Bạn biết câu nói: Có Qua Có Lại.
Cam kết sản lượng lớn hơn bình thường của OPEC trong tháng 7 và tháng 8 đang được Ả Rập Xê-út coi như một ván bài để mở đường cho chuyến thăm tới Riyadh của Tổng thống Joseph Biden.
Sự nổi tiếng của tổng thống Hoa Kỳ đang giảm dần trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 khi giá nhiên liệu, thực phẩm và các nhu yếu phẩm tăng cao ở Hoa Kỳ trong bối cảnh lạm phát đang ở mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
Trong số 23 quốc gia thuộc hoặc liên kết với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), chỉ có Ả Rập Xê-út - và ở một mức độ nào đó, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất - có thể cung cấp ngay cho Mỹ giải pháp về vấn đề lạm phát: Thêm dầu mỏ.
Nhưng Biden vẫn chưa thể có số dầu đó bởi vì Tổng Thống Mỹ đã từ chối thương giao với Mohammed bin Salman, thái tử Ả Rập Saudi thường được biết đến với cái tên MBS (HN:MBS), người mà CIA đã buộc tội ra lệnh sát hại một cư dân Hoa Kỳ.
Bên cạnh sự công nhận và tôn trọng mà lẽ ra phải dành cho ông với tư cách là vị vua được chờ đợi của Ả Rập Xê-út, MBS cũng muốn có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ dành cho Riyadh trong cuộc chiến Yemen. Cả thái tử và người đồng cấp của ông ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Mohammed bin Zayed Al Nahyan, đều cảm thấy thất vọng với sự thờ ơ của Biden đối với họ, cũng như việc ông không giải quyết được những lo ngại của Vùng Vịnh về chương trình tên lửa của Iran và các lực lượng ủy nhiệm trong khu vực.
Từ "Kẻ hạ đẳng" đến “Vị lãnh đạo”: Biden thay đổi thái độ đối với MBS
Tình trạng bây giờ cho thấy cơ hội để cải thiện mối quan hệ giữa 2 quốc gia. Vào thứ Năm, Nhà Trắng đã nhanh chóng công nhận vai trò của MBS trong việc kéo dài lệnh ngừng bắn ở Yemen. Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết: “Chúng tôi đặc biệt ghi nhận sự lãnh đạo của Quốc vương Salman và thái tử của Ả Rập Xê-út trong việc giúp củng cố thỏa thuận ngừng bắn”.
Chỉ 24 giờ trước đó, chính quyền cho biết Biden vẫn coi thái tử MBS như một "kẻ hạ đẳng" vì vai trò bị cáo buộc của ông trong vụ giết người và phi tang xác năm 2018 ở Thổ Nhĩ Kỳ của nhà báo Jamal Khashoggi, một cư dân Mỹ gốc Ả Rập Xê-út.
Các nhà ngoại giao Mỹ đã làm việc trong nhiều tuần để tổ chức chuyến thăm đầu tiên của Biden tới Riyadh sau hai năm quan hệ căng thẳng về vụ giết Khashoggi và những bất đồng về nhân quyền, cuộc chiến ở Yemen, và việc cung cấp vũ khí của Mỹ cho vương quốc này. Chỉ ba tháng trước, MbS được cho là đã từ chối nói chuyện điện thoại với tổng thống.
Kèm theo đó, Nhà Trắng hôm thứ Năm cho biết họ cũng công nhận vai trò của Ả Rập Xê Út trong việc giúp đạt được sự đồng thuận của OPEC về xuất khẩu dầu cao hơn.
Điều này đưa chúng ta đến chính xác những gì Biden đang theo đuổi.
Liệu sự mềm dẻo của Hoa Kỳ có hiệu quả với Ả Rập Xê Út?
Cuộc họp của OPEC+ hôm thứ Năm đã nhất trí sản xuất 648.000 thùng mỗi ngày cho cả tháng Bảy và tháng Tám.
OPEC+ nhóm 13 thành viên ban đầu của OPEC do Ả Rập Xê-út dẫn đầu với 10 nhà sản xuất dầu ngoài OPEC do Nga chỉ đạo.
Trong gần hai năm nay, OPEC + đã đảm bảo rằng các nước trong liên minh cung cấp ít dầu thô hơn mức cần thiết của thị trường để duy trì mức giá tối ưu cho một thùng, sau thảm họa thị trường do COVID gây ra vào năm 2020.
Cho đến tháng 6, OPEC + đã công bố mức tăng tiêu chuẩn 432.000 thùng / ngày tháng này qua tháng khác - bất chấp những lời cầu xin liên tục về việc có thêm dầu từ Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ khi các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga trong cuộc chiến Ukraine tước quyền sở hữu ít nhất một triệu thùng mỗi ngày từ thị trường.
