IPO hay là chào bán công chúng lần đầu là hoạt động bán cổ phần của các công ty tư nhân ra công chúng lần đầu tiên tại thị trường chứng khoán. Công ty tư nhân lên sàn nhằm mục đích kêu gọi thêm vốn để phát triển và tăng trưởng thông qua việc bán cổ phần.
Liệu nó có đáng để mua vào khi lần đầu tiên công ty chào sàn hay không? Câu trả lời thực tế rất phức tạp do nhiều lý do. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là IPO không phải là máy tạo ra tiền cho nhà đầu tư trong thời gian ngắn.
Rõ ràng hơn thì dù là ở trong các công ty tư nhân thì họ cũng có cổ đông, nhưng quyền hành được giới hạn trong các nhà sáng lập, thành viên cốt cán và một số người/nhóm được coi là cổ đông và có ảnh hưởng nhất định lên tài sản hay tăng trưởng của công ty – họ có thể là các nhà đầu tư thiên thần hay từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Đại chúng không được quyền sở hữu cổ phần tại các công ty tư nhân, điều này khiến nhà đầu tư lẻ phải đứng ngoài kể cả họ muốn sở hữu cổ phần trong giai đoạn đầu của những dự án đầy tiềm năng để trở thành người dẫn đầu thị trường như những gì mà Uber (NYSE:UBER) làm được 1 vài năm trước và hiện tại là AirBnB.
Định giá IPO là công việc khó khăn
Có thể hiểu rằng, khi một công ty tư nhân được đánh giá cao lên sàn, họ nhận được rất nhiều sự chú ý tạo ra làn sóng trong các nhà đầu tư và thường là các nhà đầu tư bán lẻ. nhưng đối với nhà đầu tư bán lẻ, việc thu thập thông tin cần thiết cho tăng trưởng công ty không phải dễ dàng.
Yêu cầu của chính phủ với công ty đại chúng chặt chẽ với các báo cáo kết quả kinh doanh quý thường xuyên được gọi là 10Q. Những thông tin này sẽ có trên đại chúng. Thông thường, nhà đầu tư chú ý với một công ty nào đều có thể tìm được các báo cáo 10Q giá trị trong vài năm để nghiên cứu và phân tích chỉ số đầu tư. Trong nhiều trường hợp, S&P 500 và các công ty tương tự thậm chí còn có dữ liệu trong cả thập kỷ.
Nhưng ngược lại đối với những nhà đầu tư bán lẻ thì những gì từ các công ty chuẩn bị lên sàn chỉ là yêu cầu tối thiểu, một số dữ liệu tiền IPO hay S-1 theo yêu cầu từ SEC trước khi được chấp thuận chào sàn.
Đáng tiếc là thông tin S-1 rất hạn chế. 1 ví dụ là Uber, được thành lập 2009, lên sàn vào tháng 5 2019. Cho dù họ có hoạt động kinh doanh trong 1 thập kỷ, thì S-1 chỉ cho dữ liệu tài chính từ 2016 trở về sau. Nhà đầu tư bán lẻ mất đi khoảng 7 năm dữ liệu để có thể phân tích chính xác.
Ngoài sự thiếu hụt dữ liệu còn có khoảng cách trong thông tin giữa nhà đầu tư lẻ với những người trong cuộc và các tổ chức có quan hệ tốt cũng như lượng vốn đáng kể để đầu tư. Đó là những người có các cuộc gặp gỡ trực tiếp với người sáng lập, được biết đến những thông tin không được công bố rộng rãi. Trước khi IPO, nhà đầu tư lẻ thực sự gặp nhiều bất lợi.
Đồng thời, một hoạt động luôn được thực hiện trước khi IPO diễn ra là chuỗi ngày quảng bá, đánh bóng tên tuổi trên thông tin đại chúng với mục đích gây dựng tiếng vang để nhiều người có hứng thú với đợt chào bán này. Rất nhiều người không thể phân tách được thông tin thực sự và thông tin gây nhiễu. Cuối cùng kết quả họ đều mua vào với rủi ro đi kèm.
