Thứ 6 tuần này, 20/4, khoảng 20 Bộ trưởng dầu mỏ của thành viên OPEC và không thuộc OPEC sẽ họp tại thành phố Jeddah, Ả rập xê út để đàm phán về thoả thuận cắt giảm cung dầu mỏ. Uỷ ban Giám sát liên bộ (JMMC) sẽ đưa ra đề xuất với các thành viên OPEC rằng liệu có nên kéo dài thời gian cắt giảm cung dầu đến năm 2019 hay không. Cuộc họp sẽ đưa ra những hướng dẫn về cuộc họp giữa OPEC và các đối tác tổ chức vào tháng 6/2018 ở thành phố Viên.
Giới phân tích ngành ngân hàng tuyên bố tình trạng dư thừa dầu đang được giải quyết. Điều này được minh chứng bởi thực tế rằng căng thẳng địa chính trị ở khu vực Trung Đông đã đẩy giá dầu lên cao vào tuần trước. Căng thẳng tương tự hồi mùa hè năm ngoái cũng không khiến giá dầu tăng cao đến vậy vì trữ lượng dầu toàn cầu lúc đó cao hơn. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng đồng ý rằng dữ liệu về trữ lượng dầu toàn cầu hỗ trợ kết luận rằng OPEC và các đối tác đã đạt được mục tiêu của họ.
Theo quan điểm của OPEC, thông tin đầu vào từ bên ngoài cũng có thể có ý nghĩa, tuy nhiên các dữ liệu, dự báo và mục tiêu của OPEC mới là những điều thị trường quan tâm. Cuối cùng, Ả rập xê út, thành viên quyền lực nhất trong OPEC sẽ là người đưa ra chính sách.
Ẩ rập xê út khiến các thành viên OPEC giảm sản lượng dầu một cách tự nguyện- xuống mức trung bình 574.000 thùng/ngày – theo số liệu S&P Global Platts. Câu hỏi đặt ra là liệu Ẩ rập Xê út có muốn tiếp tục cắt giảm dầu mỏ hay không. Cuộc thảo luận gần đây từ Bộ trưởng dầu mỏ của nước này cho thấy ông muốn tiếp tục cắt giảm cung dầu đến năm 2019 do ông không nghĩ rằng đầu tư vào các dự án dầu đã quay lại mức đủ.
Từ phía Nga cũng là một vấn đề. Chúng ta vẫn chưa rõ liệu Nga có ủng hộ việc cắt giảm dầu mỏ tại thời điểm này không. Vào tháng 1/2018, khi JMMC gặp Oman, Nga đã thúc đẩy thành viên OPEC thảo luận về việc chấm dứt thoả thuận cắt giảm cung dầu trong năm nay. Từ đó đến nay, cuộc nói chuyện đã thay đổi. Nga và Ả rập xê út hiện đang thảo luận khung hợp tác lâu dài về dầu mỏ và những vấn đề năng lượng khác. Một thoả thuận dài hạn về cắt giảm cung dầu thì không chắc chắn, tuy nhiên khuôn khổ hợp tác thì có nhiều khả năng sẽ có. Nga hiện nay không còn kêu gọi chấm dứt thoả thuận cắt giảm cung dầu nữa.
Một lựa chọn OPEC và các đối tác có thể cân nhắc là giữ nguyên yêu cầu tổng sản lượng cắt giảm như hiện nay trong khi giảm bớt hạn ngạch theo từng nước. Điều này sẽ cho phép một số quốc gia như Cộng hòa Dân chủ Azerbaijan hay Ka-zắc-stan và I-rắc có thể linh động hơn vì họ luôn nôn nóng đối với hạn ngạch của mình và thường xuyên sản xuất quá mức cho phép.
Thành công của OPEC trong việc hạn chế sản xuất dầu phần lớn từ những hành động vô tình giảm sản lượng của Venezuela và Angola. Angola đang trải qua giai đoạn sản xuất suy giảm do tuổi thọ những mỏ dầu của quốc này cung cấp ít dầu hơn. Sản lượng dầu tháng 3 của Venezula theo S&P Global Platts đã giảm 80.000 thùng/ngày xuống chỉ còn sản xuất 1,49 triệu thùng/ngày. Cuộc đình công của Petróleos de Venezuela (PDVSA), công ty vốn nhà nước năm 2002 và 2003, đây là sản lượng thấp nhất của nước này mà Platts đã quan sát kể từ khi ông bắt đầu thu thập dữ liệu về sản lượng dầu của OPEC. Điều này phần lớn do khủng hoảng tài chính ở Venezuela. Sản lượng dầu sẽ tiếp tục giảm ở Venezuela vào tháng 4, đặc biệt khi công nhận tại PVDSA hiện đang nghỉ việc rất nhiều.
Dựa vào những yếu tố ngẫu nhiên ở một số quốc gia như vậy, vô tình tổng sản lượng cắt giảm luôn thoả mãn ở mức yêu cầu là 1.8 triệu thùng/ngày. Như vậy, OPEC và các đối tác có thể tiếp tục “mục tiêu” và duy trì khuôn khổ hợp tác, đồng thời vẫn đáp ứng nhu cầu sản xuất cao từ một số những thành viên khác.
Thị trường có thể theo dõi cuộc họp JMMC trong tuần này để đưa ra ý kiến đối với cuộc họp giữa các thành viên OPEC tại Viên vào 22/6. Nó sẽ cho chúng ta cái thấy dự báo về sản lượng dầu toàn cầu năm 2019.