- Chỉ số CPI thấp sẽ làm giảm triển vọng tăng lãi suất
- Các cuộc thăm dò cho thấy đảng Cộng hòa đang chiếm ưu thế; một chiến thắng bất ngờ của đảng Dân chủ sẽ làm dấy lên lo ngại về việc chi tiêu nhiều hơn
- Tuần trước, đường cong lợi suất đảo ngược nhiều nhất trong 40 năm
Hai vấn đề vào tuần tới là lạm phát và cuộc bầu cử giữa kỳ có thể ảnh hưởng mạnh đến thị trường chứng khoán.
Dữ liệu việc làm được công bố hôm thứ Sáu đã khiến nhiều nhà đầu tư mua vào cổ phiếu giúp thị trường hồi phục vào cuối tuần đầu tiên của tháng 11 sau khi thị trường đã giảm 5,25% trong tuần trước đó. Chủ tịch Fed Jerome Powell có thể đã gợi ý về việc tiếp tục tăng lãi suất trong tương lai sau 4 lần tăng 75 điểm cơ bản trước đó, điều này có thể đẩy mức lãi suất lên khoảng từ 3,75% đến 4%, mức tăng mạnh nhất được áp dụng kể từ những năm 1980.
Chứng khoán tăng mạnh vào hôm thứ Năm khi chủ tịch Powell mở ra khả năng Fed có thể giảm mức tăng lãi suất, nhưng sau đó thị trường đã suy giảm khi ông nhấn mạnh rằng Fed sẽ không dừng việc tăng lãi suất cho đến khi kiểm soát được lạm phát.
Chỉ số biến động của Phố Wall, còn được biết đến như "thước đo nỗi sợ hãi", cho thấy sự hoang mang, lo ngại của các nhà đầu tư vẫn phủ bóng lên thị trường.
Nguồn: Investing.com
Ngay cả sau khi giảm kể từ mức cao nhất trong tháng 10, tương ứng với mức thấp nhất của tháng trước đối với thị trường chứng khoán, chỉ số (HM: VIX) vẫn ở gần ngưỡng 25,00. Ngoại trừ các vụ sụp đổ thị trường năm 2008 và 2020, thì chỉ số đo được luôn ở dưới mức này.
Tôi đã nhiều lần cảnh báo rằng không nên kỳ vọng nhiều vào các đợt phục hồi mà chúng ta đã thấy vừa qua, vì chúng chỉ là sự điều chỉnh trong thị trường giá xuống. Tuy nhiên, với những thay đổi tiền tệ trong lịch sử, chúng ta thấy sự biến động cổ phiếu trong lịch sử như nhau. Chỉ số S&P 500 đã có mức tăng - giảm trong 5 tháng với biên độ lớn hơn 7% trong năm nay. Những biến động mạnh mẽ như vậy là rất hiếm. Lần cuối cùng nó xảy ra là sau cuộc khủng hoảng năm 2008 và lần trước đó là năm 1933.
Theo những nhà đầu cơ giá lên, ngay cả khi cổ phiếu đang dần chạm đáy, vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Tuy nhiên, thị trường vẫn cho thấy dấu hiệu tiếp tục sụt giảm.
Nguồn: Investing.com
Chỉ số S&P 500 đang ghi nhận các đỉnh và đáy tăng trong ngắn hạn trong khi vẫn giảm trong trung hạn. Tuy nhiên, chỉ số đã hoàn thành một nêm tăng vào thứ Tư. Mô hình này là một hình tam giác với đường xu hướng thấp và dốc hơn, cho thấy hành vi hào hứng của bên mua. Tuy nhiên, các mức cao thể hiện rằng bên bán không thấy chỉ số tăng mạnh như mức thấp, vì vậy bên mua đã từ bỏ, cho phép chỉ số giảm xuống dưới mô hình. Điểm phá vỡ theo chiều hướng giảm này được cho là đã tạo ra một phản ứng dây chuyền kỹ thuật trong đó việc kích hoạt các đợt bán khống và các đợt mua dài hạn sẽ đẩy cổ phiếu đi xuống thêm, về mức mục tiêu 3.200 và thậm chí có thể về mức {{art -200629004||mục tiêu 3.000}}.
