Tiền tệ và cổ phiếu bị bán tháo mạnh vào thứ Hai khi các ca nhiễm virus ở Châu Âu đạt mức cao kỷ lục mới. Nỗi sợ hãi lớn nhất của mọi người trong mùa hè này là làn sóng thứ hai và thật không may, nỗi sợ hãi đó đã thành hiện thực. Tây Ban Nha báo cáo 14.389 trường hợp mới vào thứ Sáu, trong khi Pháp báo cáo gần 13.498 trường hợp mới vào thứ Bảy. Những con số này, vượt xa mức đỉnh được thiết lập vào tháng 3 – gây ra một loạt các hạn chế xã hội chặt chẽ hơn ở các nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba của Châu Âu. Ngay cả Đức – quốc gia không thấy có sự gia tăng đáng kể các trường hợp nhiễm bệnh cũng đã thắt chặt các quy định về mang khẩu trang và tiếp xúc gần để ngăn chặn sự lây lan rộng hơn tại Munich. Tại Vương quốc Anh, các ca bệnh được ghi nhận dưới con số kỷ lục đầu năm nhưng lại tăng gấp đôi mỗi ngày, khiến cố vấn khoa học chính của quốc gia này cảnh báo rằng số ca nhiễm vius có thể tăng 50.000 ca mới mỗi ngày vào giữa tháng 10 nếu như không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn nữa.
Con số năm mươi nghìn ca mỗi ngày không chỉ là nguy cơ đối với Vương quốc Anh, mà tất cả các nước khu vực Châu Âu đều có khả năng phải trải qua mức tăng đột biến này. Vấn đề là trong khi những trường hợp này cao hơn so với đầu năm, các biện pháp mà chính phủ Tây Ban Nha, Pháp và Anh thực hiện lại mang tính bản địa hóa (tức là tùy tình hình từng khu vực / từng quốc gia để đưa ra biện pháp riêng cho khu vực đó), điều này làm dấy lên lo ngại về hiệu quả của các biện pháp đó. Với mức độ lây lan nghiêm trọng của đại dịch ở Châu Âu, các quốc gia này đang đưa ra nhiều hạn chế hơn. Trước đó, thiệt hại kinh tế trầm trọng do đóng cửa biên giới quốc gia vào tháng 4 và tháng 5, làn sóng thứ hai gây ra rủi ro đáng kể cho đồng Euro và đồng bảng Anh. Cả hai loại tiền tệ đều giảm mạnh vào thứ Hai và chúng tôi cho rằng sẽ có nhiều thiệt hại hơn nữa khi mục tiêu tiếp theo của các cặp tiền tệ lần lượt là 1,15 đối với EUR / USD và 1,25 đối với GBP / USD. Ngay cả Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde dường như cũng thể hiện lo ngại khi bà cho rằng sự phục hồi là không chắc chắn và không đồng đều cùng với đó là khuyến nghị nên có sự chuẩn bị sẵn sàng của các gói hỗ trợ kinh tế hơn nữa nếu cần thiết. Bình luận đáng chú ý nhất của bà là về đồng Euro – trước đây bà đã kêu gọi các nhà đầu tư không phản ứng quá mức với sự gia tăng của đồng tiền này – nhưng hôm nay bà lại đưa ra các khuyến nghị rằng thị trường nên “dành sự chú ý đến sự tăng giá của đồng Euro”, và quan điểm này mang ngụ ý về sự suy giảm của đồng Euro. Đối với đồng Euro và đồng bảng Anh, ngoài các tiêu đề về virus, trọng tâm chính là các báo cáo chỉ số PMI. Nếu báo cáo của tháng này cho thấy sự suy giảm, khả năng sẽ có thêm các khoản lỗ đối với các loại tiền tệ.
Trái ngược với những dự báo không mấy tích cực, đô la Hoa Kỳ lại được giao dịch mạnh mẽ hơn bất chấp những rắc rối chính trị của quốc gia này. Cuộc bầu cử Tổng thống đang đến gần và với cái chết đột ngột của cựu Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, các chính trị gia đang chuẩn bị cho những khó khăn hơn nữa trên cuộc đua tranh cử tại ở Washington. Có rất rủi ro và yếu tố đáng kể chính là lo ngại về sự sụp đổ chính trị. Các biến động xoay quanh cuộc bầu là một rủi ro nghiêm trọng đối với thị trường cổ phiếu và tiền tệ. Ngay cả trong năm 2016, khi các cuộc thăm dò cho thấy Hillary Clinton dẫn đầu, cổ phiếu có xu hướng giảm trong những tuần trước cuộc bầu cử. Đồng thời, diễn biến không mấy tích cực khi chúng tôi nhận thấy xu hướng bán tháo đã được kích hoạt với cặp tiền tệ EUR / USD và biến động hơn trong các giao dịch USD / JPY. Có khả năng, lịch sử biến động sẽ lặp lại vào năm 2020 nhưng theo cách phóng đại hơn khi có những ý kiến mạnh mẽ xung quanh việc Tổng thống đương nhiệm Trump cố gắng thúc đẩy nhanh chóng việc thay thế vị trí ghế trống của cựu Thẩm phán. Không có báo cáo kinh tế lớn nào của Hoa Kỳ dự kiến phát hành trong tuần này, các nhà giao dịch đô la Mỹ nên theo dõi ba điều: Các tiêu đề từ Washington; Lời khai của Chủ tịch Fed Jerome Powell trong phiên điều trần sắp tới và Diễn biến trên thị trường chứng khoán vì các nhà đầu tư có khả năng lấy tín hiệu từ sự bất chấp rủi ro của các giao dịch tích cực.
Các loại tiền tệ hàng hóa cũng bị bán tháo, với đô la New Zealand dẫn đầu mức giảm. Trong khi Châu Âu đang tuyệt vọng trong việc ngăn chặn làn sóng dịch bệnh thứ hai trở nên tồi tệ hơn, New Zealand đã chấm dứt các hạn chế về đại dịch ở tất cả các vùng của đất nước ngoại trừ thành phố lớn nhất – Auckland. Tuy nhiên, thay vì tăng, đồng tiền này lại giảm vì tâm lý e ngại rủi ro và lo ngại về cuộc họp của Ngân hàng Dự trữ trong tuần này. Khi cuộc họp RBNZ lần gần đây nhất diễn ra, các quyết định từ cuộc họp đã mở ra ý tưởng về tỷ giá âm và các nhà giao dịch lo lắng rằng trong khi quốc gia này đã loại bỏ Covid-19 lần thứ hai, thì các diễn biến tồi tệ của các quốc gia bên ngoài khiến cho ý tưởng nói trên không thể trở thành hiện thực. Đối với Úc, vấn đề lớn nhất là quan hệ với Trung Quốc ngày càng xấu đi. Rõ ràng Úc đang từ chối các khoản đầu tư vào các công ty Trung Quốc sau khi Trung Quốc mất quyền truy cập vào trạm theo dõi không gian của Úc. Đồng đô la Canada cũng giảm, với USD / CAD tăng lên mức mạnh nhất trong hơn một tháng.