Một trong số thương hiệu được tin tưởng nhất tại Mỹ là Ford Motor Company (NYSE:F) đã liên tục nằm bên sườn giảm trong vài năm qua. Cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô lớn thứ 2 này có lợi nhuận âm trong suốt 5 năm, kể cả trong đợt tăng trưởng mạnh khiến hầu hết cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng tăng vọt cũng không khiến giá cổ phiếu đi lên.
Đóng phiên ngày thứ Sáu ở mức giá $8,78 giảm gần 21% so với mức giá $10,86 1 năm trước đó. Tuy nhiên, Ford lại có mức lãi suất cổ tức vô cùng hấp dẫn hiện tại gần với 7%. Nếu so sánh với con số lãi suất cổ tức trung bình của S&P 500 là 1,93% thì con số trên tỏ ra vượt trội.
Liệu mức cổ tức này có an toàn? Về cơ bản, khi mà một công ty đưa ra mức lợi nhuận cao hơn trung bình thị trường thì đó có thể coi là dấu hiệu nguy hiểm. Nhà đầu tư tìm kiếm để sở hữu cổ phiếu giảm giá được đánh giá là rủi ro hơn. Nên liệu đầu tư vào cổ phiếu Ford có là hợp lý cho nhà đầu tư mong muốn cổ tức ổn định?
Đang trong bước chuyển mình
Đó là một đoạn đường khó khăn dành cho Ford. Sau nhiều năm tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh, hãng xe này đang đối diện với một cơn bão lớn: họ đang cần 11 tỷ USD tái cấu trúc, sau khi thu nhập ròng của công ty giảm hơn ½ năm ngoái với nhu cầu cho xe sedan sụt giảm. Thay đổi này sẽ khiến hàng ngàn việc làm biến mất, đóng cửa một số nhà máy nước ngoài và xây dựng cơ sở để sản xuất xe điện và xe tự hành.
Họ đang dần loại bỏ thị trường xe nhỏ để tập trung cho xe SUV và xe tải ở Mỹ, đồng thời đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu phát triển xe điện và xe tự hành. Tháng trước, họ tuyên bố dành ra 900 triệu USd để xây dựng cơ sở xe điện và xe tự hành tại nhà máy Flat Rock khu vực phía Nam Detroit.
Khi Ford tiến hành kế hoạch tái cấu trúc diện rộng để tăng lợi nhuận và sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, thì nhà đầu tư lại tỏ ra không quá tin tưởng. Cổ phiếu công ty được giao dịch dưới $10/cổ phiếu kể từ mua hè năm ngoái giữa lo ngại về mức cổ tức quý hào phóng $0,15/cổ phiếu.
Chuyên gia đã xây dựng lên một kịch bản khi mà chỉ số tín nhiệm của Ford bị giảm và cổ tức của họ sẽ biến mất nếu chiến lược tái cấu trúc không thể cho ra kết quả. Việc họ từ chối đưa ra dự báo cho năm 2019 đã gia tăng lo ngại trên.
“Có những giá trị đáng kể đằng sau cổ phiếu Ford, dù rằng chúng ta không vội vàng mua vào khi bất ổn còn đang cao và một số rào cản vẫn cần phải loại bỏ để mang lại kết quả tốt hơn.” – theo Richard Carlson – chuyên gia phân tích từ ngân hàng Montreal chia sẻ sau báo cáo kết quả kinh doanh QI vào cuối tháng trước.
“Chúng ta cần thận trọng khi chúng ta tin rằng dòng tiền đổ vào ô tô ngày nay nên hướng vào các công ty đã có động lực tăng trưởng.”
Mặc dù Ford tỏ ra nghiêm túc để đối phó với thay đổi từ xu hướng và công nghệ, nhưng càng khó khăn hơn để nhà đầu tư hứng thú với mức lãi suất cổ tức cao của họ. Chúng tôi tin rằng chiến lượng công ty để biến thành một nhà sản xuất hiện đại thông qua việc bán SUV và xe tải là một chiến lược tiềm ẩn rủi ro.
Khách hàng sẽ sớm rời xa xe ô tô giá cao nếu nền kinh tế trở nên khắc nghiệt hơn hoặc giá gas tăng vọt. Một hiện tượng tương tự khiến Ford phải bỏ đi cổ tức trong năm 2006 và tái chi trả cổ tức trong năm 2012 sau khi sát nhập trở thành nhà sản xuất ô tô Detroit duy nhất sống sót qua khủng hoảng toàn cầu mà không cần trợ giúp từ chính phủ.
Một nguyên do khác khiến họ không phải là danh mục đầu tư hấp dẫn theo chúng tôi là xu hướng chia sẻ chuyến đi khiến nhu cầu sở hữu xe trở nên không còn cần thiết.
Lyft Inc. (NASDAQ:LYFT) cung cấp dịch vụ chia sẻ chuyến đi lớn thứ 2 tại Mỹ không còn thua kém Ford quá xa sau đợt IPO tuần rồi. Nhà đầu tư tỏ ra hào hứng với Lyft, họ không sở hữu nhà máy sản xuất và đó là tương lai của ngành này.
Lời kết
Khó mà nhìn thấy Ford tăng trưởng lợi nhuận trong ngắn hạn. Ngành công nghiệp ô tô đang chuyển mình dữ dội và đẩy áp lực lên kết quả kinh doanh của Ford, dòng tiền và chính giá cổ phiếu. Đối với nhà đầu tư dài hạn, nên chờ đợi xem xu hướng giảm diễn ra như thế nào và tính toán về thay đổi mà chiến lược Ford có thể mang lại.