Các nhà đầu tư sẽ chú ý đến báo cáo CPI vào thứ Năm sau khi dữ liệu của tháng 9 vượt ước tính, tăng lên mức cao nhất trong 40 năm. Các nhà đầu tư cần hiểu rằng ngay cả khi chỉ số CPI giảm, thì vẫn vượt qua mức chấp nhận của Fed. Fed có thể sẽ không dừng lại chính sách thắt chặt cho đến khi kiềm chế được lạm phát, sau những phản ứng có phần thiếu nhanh nhạy vào năm ngoái.
Wells Fargo dự kiến mức lãi suất cuối cùng của Fed - mức mà Fed có khả năng ngừng tăng lãi suất - sẽ giảm 12 điểm cơ bản nếu CPI dưới 0,4%. Một cuộc khảo sát của Reuters ước tính mức tăng hàng tháng là 0,5%.
Về chính trị, một chiến thắng bất ngờ của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 8 tháng 11 có thể khiến các nhà đầu tư lo lắng rằng Quốc hội do đảng Dân chủ kiểm soát sẽ tiếp tục tăng chi tiêu tài khóa, thúc đẩy lạm phát hơn nữa.
Đảng Dân chủ đang bị tụt lại phía sau: các cuộc thăm dò cho thấy Đảng Cộng hòa đang chiếm ưu thế và đang trên đà phân chia quyền lực với Đảng Dân chủ. Đảng Cộng hòa được dự đoán sẽ nắm quyền kiểm soát Hạ viện, và thậm chí có thể cả Thượng viện, trong nửa sau nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden.
Đường cong lợi suất đảo chiều vào tuần trước là mức chênh lệch lớn nhất được thấy kể từ những năm 1980, dấu hiệu cho thấy nguy cơ suy thoái kinh tế ngày càng hiện rõ.
Nguồn: Investing.com
Hôm thứ Năm, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm đã tăng cao hơn trái phiếu kỳ hạn 10 năm 58,6 điểm cơ bản, mức chênh lệch cao nhất trong vòng 40 năm. Sự đảo ngược giảm bớt vào thứ Sáu, tương ứng với sự giảm bớt nỗi sợ hãi khi chứng khoán tăng và chỉ số VIX giảm.
Đồng đô la đã giảm 1,8%, mức giảm mạnh nhất trong năm, phù hợp với triển vọng Fed có thể giảm bớt việc tăng lãi suất, điều này đã thúc đẩy giá cổ phiếu tăng cao hơn vào thứ Sáu.Nguồn: Investing.com
Từ quan điểm kỹ thuật, đồng đô la mở rộng mô hình nêm giảm khi quay lại đường xu hướng tăng.
Đường cong lợi suất đảo ngược được xem như dấu hiệu tăng giá đối với vàng, khi vàng đã tăng mạnh từ mức thấp hàng tháng sau khi các nhà đầu tư đặt kỳ vọng vào việc lãi suất sẽ tăng chậm lại. Tuy nhiên, giả định rằng vàng sẽ tăng giá trong bối cảnh suy thoái chỉ diễn ra trong trường hợp Fed hạ lãi suất để tránh cho nền kinh tế khỏi suy thoái - nhưng đó là trong dài hạn. Hiện tại, tôi vẫn đưa ra quan điểm giảm đối với giá vàng
Sự hồi phục của vàng đơn thuần chỉ là một động thái hồi phục của giá đối với mô hình 2 đỉnh.
Tiết lộ: Tại thời điểm viết bài, tác giả không có bất kỳ vị thế giao dịch nào được đề cập trong bài viết.