫn chưa thấy trong vài tuần qua. Lãi suất trái phiếu 10 năm cũng tăng lên mức cao nhất trong tháng. Các yếu tố cơ bản đều không ủng hộ USD, ít nhất trong ngắn hạn. Tăng trưởng GDP không chậm như các chuyên gia kinh tế dự báo trong 3 tháng cuối năm, nhưng nó vẫn đang chậm lại và tăng trưởng trong quý đầu tiên tệ hơn do nó chịu ảnh hưởng của việc đóng cửa Chính phủ. Chúng tôi cũng không thể bỏ qua sự thật rằng nhiều báo cáo kinh tế khác cũng được công bố trong tuần qua cũng chỉ ra nền kinh tế Mỹ đang suy yếu, gồm dữ liệu nhà ở, thu nhập và chi tiêu cá nhân, cán cân thương mại và chỉ số ISM sản xuất. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng theo CB tăng và hoạt động sản xuất ở khu vực Chicago cải thiện nhưng báo cáo việc làm tuần tới có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với USD. Tăng trưởng việc làm dự kiến sẽ không tăng trong tháng 1, do đó có thể hồi phục lại trong tháng 2, tuy nhiên số liệu tháng 1 có thể điều chỉnh giảm. Nếu báo cáo ISM và ADP (NASDAQ:ADP) đưa ra cảnh báo đối với thị trường lao động, cặp USD/JPY có thể giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu thị trường việc làm tăng, cặp USD/JPY có thể tăng lên ngưỡng 114. Về mặt kỹ thuật, ngưỡng 111 là một ngưỡng cản quan trọng trong hơn 2 tuần và cuối cùng, nhờ tăng trưởng việc làm tốt hơn dự kiến, nó đã có thể tăng lên ngưỡng 112 kể từ tháng 12 năm ngoái. Động thái này quan trọng do nó đã đưa cặp này lên trên các đường trung bình động chính, mở ra khả năng tăng lên vùng 113-114.
AUD, NZD, CAD
Dữ liệu
Úc
-
AU Chỉ số PMI sản xuất 54 so với trước đó. 52.5
New Zealand
-
Doanh số bán lẻ không bao gồm lạm phát theo quý 1.7% so với dự kiến 0.5%
-
Cán cân thương mại -914M so với dự kiến -300M
-
Niềm tin doanh nghiệp ANZ -30.9 so với dự kiến -24.1
-
Niềm tin người tiêu dùng ANZ -0.7% so với dự kiến -0.2%
-
Tỷ lệ cấp phép xây dựng 16.5% so với trước đó 5.4%
-
Điều khoản thương mại Q4 -3% so với dự kiến -1%
Canada
-
CPI 0.1% so với dự kiến 0.1%
-
CPI theo năm 1.4% so với dự kiến 1.4%
-
Cán cân vãng lai -15.48B so với dự kiến -13.25B
-
Giá sản xuất công nghiệp -0.3% so với dự kiến 0.1%
-
GDP theo quý 0.4% so với dự kiến 1%
-
GDP theo tháng -0.1% so với dự kiến 0%
-
GDP theo năm 1.1% so với dự kiến 1.4%
Nhận định dữ liệu
Úc
-
RBA Quyết định lãi suất của RBA – RBA đang ở trạng thái trung lập nhưng có thể nhận xét về điều kiện kinh tế đang được cải thiện
-
Chỉ số PMI sản xuất của Úc – Khả năng có bất ngờ tăng nhờ hoạt động sản xuất cải thiện
-
Q4 GDP – Khả năng có bất ngờ tăng nhờ hoạt động thương mại cải thiện, chi tiêu Q4 giảm nhẹ
-
Doanh số bán lẻ & Cán cân thương mại – Thương mại yếu hơn do hoạt động sản xuất giảm, nhưng chi tiêu hồi phục sau khi giảm vào cuối năm
New Zealand
-
Không có dữ liệu
Canada
-
Quyết định lãi suất của Ngân hàng Canada – Họ có thể đưa ra vài nhận xét cẩn trọng
-
Cán cân thương mại – Khả năng có bất ngờ tăng nhờ báo cáo IVEY PMI cải thiện
-
{{ecl-185|Báo cáo |IVEY PMI}} – tăng trưởng việc làm tháng trước đưa ra tín hiệu phục hồi
-
Báo cáo việc làm – Cần phải xem báo cáo IVEY như thế nào nhưng có khả năng giảm sau một tháng tăng mạnh
Mức quan trọng
-
Hỗ trợ AUD ,7000 NZD ,6700 CAD 1,3200
-
Kháng cự AUD ,7200 NZD ,6900 CAD 1,3400
Dựa vào quyết định lãi suất của Úc và Canada?
