Quan điểm đầu tư
Mảng công nghệ của FPT (HM:FPT) được kỳ vọng tiếp tục phục hồi hai con số khi: 1) FPT có thể tận dụng lợi thế của các thương vụ M&A, duy trì tốc độ tăng trưởng cao tại thị trường Mỹ và thị trường trong nước; 2) thị trường Nhật Bản phục hồi từ mức thấp của năm 2021; 3) nhu cầu chuyển đổi số ở các nước Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Theo nghiên cứu mới nhất của Công ty dữ liệu quốc tế (International Data Corporation - IDC (HN:IDC)), chi tiêu cho các giải pháp dữ liệu lớn của các nước Châu Á – Thái Bình Dương được kì vọng tăng 19% trong năm 2022 và tăng gấp 1,6 lần đến năm 2025, so với năm 2021.
Mảng viễn thông được kỳ vọng duy trì tốc độ tăng trưởng nhờ vào 1) tăng trưởng thuê bao băng rộng cố định với thị phần ổn định; 2) FPT đang tập trung mở rộng trung tâm dữ liệu.
Mảng giáo dục: Số lượng học sinh kì vọng tiếp tục tăng nhờ vào nhu cầu nguồn nhân lực trong mảng CNTT gia tăng. Công ty kì vọng tốc độ tăng trưởng số lượng học sinh đạt 30% mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Các rủi ro cần theo dõi: 1) sự biến động của ngoại tệ; 2) thị trường nước ngoài của FPT phục hồi chậm hơn dự kiến; 3) cạnh tranh gay gắt trong ngành viễn thông.
Duy trì khuyến nghị Mua và giá mục tiêu 102.200 VND (HM:VND). Chúng tôi duy trì giá mục tiêu ở mức 102.200 VND, dựa vào một số giả định chính như sau: 1) tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 dự phóng ở mức 24,6% CK; 2) mức PE mục tiêu ở mức 22x để phản ánh FPT là nhà cung cấp CNTT trong nước hàng đầu với tốc độ tăng trưởng thu nhập bền vững và ROE cao so với các công ty cùng ngành. Trong khi đó, giả định WACC trong mô hình FCFF là 9,84%.
Duy trì đà tăng trưởng trong nửa đầu năm 2022
Trong 1H22, doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 19.826 tỷ đồng (+22,2% CK, tương đương 47% kế hoạch năm) và 3.637 tỷ đồng và (+23,9% CK, tương đương 48% kế hoạch năm). Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 2.490 tỷ đồng (+30,6% CK).
▪ Doanh thu từ Công nghệ giữ vững đà tăng trưởng, nhờ vào nhu cầu chuyển đổi số (tăng trưởng doanh thu đạt 64,6% CK; trong đó doanh thu từ mảng Điện toán đám mây vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh) và nhu cầu chi tiêu CNTT hồi phục. Doanh thu của mảng xuất khẩu phần mềm đạt 8.622 tỷ đồng (+29% CK), trong đó thị trường Mỹ (+48,4% CK) và APAC (+55,5% CK) vẫn tiếp tục đóng vai trò chính trong sự tăng trưởng. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản phục hồi từ mức thấp năm ngoái khi tăng trưởng doanh thu tính bằng JPY đạt 17,8% CK trong 1H22; tuy nhiên, do đồng Yên mất giá nên tăng trưởng doanh thu tính bằng VND từ thị trường này chỉ đạt 8,4% CK. Khối lượng đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài giữ mức tăng trưởng cao trong 1H22, đạt 11,681 tỷ đồng (+40% CK).
▪ Khối viễn thông ghi nhận doanh thu 6.727 tỷ đồng (+15% CK), với biên lợi nhuận trước thuế cải thiện lên mức 19,2% trong 1H22 (từ mức 18,3% trong 1H21), nhờ lợi nhuận từ PayTV tăng trưởng tốt.
Dữ liệu quan trọng
Xem thêm tại đây