Mua vào cũng không dễ dàng
Khi một công ty muốn IPO, họ thường thuê các nhà bảo lãnh phát hành làm việc này, thường đó là những ngân hàng đầu tư có tiếng tăm như Goldman Sachs hay Morgan Stanley, điều này đảm báo toàn bộ cổ phần được bán ra đều được mua (ngân hàng sẽ mua hết các cổ phiếu thả nổi hay cổ phiếu thông thường), đảm bảo lượng vốn mục tiêu sẽ đạt được; sau đó họ sẽ bán lại cho thị trường.
Trên thực tế cũng có những công ty IPO không thông qua ngân hàng đầu tư mà chào bán trực tiếp như là Spotify (NYSE:SPOT) và Slack (NYSE:SK) là các ví dụ điển hình đã thực hiện chào bán trực tiếp. Phương án này giúp công ty tiết kiệm hàng triệu USD, nhưng họ sẽ phải đối mặt với giao động khi được giao dịch bởi sự tham gia của ngân hàng đầu tư sẽ hạn chế giao động giá trong những ngày đầu giao dịch.
Các tổ chức thường có thể mua được mức giá chào bán, đó là thỏa thuận trước từ những nhà bảo lãnh phát hành. Và đó là giá mà được đề cập đến trong truyền thông trước khi thực sự diễn ra IPO. Chúng ta có thể thấy Lyft (NASDAQ:LYFT) chào bán với giá $72/cổ phiếu. Nhưng mua được giá đó là việc không thể đối với nhà đầu tư lẻ. Các tổ chức lớn thường được đảm bảo một lượng cổ phần nhất định với mức giá IPO để họ chào bán cho các khách hàng VIP trước.
Vì vậy, giá IPO được quảng cáo gần như không bao giờ tới tay nhà đầu tư lẻ, kể cả nếu họ mua từ những giây đầu giao dịch. Trên thực tế, cổ phiếu Lyft được mua với giá $87 cao hơn 21% so mức giá chào IPO. Đối với nhà đầu tư lẻ, dù muốn hay không họ đều phải trả thêm để sở hữu cổ phiếu IPO.
Kết quả đầu tiên thường không phải thứ tốt nhất
Rủi ro cao lợi nhuận cao, đó là những gì được kỳ vọng nhưng thực tế diễn ra thường khác đi. Trong 2 năm qua, hầu hết các công ty IPO đều khó thể vượt trội so với S&P 500.
Vì nhà đầu tư lẻ thường phải trả thêm cho giá IPO nên chúng ta sẽ tính toán dựa trên mức giá chào bán lần đầu chứ không phải mức giá trước khi chào bán. Dưới đâu là bảng so sánh những IPO được kỳ vọng trong 2018 và 2019.
Đầu bảng IPO 2018 là : Spotify, AXA (OTC:AXAHY), iQIYI (NASDAQ:IQ), và Pinduoduo (NASDAQ:PDD). Phía dưới là kết quả của những IPO trong 2019 đến nay bao gồm Uber, Lyft, Zoom Technologies (OTC:ZOOM), và Pinterest (NYSE:PINS).
Rõ ràng, kết quả là rất trái chiều. Tính đến bây giờ thì kết quả IPO 2019 vẫn tốt hơn so với năm 2018 nhưng cần lưu ý là khó thể đoán định cho đến hết 2019 vì bây giờ mới là giữa năm.
Nếu so sánh với S&P 500, tỷ lệ vượt trội của IPO là 8,61% nhưng tỷ lệ kém hơn trung bình là -23,89%. IPO của Zoom là công ty đáng kể khi vượt lên thị trường lớn 20% trong khi 3 công ty là Spotify, Pinduoduo, và Lyft thấp hơn tận hơn 20%.
Số liệu này không nói gì được về dài hạn, nhưng rõ ràng nếu đầu tư vào IPO thì cần phải làm quen với biến động – 1 điều mà nhà đầu tư lẻ thường né tránh.
Kết luận
Rõ ràng quyết định nằm ở tay nhà đầu tư. Tuy nhiên, rủi ro sẽ hiển hiện hơn là kết quả tích cực trong ngắn hạn. Nhưng với thời gian, nhiều thông tin sẽ được cung cấp rõ ràng hơn, mức giá thật sự cũng sẽ được biết đến để nhà đầu tư đưa ra quyết định thông minh hơn.