Tuần trước là một tuần đầy thách thức đối với cả 3 loại tiền tệ. AUD dẫn đầu đà giảm, nhưng đôla Niu di lân và đô la Canada cũng giảm mạnh không kém. Tuần tới là một tuần quan trọng mà có thể khiến cặp AUD/USD thoát ra khỏi kênh .7057-.7207 trong 3 tuần. Chỉ số PMI sản xuất là thông tin ảnh hưởng đến thị trường Úc duy nhất được công bố, nếu nó tốt hơn dự kiến, AUD có thể được hưởng lợi. Tuy nhiên, nếu ngân hàng RBA tăng lãi suất trong khi chuyên gia kinh tế dự báo giảm lãi suất, yếu tố cơ bản này sẽ đẩy AUD tăng lên. Nhu cầu tiềm ẩn đối với USD vẫn khá cao cùng lực bán tháo từ vàng, khiến cặp AUD/USD lên đáy của kênh trong 3 tuần. Nếu RBA bỏ qua những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế hoặc số liệu GDP hay doanh số bán lẻ giảm dưới kỳ vọng, cặp AUD/USD có thể giảm xuống dưới ngưỡng 70 cents.
Lần cuối cùng RBA họp, Thống đốc Lowe đã khiến cặp AUD / USD giảm sâu bằng cách hạ dự báo tăng trưởng và lạm phát, nêu rõ các rủi ro ở nước ngoài, bày tỏ lo ngại về tiêu dùng thị trường nhà ở và cho rằng triển vọng lãi suất cần cân bằng hơn. Những bình luận này khiến nhà đầu tư loại trừ việc tăng lãi suất năm 2019 và cho rằng RBA tỏ ra thái độ ôn hòa. Bảng dưới đây so sánh các thay đổi dữ liệu từ cuộc họp trước cho thấy nền kinh tế đang bắt đầu cải thiện, chúng tôi tin rằng RBA sẽ vẫn thận trọng. Tuy nhiên, họ vui vì hạn cuối ngày 1/3 đã trôi qua mà không có thêm mức thuế quan nào đối với Trung Quốc nhưng trước khi thỏa thuận được ký kết, các giả định kinh tế của họ sẽ không thay đổi. Với việc không tăng lãi suất trong năm nay, cặp AUD/USD sẽ giảm nhưng có thể hồi phục ở ngưỡng 70 cents nếu tăng trưởng GDP hoặc doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng.
