Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Lệnh trừng phạt Iran của Mỹ ảnh hưởng nặng nề đến DN Châu Âu. Điều gì bị đe doạ?

Ngày đăng 15:02 17/05/2018
Cập nhật 13:05 02/09/2020
  • Tuần trước Mỹ tái lập các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran
  • Biện pháp trừng phạt thứ hai có thể khiến các công ty châu Âu đang kinh doanh ở Iran thiệt hại hàng tỷ euro
  • Lệnh miễn trừ hoặc một động thái pháp lý của Châu Âu có thể giảm tác động lên khu vực này
  • Thành công của Mỹ trong việc đưa Iran trở lại bàn đàm phán lại sẽ khiến các lệnh trừng phạt giảm nhẹ hơn

Nhà đầu tư tiếp tục đánh giá những tác động về quyết định của Tổng thống Trump tuần trước khi rút khỏi thoả thuận Hạt Nhân Iran, đổi lất việc Iran sẽ quay trở lại phát triển vũ khí hạt nhân. Như vậy không chỉ có thị trường dầu mỏ bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp Châu Âu cũng sẽ chịu “đòn trừng phạt thứ hai” nếu họ tiếp tục làm ăn với Iran.

Bằng cách chấm dứt thoả thuận hạt nhân với Iran, Trump đã áp dụng hiệu quả các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran trong Biên bản ghi nhớ An ninh quốc gia công bố ngày 8/5. Ông đã yêu cầu “Mỹ sẽ chấm dứt tham gia vào Kế hoạch Hành đông chung” (JCPOA) và thực hiện một số hoạt động khác nhằm chống lại ảnh hưởng tàn bạo của Iran và phủ nhận con đường phát triển vũ khí hạt nhân của quốc gia này”.

Tuy nhiên, bản JCPOA cũng sẽ có một số điều chỉnh đối với các công ty không thuộc Iran đang kinh doanh trong khu vực này, được ghi trong báo cáo Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội như sau:

Hành động này sẽ tái thiết lập đòn trừng phạt kinh tế đơn phương của Mỹ sẽ ảnh hưởng cả đến những doanh nghiệp Mỹ về thương mại có nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác mà giao thương hàng hoá hoặc đầu tư vào Iran.

Một ngoại lệ đáng chú ý là công ty hàng không khổng lồ Mỹ Boeing (NYSE:BA) đã ký thoả thuận cung cấp 80 máy bay với tổng giá trị là 19 tỷ USD cho IranAir và 30 máy bay khác cho Aseman Airlines, hãng hàng không của Iran với tổng giá trị là 3 tỷ USD. Nó ban đầu là công ty Châu Âu nhưng đã chuyển đến Iran nhằm tận dụng lợi thế của thoả thuận ban đầu năm 2015.

Boeing đã cam kết sẽ tuân theo quy định của Chính phủ Mỹ. CEO của công ty, Dennis Mullenburg cho biết hồi tháng 4, nhà sản xuất không còn phụ thuộc vào các thoả thuận của họ với Iran như trước đây nhờ nỗ lực bán hàng chủ động đối với những dòng máy hiện nay như 777-300ER, dòng máy trong những thoả thuận đó.

Ảnh hưởng đối với khu vực Châu Âu

“Các biện pháp trừng phạt Iran của Mỹ hầu như không đánh vào các công ty của nước này, mà chủ yếu nhắm vào các công ty khu vực Châu Âu”, Chủ tịch hội đồng Quan hệ đối ngoại Châu Âu Carl Bildt nhấn mạnh.