Thêm vào đó, OPEC+ đã xuất xưởng ít hơn mục tiêu tháng này qua tháng khác, với nhiều thành viên khác nhau viện dẫn những hạn chế về năng lực do không đầu tư vào các mỏ dầu trong thời kỳ đại dịch.
Theo một nguồn tin đã nói chuyện với Reuters, Washington muốn được biết rõ ràng về kế hoạch sản lượng của OPEC+ trước khi chuyến thăm của Biden diễn ra tại Riyadh để dự hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Ả Rập vùng Vịnh, bao gồm cả MBS.
Do đó, thông báo hôm thứ Năm được coi là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Ả Rập Xê-út và các nước khác trong OPEC+ sẵn sàng tăn sản lượng sản xuất, đặc biệt là sau khi Liên minh châu Âu thông báo lệnh cấm hầu hết các sản phẩm dầu của Nga trong tuần này có thể làm mất thêm ít nhất 2 triệu thùng / ngày.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu Biden có đạt được điều mình muốn từ Ả Rập Xê Út và OPEC+ hay không.
Cũng giống như đường dài mới biết ngựa hay, cuộc chiến chống lạm phát là về việc liệu giá có thể hạ xuống hay không.
Mặt khác, giá dầu hầu như không thay đổi sau thông báo của OPEC + vào thứ Năm. Họ chỉ giảm nhẹ trong phiên giao dịch châu Á hôm thứ Sáu, với tiêu chuẩn toàn cầu Brent dao động trên 117 đô la / thùng trong khi dầu thô Mỹ dao động ở khoảng 116 đô la.
Tệ hơn nữa là cú sốc vì tăng giá tại các trạm nhiên liệu Mỹ. Giá xăng trung bình đạt mức cao nhất mọi thời đại gần 4,72 đô la một gallon trong tuần này, tăng từ 3,04 đô la một năm trước. Giá dầu diesel trung bình là 5,56 đô la một gallon, tăng từ 3,19 đô la một năm trước.
Biden đã cố gắng thể hiện mối liên hệ và quan tâm lớn hơn nhằm xoa dịu sự thất vọng của người Mỹ về giá nhiên liệu và các hình thức lạm phát khác khi Đảng Dân chủ của ông đang tiến gần đến cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11. Mọi người ngày càng mất niềm tin vào việc chính quyền của ông không có khả năng kiểm soát giá cả và khiến thu nhập của họ giảm sút mỗi tháng.
Mặc dù vậy, có vài lý do chính đáng tại sao thỏa thuận sản xuất mới của OPEC+ có thể không khiến giá dầu thô hoặc nhiên liệu của Mỹ giảm dễ dàng.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng mức tăng 648.000 thùng mỗi ngày của OPEC+ trong tháng 7 và tháng 8 sẽ được chia theo tỷ lệ cho các thành viên và cộng tác viên hiện có của nhóm.
Vấn đề: Nằm trong hiệp ước là Nga, nước đã mất một triệu thùng sản lượng hàng ngày do các lệnh trừng phạt, và các nước như Angola và Nigeria liên tục không đạt được các mục tiêu sản lượng theo quy định.
Amrita Sen, đồng sáng lập công ty tư vấn Energy Aspects ở London, cho biết sản lượng thực tế tăng từ tháng 7-8 sẽ lên tới khoảng 560.000 thùng hàng ngày so với 1,3 triệu thùng dự kiến — bởi vì hầu hết các nước trong OPEC + đều đã tăng sản lượng tối đa.
Bà cho biết: “Những khối lượng này sẽ hầu như không ảnh hưởng đến sự thâm hụt trong thị trường”.
Stephen Innes, đối tác quản lý tại SPI Asset Management có trụ sở tại Singapore, đồng tình:
"Nói cách khác, các nhà giao dịch cho rằng mức tăng gia tăng là quá nhỏ so với rủi ro nguồn cung ngày càng giảm từ lệnh cấm vận của EU [đối với Nga] trong bối cảnh nhu cầu dự kiến tăng từ Trung Quốc."
Các nhà phân tích tại ANZ Research cho biết thêm:
"Việc Nga bị bỏ lại trong nhóm cho thấy sản xuất từ liên minh sẽ tiếp tục gặp khó khăn để đáp ứng ngay cả mức tăng hạn ngạch khiêm tốn này".
John Kilduff, đối tác sáng lập tại quỹ đầu cơ năng lượng New York, có một quan điểm thú vị không kém về lý do tại sao Nga vẫn tham gia thỏa thuận OPEC+ và những gì Saudi thực sự muốn.
“Họ muốn duy trì OPEC+, chỉ vậy thôi”, Kilduff nói.