NZD mặt khác tìm thấy hỗ trợ cho đợt giảm này. Cho dù giá sữa có phục hồi, thăng dự thương mại quốc gia đã chuyển thành thâm hụt trong tháng 1. Cán cân thương mại tồi tệ gấp 3 lần so với dự báo và sau đó là điều chỉnh giảm đáng kể từ số liệu tháng 1. Cho dù một phần đến từ giá dầu thô tăng lên đã khiến cho cán cân nhập khẩu chịu áp lực, hậu quả là doanh nghiệp và người dùng phải chịu đựng. Những số liệu này khẳng định cảnh báo đầu tháng trước của thống đốc Orr về số liệu tiếp tục suy yếu sẽ dẫn đến việc cắt giảm lãi suất. NZD/USD đánh mất toàn bộ số lãi của tuần và đang thử mức đáy ,6758 ở 22/02. Khi công có dữ liệu nào cho New Zealand trong tuần này, NZD có lẽ sẽ giống AUD và chờ đợi cho khả năng hấp thị của thị trường đối với USD. Về mặt kỹ thuật, kết thúc tuần tại đáy không tốt chút nào cho đồng tiền, vì thế trong khi mức hỗ trợ 68 cent còn đang được giữ, hiện tại động thái tiến đến 0,6750 có lẽ sẽ diễn ra.
Ngân hàng Canada cũng có nhiều thứ cần cân nhắc. Thị trường lao động là yếu tố duy nhất mạnh mẽ còn phần còn lại của nền kinh tế đều suy yếu. Trong cuộc họp cuối cùng của ngân hàng trung ương, họ đã hạ GDP và dự báo lạm phát. Những thay đổi này đã đến trong báo cáo mới nhất cho thấy tăng trưởng GDP quý giảm từ 2% xuống 0,4%. Tăng trưởng CPI cũng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm. Cùng lúc, giá dầu đang hồi phục và cục dự trữ liên bang dường như cũng sẽ thắt chặt chậm rãi hơn. Chúng tôi không kỳ vọng ngân hàng Canada thay đổi vị thế chính sách – không tăng lãi suất tại thời điểm này, nhưng cuối cùng họ cũng sẽ cần tăng. Thứ duy nhất quan trọng hơn quyết định từ ngân hàng Canada sẽ là báo cáo PMI IVEY và báo cáo việc làm. Về mặt kỹ thuật, USD/CAD đã được giao dịch tăng mạnh trong thứ Sáu và có khả năng lớn cặp tiền này sẽ chạm 1,34 trong tuần này.
Dữ liệu
-
BRC chỉ số giá cửa hàng 0,7% vs. 0,3% dự kiến
-
GfK niềm tin người tiêu dùng -13 vs. -15 dự kiến
-
Giá nhà toàn quốc -0,1% vs. 0% dự kiến
-
Chấp thuận thế chấp 66,8K vs. 63,4K dự kiến
-
PMI sản xuất 52. Vs. 52 dự kiến
Nhận định dữ liệu
-
PMI dịch vụ– cẩn thận với suy yếu do hoạt động sản xuất chậm lại và ảnh hưởng của Brexit
Mức quan trọng
-
Hỗ trợ 1,3000
-
Kháng cự 1,3300
Đồng Bảng từ chối 1,33
Vào đầu tuần, cặp GBP.USD tăng lên trên ngưỡng 1,33 trước niềm tin Nghị viện sẽ làm mọi thứ nhằm chống lại một Brexit không có thoả thuận và nếu Jeremy Corbyn vẫn ở đó, có thể sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ 2. Có 2 khả năng sẽ xảy ra. Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa trước khi Anh rời Liên minh châu Âu, các nhà đầu tư đang lo lắng hơn bao giờ hết. Các cuộc đàm phán liên tục của bà May với EU và các bên khác trong chính phủ hầu như không hiệu quả. Bà cam kết sẽ có một cuộc bỏ phiếu có ý nghĩa khác trong Quốc hội vào ngày 12/3 và bà sẽ đồng ý với những điều khoản mở rộng trong Điều 50, điều sẽ trì hoãn Brexit. Có rất nhiều người đã nói về việc gia hạn 2 năm tại Brussels. Tuần trước, Chính quyền Trump đã cho Vương quốc Anh thử một số thỏa thuận thương mại khi rời khỏi Liên minh châu Âu. Họ muốn gỡ bỏ các rào cản đối với hàng xuất khẩu Mỹ, đặc biệt là đối với hàng nông sản và cảnh báo rằng họ có thể thực hiện “hành động thích hợp” nếu họ đàm phán một thỏa thuận thương mại với một quốc gia phi thị trường, như Trung Quốc. Điều này chắc chắn sẽ là vấn đề đối với Anh vì nó cho thấy những thách thức của việc đàm phán từ vị thế yếu hơn của họ. Nền kinh tế cũng đang chịu ảnh hưởng từ lời cảnh báo của Thống đốc BoE Carney về mảng đầu tư kinh doanh. Hoạt động sản xuất cũng chậm lại trong tháng trước, tháng thứ hai liên tiếp. Chúng tôi cho rằng chỉ số PMI dịch vụ công bố tuần tới cũng sẽ giảm nhưng tâm điểm sẽ vẫn là Brexit và bất kỳ điều gì liên quan đến việc mở rộng Điều 50, một Brexit không có thoả thuận hoặc trưng cầu dân ý thứ hai.
