Đây là một trong những kim loại độc nhất với con người. Và nhà đầu tư, người tỏ ra khá tích cực đối với chì trong năm nay đang cảm nhận được tác động độc hại của nó trong danh mục của họ.
Giảm 26% trong năm nay do quan ngại trước nhu cầu từ Trung Quốc – thị trường tiêu thụ chì hàng đầu đang gặp khó khăn từ cuộc chiến thương mại với Mỹ. Chì cũng là loại hàng hoá cuối bảng xét về diễn biến theo Investing.com theo dõi đối với 34 loại hàng hoá.
“Chì cũng đang là một trong những kim loại có diễn biến kém nhất từ đầu năm đến nay, mặc dù hàng tồn kho đang giảm và nguồn cung bị thắt chặt”, Ngân hàng Bank of America-Merrill Lynch cho biết và đã đưa dầu đứng thứ 18 trong tổng số 21 kim loại cơ bản.
Bắt đầu yếu dần ở Trung Quốc
Ngân hàng đầu tư Mỹ cho rằng nhu cầu của Trung Quốc đối với chỉ khá yếu trong năm nay, các mỏ nguồn cung sẽ vẫn không nhiều và sản lượng chỉ tinh chế giảm 4,0% từ đầu năm đến nay và so với năm ngoái. BofAML cho biết:
“Hàng tồn kho chì tinh chế của Trung Quốc đã giảm, tạo ra hoạt động ăn chênh lệch đối với sản phẩm này. Do đó, điều này sẽ làm tăng báo giá của chì tinh chế sau lần điều chỉnh gần đây”.
Trong phiên ngày thứ 4, hợp đồng tương lai chì 3 tháng trên sàn London Metal Exchange ở ngưỡng $1911,50/tấn, giảm từ mức đóng cửa năm 2017 là $2496/tấn. Chỉ báo kỹ thuật ngày của Investing.com đưa ra khuyến nghị “Bán mạnh” với đường hỗ trợ Fibonacci Level 3 – mức mạnh nhất - ở mức thấp $1876,67, có nghĩa vẫn có khả năng chì sẽ giảm thêm $35 nữa, tương đương 2% trước khi hồi phục.
Năm đầu tiên giảm trong 3 năm
Diễn biến của chì không phải lúc nào cũng như vậy. Thực tế, đây là năm đầu tiên trong 3 năm nó trải qua những đợt giảm mạnh như vậy. Giá chì đã tăng 24% trong năm 2017 và 13% trong năm 2016.
Mặc dù có yếu tố độc hại, chì được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất pin xe ô tô, bột màu cho sơn, đạn được, bỏ bọc cáp, các loại tạ để nâng, thắt lưng để lặn, kính pha lê chì, bảo vệ bức xạ và một số chất hàn. Nó cũng thường được sử dụng để lưu trữ chất lỏng ăn mòn.
Trung Quốc từ lâu là động lực chính để tăng lượng tiêu thụ chì, nhờ tăng số lượng xe đạp điện.
Doanh số bán xe đạp điện chậm lại
Tuy nhiên doanh số bán xe đạp điện đã chậm lại trong năm nay, làm giảm nhu cầu về chì. Với khoảng 260 tỷ USD hàng hoá giao thương giữa Trung Quốc và Mỹ, cuộc chiến thuế quan thương mại ngày càng tồi tệ kể từ Quý 1 đã gây thêm áp lực cho giá chì.
Do đó, BofaML cho biết thị trường chì ở Trung Quốc có thể dư thừa trong năm tới, gây áp lực lên giá.
Tuy nhiên đó cũng chỉ là một mặt của vấn đề. Mặt khác chính là sự sụt giảm mạnh của hàng tồn kho dì trên sàn Shanghai Futures Exchange (ShFE) trong năm nay – diễn biến này đã làm lu mờ việc doanh số bán xe đạp điện giảm và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Giá giảm mặc dù hàng tồn kho ở mức thấp
Trong báo cáo ngày 13/9, Reuters nói rằng dự trữ chì Trung Quốc đã giảm xuống mức “kỷ lục” do việc kiểm tra môi trường đã đóng cửa lò sưởi, ngay cả khi nhu cầu về kim loại từ các nhà sản xuất pin vẫn mạnh.
Các kho dự trữ chì ở Trung Quốc trên sàn ShFE ở mức 29850 tấn trong ngày 8/9 và giảm hơn 64% từ mức cao trong 3 năm ở ngưỡng 83622 tấn ngày 19/5.
Thậm chí, chính là nguồn cung chì hoặc kim loại không giao ngay. Hàng tồn kho của chúng ở mức 9735 tấn ngày 12/9, giảm từ mức 80089 tấn ngày 17/5.