TTCK toàn cầu giảm điểm trong tuần vừa qua trước bối cảnh lợi suất trái phiếu tăng cao, lo ngại leo thang xung đột tại Trung Đông trong khi KQKD Q3 phân hóa!
- TTCK Mỹ giảm điểm mạnh trở lại trong tuần qua khi chỉ số S&P500 mất 2.39% mức giảm mạnh nhất trong vòng 5 tuần trở lại đây kể từ 18/9. Lo ngại về lãi suất cao hơn đã gây áp lực lên thị trường chứng khoán trong tuần này khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã vượt ngưỡng 5% lần đầu tiên sau 16 năm.
- Cổ phiếu của các công ty chip hàng đầu tại Mỹ như Nvidia (NASDAQ:NVDA) (-11.87%) và AVGO (-6%, Broadcom Inc) bị bán tháo khi Mỹ thông báo kế hoạch thắt chặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc gây ảnh hưởng lớn đến diễn biến chung của thị trường trong tuần này.
- Chỉ số S&P500 đang bước vào sóng giảm khi để mất hỗ trợ MA200 ngày tương đương ngưỡng 4.233 điểm cho thấy thị trường đang bước vào sóng giảm. Các chỉ báo kỹ thuật như Stochastic và DMI cho thấy xu hướng giảm có thể còn tiếp diễn trong ngắn hạn.
- Lợi suất trái phiếu tăng mạnh làm giảm sức hấp dẫn của Chứng khoán.
- Sức hấp dẫn của cổ phiếu giảm đi khi lợi suất trái phiếu tại Mỹ tăng lên và bức tranh lợi nhuận của doanh nghiệp tiếp tục u ám. Phần bù rủi ro vốn cổ phần (equity risk premium) - chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu trong nhóm S&P 500 và lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm - hiện ở quanh quanh mức 0.109 điểm phần trăm. Đây là mức thấp nhất từng ghi nhận kể từ 2002 và thấp hơn nhiều so với mức bình quân khoảng 3,5 điểm phần trăm kể từ năm 2008 đến nay. Đây là một trong những lý do khiến TTCK tiếp tục chịu áp lực trong ngắn hạn.
- Trong bài phát biểu gửi tới Câu lạc bộ Kinh tế New York, Chủ tịch Fed cho biết sẽ tiến hành cẩn trọng, không loại trừ khả năng tiếp tục thắt chặt. Ông Powell cũng lưu ý rằng lạm phát vẫn còn quá cao và việc quay trở lại mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững có thể đòi hỏi một giai đoạn tăng trưởng dưới xu hướng và điều kiện thị trường lao động sẽ dịu đi hơn nữa.
- Ông Powell cho biết vẫn chưa rõ liệu lợi suất trái phiếu kho bạc cao hơn có thể thay thế cho việc tăng lãi suất hay không, tuy nhiên, thị trường vẫn kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng 11 sẽ diễn ra trong 10 ngày tới.
Diễn biến TTCK Việt Nam:
- Chỉ số VN-Index kết thúc tuần giảm mạnh hơn 4% và để mất hỗ trợ MA200 tuần do: 1) Áp lực điều chỉnh giảm diễn ra trên phạm vi toàn cầu trước bối cảnh lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao; 2) Tỷ giá trong nước tiếp tục biến động mạnh khi mất đến 3.7% kể từ đầu năm.
- Mặc dù tín hiệu phục hồi xuất hiện vào phiên cuối tuần tuy nhiên diễn biến chung đang phát đi tín hiệu thận trọng:
- Phần lớn các nhóm Ngành trong tuần này kết thúc trong xu hướng giảm.
- Chỉ số VN-Index nằm trong vùng biến động mạnh (high volatility), rủi ro tiềm ẩn tăng cao.
- Thanh khoản trung bình toàn thị trường tuần này đạt 18.486 tỷ tăng 12.5% so với tuần trước do áp lực bán tăng cao.
- Điểm tích cực là NĐTNN quay lại mua ròng 1.029 tỷ đồng trong bối cảnh thị trường điều chỉnh mạnh. Tuy nhiên, lũy kế từ đầu năm NĐTNN đang bán ròng khoảng -6.888 tỷ.
- Dòng vốn thông qua kênh ETF tăng trở lại +9.62 mil usd nhờ dòng vốn từ Fubon FTSE Vietnam ETF (+$15.2 Mln), KIM KINDEX Vietnam VN30 ETF (+$2.66 Mln), FTSE Vietnam (+$2.56 Mln). Ngược lại DCVFMVN Diamond ETF bị rút -$8.26 Mln), DCVFMVN30 ETF Fund bị rút -$2.09 Mln.
- Kết quả kinh doanh Q3 của các DNNY: Tính đến 20/10, với tổng LNST toàn thị trường gần như đi ngang so với cùng kỳ với mức giảm nhẹ -0,8% YoY. Mức giảm này chủ yếu đến từ 5/27 ngân hàng (-28,5% YoY) trong khi LNST của 9/52 công ty chứng khoán và 501/1518 doanh nghiệp Phi tài chính tăng lần lượt +113,3% và +8,4% YoY. Công nghệ thông tin, Dầu khí và Xây dựng & Vật liệu là các ngành có LNST tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ. Tuy nhiên, câu chuyện tăng trưởng này đã được phản ánh vào diễn biến giá nhiều cổ phiếu thuộc các ngành này.
Kịch bản thị trường:
- Kịch bản lạc quan (30%): Tín hiệu giảm mạnh và bất ngờ đã khiến chỉ số VN-Index để mất hỗ trợ MA200, do đó rủi ro ngắn hạn đang gia tăng. Kịch bản lạc quan, VN-Index giữ vững được hỗ trợ 1.100 điểm có thể xuất hiện nhịp hồi phục hoặc đi ngang và có thể sớm lấy lại được hỗ trợ MA200 điểm, hướng đến mục tiêu 1.125 điểm
- Kịch bản thận trọng (70%): Trong trường hợp Chỉ số VN-Index tiếp tục xuyên thủng hỗ trợ gần nhất 1.100 điểm, kịch bản thận trọng sẽ được kích hoạt với khả năng chỉ số có thể kiểm nghiệm mức hỗ trợ thấp hơn của Fibonacci tương ứng vùng 1.030 - 1.050 điểm.
- Chiến lược đầu tư: Chỉ số VN-Index đã để mất hỗ trợ quan trọng MA200 ngày do đó chiến lược phòng thủ nên được kích hoạt trong thời điểm này. Ngắn hạn, NĐT nên xem xét thu hẹp danh mục và quan sát phản ứng của chỉ số xoay quanh mốc 1.112 điểm. Nếu tín hiệu phục hồi xuất hiện kèm theo thanh khoản tăng trở lại có thể xem xét giải ngân với vùng điểm mục tiêu 1.125 điểm. Ngược lại nếu kịch bản thận trọng được kích hoạt, tiếp tục dừng quan sát cho đến khi xu hướng rõ ràng hơn.