Không có hy vọng về thỏa thuận Brexit của chính quyền May có thể giành được chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu ngày hôm qua, cũng như việc các thành viên nghị viện sẽ bỏ phiếu trong ngày hôm nay để rút khỏi liên minh Châu Âu mà không có thỏa thuận. Điều này khiến cuộc bỏ phiếu ngày thứ Năm thu hút sự chú ý nhằm tìm kiếm sự gia hạn cho hạn chót 29/03 cho dù có quá ít phương án thay thế.
Mặt khác, khó thể nói về điều mà chính phủ kỳ vọng đạt được với thỏa thuận trì hoãn. Quan chức EU đã tuyên bố rõ ràng là sẽ không có thêm nhượng bộ gì cả, đối với vấn đề Ireland hoặc những điều mà quan chức Brexit cảm thấy không vừa ý trong thỏa thuận của bà May. Cũng không có nghi ngờ gì về niềm hy vọng nhỏ nhoi của một số người về việc Anh bỏ đi hoàn toàn ý tưởng rời khỏi Châu Âu hay ít nhất là đưa việc đó vào một cuộc trưng cầu dân ý khác.
Bà May bóng gió với chia sẻ của bà sau khi có một cuộc bỏ phiếu không mấy khả quan và sẽ hướng tới thứ Năm với lựa chọn kéo dài thời hạn. Bà nói “EU muốn biết tại sao chúng ta lại cần gia hạn. Hạ viện sẽ phải trả lời cho câu hỏi đó: liệu đó có phải là mong muốn bỏ đi điều khoản 50 hay là mong muốn cuộc trưng cầu dân ý lần 2, hay đó là mong muốn hướng đến 1 thỏa thuận khác, không phải thỏa thuận này.”
Đồng Bảng Anh vẫn cố gắng ngoi lên cho dù chính quyền May chịu sự thất bại, giá giữ trên mức $1,30 sau một phiên giảm xuống gần hỗ trợ. Nhà đầu tư rõ ràng kỳ vọng có thêm thời gian, kể cả là chuẩn bị cho Brexit không thỏa thuận.
Cơ quan tài chính đang bận rộn chuẩn bị cho thỏa thuận tạm thời để tiếp tục giao dịch kể cả sau khi không có thỏa thuận trong tháng này. Ngân hàng Anh đã thông báo đến các ngân hàng phải chuẩn bị độ thanh khoản cao và cần thiết đảm bảo đủ lượng tiền quy đổi ngoại tệ trong trường hợp cần thiết.
Đó là các phương án chuẩn bị thận trọng, đó có thể là lý do tại sao một số thành viên của hội đồng chính sách tiền tệ ngân hàng trung ước nói rằng họ sẽ bỏ phiếu cho việc cắt lãi suất với Brexit khó khăn, để nền kinh tế có đủ khả năng đối phó với sự thay đổi.
Điều này có vẻ mâu thuẫn với những nỗ lực khác nhằm trấn an thị trường rằng họ sẽ linh hoạt trong chính sách. Hai trong số bốn thành viên bên ngoài của hội đồng chín thành viên, Silvana Tenreyro và Gertjan Vlieghe, đã chỉ ra rằng họ sẽ ủng hộ việc cắt giảm lãi suất nếu Anh rời EU mà không có thoả thuận.
Thống đốc Mark Cerney, phó Thống đốc Dave Ramsden và hai thành viên khác, Michael Saunders và Jonathan Haskel đã nói rằng lãi suất có thể theo cả hai hướng, mặc dù Carney nói trong phiên điều trần trước Nghị viện rằng giảm lãi suất là khả thi hơn. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng Brexit không có thoả thuận sẽ gây lạm phát vì khả năng GBP sẽ giảm mạnh.
Phó Thống đốc Jon Cunliffe và Ben Broadbent và nhà kinh tế trưởng Andy Haldane vẫn chưa tiết lộ quan điểm của họ.
Ngân hàng trung ương đã phát tín hiệu vào năm ngoái rằng họ muốn thắt chặt chính sách tiền tệ nhưng hiện tại đã tạm trì hoãn để chờ kết quả Brexit. Khi khả năng về một thỏa thuận bị rút lại, trọng tâm đã chuyển sang những gián đoạn có thể xảy ra trên thị trường và họ sẽ bận rộn với các kế hoạch dự phòng khác. Carney, người đã đấu tranh mạnh mẽ về những rủi ro do Brexit gây ra, trở nên điềm đạm hơn khi thời hạn đang đến gần.