Mặc dù phần lớn các công ty Châu Âu ký thoả thuận trong khu vực vào năm 2015, tác động từ lệnh trừng phạt thứ hai này vẫn chưa rõ ràng. Tuy thuộc ngành liên quan, các doanh nghiệp Châu có khoảng thời gian 90 đến 180 ngày, lần lượt chấm dứt vào 9/8 hoặc 4/11 để huỷ hợp đồng hoặc chịu các lệnh trừng phạt trực tiếp từ phía Mỹ. Bất kỳ bộ phận người Mỹ nào thuộc công ty đó sẽ vi phạm vào luật Mỹ và phải chịu hình phạt. Trong khi các hoạt động này bên ngoài Mỹ có thể cũng bị cấm với tinh thần “theo Mỹ hoặc chống lại Mỹ”.

Danh sách về một số công ty Châu Âu có khả năng bị ảnh hưởng từ việc này thì dài, với nhiều thoả thuận giá trị hàng tỷ euro đang gặp rắc rối. Thương mại giữa Đức và Iran đạt 3,4 tỷ euro (tương đương 4,1 tỷ USD) trong năm ngoái, theo số liệu từ Hiệp hội ngoại thương BGA. Một tờ báo Đức tên là Der Spiegel đã kể về câu chuyện này trên trang bìa mới nhất của họ (bên dưới) với câu chuyện gốc trong phiên bản tiếng Anh có tiêu đề là “Trump đã làm Châu Âu khốn đốn khi đi ra khỏi thoả thuận Iran”.

Một ví dụ khác cũng đang gặp rủi ro là Công ty năng lượng lớn nhất khu vực Châu Ấu Total (PA:TOTF) và Royal Dutch Shell (LON:RDSb). Cả hai công ty này đều đang tiến hành thoả thuận với Iran. Công ty sản xuất ô tô tại Iran, Renault SA (PA:RENA) và PSA Peugeot Citroen (PA:PEUP) cũng như Volkswagen (DE:VOWG) cũng đang xuất khẩu ô tô sang thị trường vào năm ngoái.

Tuy nhiên doanh nghiệp Châu Âu được nhắc đến nhiều nhất là công ty Pháp-Đức liên doanh Airbus (PA:AIR) đã giảm sản xuất 100 máy bay cho IranAir. Giá trị thoả thuận này lên đến 19 tỷ USD. Một thoả thuận nhỏ hơn là 20 máy bay liên quan đến Công ty sản xuất phản lực Pháp-Ý ATR.

Các quy định miễn trừ và pháp lý vẫn chưa được quyết định

Tuy nhiên, vẫn chưa có gì được xác nhận. Tại thời điểm này, các doanh nghiệp Châu Âu có thể chọn nộp đơn cho Mỹ xin miễn trừ các lệnh trừng phạt để tiếp tục giao thương với Iran, mặc dù các quan chức Mỹ vẫn chưa làm rõ điều này có được phép hay không. Tổng số lượng thực tế đã được miễn trừ là từ thời những năm 90 và CEO của họ cho biết điều này sẽ vẫn tiếp tục trong lần này.

Hơn nữa trước đó, trong những tình huống tương tự, Liên minh Châu Âu đã đe doạ trả đũa các lệnh trừng phạt này khi Mỹ cố gắng phạt những doanh nghiệp giao thương với Cuba năm 1996. Khi đó, Mỹ đã lùi bước.

Đại sứ Châu Âu tại Mỹ đã cho rằng khu vực này có thể “chặn các quy định”, một hành động cấm các doanh nghiệp ở đây phải tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Mỹ và không công nhận bất kỳ phán quyết nào của toà án. Các nhà lãnh đạo Châu Âu đang xem xét xem có nên tiếp tục chủ đề này tại thành phố Brussels không, nơi mà các lãnh đạo Chính phủ Châu Âu đưa ra quyết định quyết cùng tại Hội nghị thượng đỉnh tại Sofia, Bungari vào ngày 17/5 tới.