Dữ liệu
-
CPI Đức qua tháng 0,5% vs. 0,4% dự kiến
-
CPI Đức qua năm 1,6% vs. 1,5% dự kiến
-
Doanh số bán lẻ Đức 3,3% vs. 2% dự kiến
-
Thay đổi thất nghiệp Đức -21K vs. -5K dự kiến
-
EZ Niềm tin kinh tế 106,1 vs. 106 dự kiến
-
EZ PMI sản xuất 49,3 vs. 49,2 dự kiến
-
EZ Tỷ lệ thất nghiệp 7,8% vs. 7,9% dự kiến
-
EZ CPI lõi 1% vs. 1,1% dự kiến
Nhận định dữ liệu
-
Ngân hàng Châu Âu quyết định lãi suất – chúng tôi dự kiến ngân hàng Châu Âu sẽ tiếp tục xu thế ôn hòa.
-
PMI dịch vụ Đức – điều chỉnh là khó để dự báo nhưng thay đổi có thể là chuyển động thị trường
-
Đơn hàng nhà máy Đức – phục hồi dự kiến suy yếu tháng trước
-
EZ PPI – khả năng tăng đáng ngạc nhiên với PPI Đức và Pháp mạnh mẽ
-
EZ doanh số bán lẻ – doanh số bán lẻ Đức giảm dẫn đến giảm
-
EZ GDP – điều chỉnh là khó để dự báo nhưng thay đổi có thể là chuyển động thị trường
Mức quan trọng
-
Hỗ trợ 1,1300
-
Kháng cự 1,1450
Lãi suất trái phiếu Châu Âu - Đức chạm đáy
Cặp EUR/USD đang chia làm hai hướng và sẽ phụ thuộc vào quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu về xu hướng tiếp theo. Một mặt, lãi suất trái phiếu của Đức cuối cùng đã chạm đáy khi lạm phát tăng cao và doanh số bán lẻ phục hồi. Thất nghiệp cũng giảm hơn nữa nhờ niềm tin được cải thiện. Nhưng với báo cáo GDP Mỹ mạnh hơn và ECB nói về một chương trình tái cấp vốn dài hạn theo mục tiêu khác (TLTRO), đà tăng bị giới hạn ở ngưỡng 1,14. Nếu ngân hàng trung ương quyết định cung cấp một đợt cho vay giá rẻ khác, hoạt động này sẽ kéo dài thời gian cho tiền giá rẻ và trì hoãn việc tăng lãi suất của ngân hàng trung ương. Nếu họ không đưa ra quyết định cho đến tháng 6, họ có thể muốn tránh tình trạng thiếu thanh khoản từ các kỳ hạn TLTRO trước đây, thị trường sẽ thấy điều này hơi tích cực đối với tiền tệ. Mặc dù nền kinh tế khu vực Châu Âu đã có những cải thiện và suy yếu kể từ cuộc họp tháng 1, nhưng lạm phát giảm cũng sẽ khiến ngân hàng trung ương vẫn ôn hoà.