Ông ấy nói thêm:
“Sự hợp tác giữa Ả-rập Xê-út và Nga về sản xuất dầu đã kéo dài hơn 5 năm nay và đã phải chịu đựng ít nhất hai lần bất ổn về giá dầu, bao gồm cả vụ sập giá dầu vào COVID năm 2020 bắt đầu bằng việc họ đấu tranh rất công khai về chiến lược và cũng rất công khai giải quyết vấn đề ngay sau đó đã thúc đẩy mối quan hệ đối tác bền chặt mà họ có cho đến ngày nay. Bất chấp việc phương Tây phản đối Nga về vấn đề Ukraine, Ả Rập Xê Út vẫn từ chối để đồng minh của họ thất vọng, nói rằng OPEC sẽ tiếp tục phi chính trị với các mặt hàng xuất khẩu của mình. Người Ả Rập Xê Út biết rằng giá dầu sẽ không ở mức tốt như thế này mãi mãi; và nếu bạn cần cắt giảm sản lượng một lần nữa, việc này sẽ dễ dàng hơn khi có tất cả các đồng minh của bạn. Và Nga là một đồng minh mà Ả Rập Xê Út luôn cần đến”.
Có Qua Có Lại
Vì vậy, điều này có nghĩa là MBS có được những gì anh ta muốn và Biden không nhận được gì?
Có và không.
Người Ả Rập Xê Út muốn có được giá tốt nhất cho vàng đen của họ; họ không giết con ngỗng đẻ trứng vàng. Vì vậy họ mong muốn giữ giá ở mức chỉ khoảng 100 đô la / thùng thay vì để giá 150 đô la, điều có thể gây ra sự sụp đổ cho nền kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu.
Jeffrey Halley, người giám sát nghiên cứu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho nền tảng giao dịch trực tuyến OANDA, cho biết: “Chắc chắn OPEC không hề mong muốn đưa thế giới vào một cuộc suy thoái.”
“Thật đáng kinh ngạc khi giá xăng của Mỹ và cuộc bầu cử giữa kỳ tập lại làm căng não đến vậy”.
Lý tưởng nhất, Biden và đảng Dân chủ có thể tìm kiếm giá xăng từ 3,80 đô la đến 3,50 đô la một gallon vào thời điểm các cuộc thăm dò tháng 11 diễn ra. Để đạt được điều đó, giá dầu thô có thể phải xuống mức thấp nhất là $ 90- $ 95 / thùng.
Với việc bước được 1 chân qua cánh cửa sau chuyến thăm Riyadh, tổng thống Mỹ có thể tiếp tục thúc đẩy thái tử Ả Rập Xê-út và Tiểu vương quốc Ả Rập Xê-út thúc đẩy và tăng tốc hoạt động sản xuất của chính họ trong OPEC+.
Ả Rập Xê Út cho biết họ đang nỗ lực nâng công suất thùng hàng ngày lên 13,4 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2027, từ công suất hiện tại là 12,4 triệu thùng. Sản lượng hiện tại của Riyadh là 10,5 triệu thùng mỗi ngày và nó hiếm khi kiểm tra mức sản xuất duy trì trên 11 triệu thùng một ngày.
Trong khi đó, Emiratis chỉ còn công suất dự phòng dưới 2 triệu thùng mỗi ngày.
Bất kể Biden có đạt được những gì mình muốn hay không, không ai có thể mong đợi Biden sẽ ủng hộ MBS như cách người tiền nhiệm Donald Trump đã làm.
“Nó cũng hoàn toàn phụ thuộc vào MBS về việc ông ấy muốn đi bao xa với tổng thống Biden”, Kilduff nói.
Ông ấy nói thêm:
“Mối quan hệ của Ả Rập Xê Út với Biden không tốt và sẽ có thể sẽ không bao giờ tốt được. Nhưng nếu MBS nghĩ rằng anh ta muốn phá nước Mỹ sau khi khiến tổng thống phải phục tùng, thì anh ta nên mong đợi sự trả đũa từ Yemen và đối mặt với những kẻ thù khác. Cuối cùng, Biden cũng có thể thực hiện một thỏa thuận hạt nhân với Iran và đưa dầu của họ trở lại thị trường mà như không có lệnh trừng phạt. Ả Rập Saudi vẫn đang hy vọng rằng thỏa thuận đó sẽ không xảy ra".
Có qua có lại, phải không?
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Barani Krishnan sử dụng một loạt các quan điểm bên ngoài của riêng mình để mang lại sự đa dạng cho phân tích của mình về bất kỳ thị trường nào. Đối với sự trung lập, đôi khi ông đưa ra những quan điểm trái ngược nhau và những biến số của thị trường. Ông không nắm giữ các vị thế trong hàng hóa và chứng khoán mà ông viết về.