Việc đàm phán lại có thể khiến lệnh trừng phạt Iran sẽ kết thúc sớm

Chủ Nhật tuần trước, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng John Bolton nói “có thể” sẽ có lệnh trừng phạt thứ hai đối với các công ty Châu Âu do Mỹ rút lui khỏi thoả thuận hạt nhân Iran. Bolton trao đổi với CNN rằng ông tin một số đồng minh Châu Âu sẽ cùng Mỹ rút lui khỏi thoả thuận này mặc dù các lệnh trừng phạt đối với các công ty sẽ phụ thuộc vào “quy tắc của các chính phủ khác”.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trao đổi với tờ Fox News ngày chủ nhật rằng ông vẫn hi vọng Washington và đồng minh có thể bắt đầu một thoả thuận mới với Tehran. Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã ngụ ý rằng việc rút lui của Mỹ là động thái cố ý đưa Iran trở lại bàn đàm phán. “Lệnh trừng phạt này ảnh hưởng đến tất cả các ngành công nghiệp chính (tại Iran). Đây là những lệnh trừng phạt rất nặng nề”, Mnuchin chia sẻ.

Thực sự, bản tóm tắt của việc thực hiện xử phạt từ Kho bạc tập trung chính vào bản chất của những điều khoản này lên ngành ô tô, ngành hàng không và các công ty dầu mỏ. Ngoại trừ các lệnh trừng phạt lên vàng, các kim loại quý, các giao dịch USD, nợ chính phủ và tiền tệ, lệnh trừng phạt này còn ảnh hưởng đến giá nhôm and thép, thanl, phần mềm tích hợp các quy trình công nghiệp, khai thác cảng, vận chuyển, đóng tàu, giao dịch tài chính, dịch vụ bảo lãnh, bảo hiểm, tái bảo hiểm và lĩnh vực năng lượng.

“Họ đã làm việc lần trước. Đó là lý do vì sao Iran quay trở lại bàn đàm phán”, Mnuchin bổ sung ý kiến trong một tuyên bố về ý định của Chính phủ Mỹ.

Cho đến khi những thông tin cuối cùng được đưa ra, ảnh hưởng lên các doanh nghiệp Châu Âu vẫn chưa được xác nhận, cả hai công ty có thể đều được miễn trừ và cách khu vực này phản ứng nếu doanh nghiệp của họ không được ưu tiên.

Hôm qua, tờ báo Wall Street đã báo cáo rằng “các công ty Châu Âu đã bắt đầu rút các khoản đầu tư và tránh cam kết với Iran”, bao gồm Total, công ty năng lượng Đức Wintershall, công ty mẹ là côn gty hoá chất khổng lồ BASF (BO:BASF) hoạt động rộng khắp tại Mỹ và Maersk (CO:MAERSKb), công ty vận tải trụ sở tại Đan Mạch tuyên bố sẽ “ngừng nhận các nhiệm vụ vận chuyển dầu của Iran”. Công ty Torm (CO:TRMDa), một công ty chở dầu lớn thứ hai của Đan Mạch cũng đã ngừng nhận các đơn đặt hàng mới từ Iran.

Các công ty khác ở Châu Âu bao gồm công ty sản xuất ô tô Đức Daimler (DE:DAIGn), Tập đoàn cơ khí Siemens (DE:SIEGn), Công ty Oberbank (VIE:OBER) của áo và Công ty Serica Energy (LON:SQZ) của Anh đã nói rằng còn quá sớm để xác định được mức độ ảnh hưởng của việc này. Mỗi người có một cách đánh giá khác nhau, tuy nhiên trong bối cảnh mọi thứ còn mơ hồ như hiện nay, họ chỉ còn cách tiến lên phía trước trước khi quyết định điều gì.

Lý tưởng nhất, chiến thuật đàm phán của Trump có thể đưa Iran trở lại bàn đàm phán với một thoả thuận mới mà ít quy định hơn. Cả lệnh trừng phạt đầu tiên và thứ hai này đều chỉ có thể tồn tại ngắn hạn. Điều này có vẻ không chắc chắn, hy vọng vẫn còn đối với các công ty Châu Âu là họ phải tìm cách giảm thiểu hàng tỷ euro thiệt hại do những yếu tố địa chính trị này.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.