Nhận định thị trường
Dòng tiền suy yếu, VN-Index khó trở lại xu hướng tăng điểm
VN-Index tiếp tục có 1 tuần giảm điểm, chỉ số đã để mất 21,85 điểm tương ứng mức giảm 2,03% chốt tuần tại 1.055,3. Điểm đáng chú ý trong tuần là việc thanh khoản của thị trường liên tục suy yếu, thanh khoản khớp lệnh trên HSX từ mức trung bình khoảng 600 triệu đơn vị/ phiên của tuần trước, tuần này mức thanh khoản trung bình chỉ còn khoảng 450 triệu đơn vi/ phiên, thấp nhất là phiên ngày 09/02 với mức thanh khoản chỉ hơn 383 triệu đơn vị.
Top 10 ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index trong tuần phân bổ ở 5 ngành đó là Bất động sản (VHM (HM:VHM), VIC (HM:VIC)), Bán lẻ (MWG (HM:MWG)), Thực phẩm & Đồ uống (MSN (HM:MSN)), Ngân hàng (VIB (HM:VIB), VPB (HM:VPB) và STB (HM:STB)), Vận tải (VJC (HM:VJC)) và Vật liệu Xây dựng (HPG (HM:HPG), GVR (HM:GVR)) cho thấy áp lực bán lan tỏa trên toàn thị trường. Chiều tăng điểm, cac trụ như VCB (HM:VCB), GAS (HM:GAS) đã giúp VN-Index ít tiêu cực hơn khi giúp chỉ số tăng lần lượt 1,6 điểm và 0,9 điểm.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng với giá trị 900 tỷ đồng với cả 5 phiên mua ròng trong tuần. STB được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị 770 tỷ đồng, cổ phiếu này cũng bắt đầu hết room khối ngoại trong tuần. HPG xếp thứ 2 với giá trị mua ròng 195 tỷ đồng.
Nỗ lực hồi phục của VN-Index trong tuần đã dừng bước khi chỉ số chạm vùng 1.090. Xu hướng giảm điểm ngắn hạn đã hình thành sau khi chỉ số mất mốc MA 20 ngày (1.075). Thanh khoản suy giảm làm khả năng chỉ số khó tích cực trở lại ngay trong ngắn hạn, chúng tôi kỳ vọng diễn biến cân bằng sẽ xuất hiện trong tuần sau khi chỉ số về vùng MA 20 tuần (1.040). Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức -5 (TIÊU CỰC). Mức P/E của VN-Index đang ở mức 13,8 lần
Bản tin thị trường
Thanh khoản suy giảm làm khả năng chỉ số khó tích cực trở lại ngay trong ngắn hạn, chúng tôi kỳ vọng diễn biến cân bằng sẽ xuất hiện trong tuần sau khi chỉ số về vùng MA 20 tuần (1.040).
Đồ thị kỹ thuật VN-INDEX (chart ngày)
Xem thêm tại đây