Thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh chỉ trong 1 đêm, với các chỉ số chính của Phố Wall đều giảm từ 5% đến 7%. Vì sao thị trường lại thay đổi nhanh chóng đến như vậy? Hiểu được điều đó chúng ta mới có cơ sở dự báo những gì xảy ra trong tương lai.
Một trong những thói quen rất tệ của thị trường hiện tại là đánh đồng những diễn biến của thị trường với những sự kiện mới diễn ra. Chúng ta có thể thấy thói quen đó khi các bài báo đều nói rằng thị trường rớt mạnh là do dịch Covid-19 bùng phát lần 2, điều đó không đúng. Hoa Kỳ chưa bao giờ kiểm soát được Covid-19 ngay từ đầu vì vậy không thể nói làn sóng dịch bệnh thứ 1 đã kết thúc và bây giờ mới có làn sóng dịch bệnh thứ 2. Hoa Kỳ vẫn loay hoay trong làn sóng dịch bệnh thứ 1 và lúc đó thị trường vẫn tăng.
Chỉ có ở một số nơi như New York việc cách ly xã hội mới được kiểm soát nghiêm ngặt, các tiểu bang khác rất lỏng lẻo. Mới đây, hàng ngàn người Mỹ đang chen chúc trên cầu để xem phóng Space-X.
Bộ trưởng tài chính Steve Mnuchin tuyên bố rằng việc đóng cửa nền kinh tế một lần nữa là không khả thi vì cái giá về kinh tế quá cao. Điều đó có nghĩa rằng Hoa Kỳ đang giống như nhiều nước đang phát triển khác, tăng trưởng kinh tế bất chấp mạng người. Do đó những nhà đầu tư đang mua cổ phiếu của các hãng hàng không nên suy nghĩ lại.
Thị trường tăng quá nóng
Lý do chúng ta chứng kiến thị trường rớt mạnh là bởi vì nó đã tăng quá nóng trước đó. Số lượng vị thế mua đã lên mức kỷ lục, một dấu hiệu cho thấy khả năng đảo chiều cao. Tâm lý bầy đàn sợ bỏ lỡ và chốt lời ngắn hạn mới là nguyên nhân sụp đổ được thấy trong 2 ngày qua chứ không phải do kinh tế suy thoái, chính sách của ngân hàng trung ương và sự bùng nổ lần 2 của dịch bệnh.
Covid-19 là những yếu tố mà thị trường đã biết. Tức là thị trường thừa biết rằng các ngân hàng trung ương của thế giới sẽ vẫn giữ lãi suất bằng 0 và nới lỏng tiền tệ hoàn toàn trong vòng 2 năm tới. FED sẽ tiếp tục ủng hộ các quyết định đầu tư ngu ngốc trong tương lai gần và làm ngập lụt thị trường với dòng tiền rẻ 0% lãi suất của mình. Đó chính là lý do mà thị trường tài sản đã tăng giống như bão Phoenix vào tháng 3. Đây cũng là lý do khi việc cách ly xã hội chấm dứt thì thị trường sẽ lại tăng mạnh.
Chỉ khi nào dịch Covid-19 buộc nhiều quốc gia phát triển khác cách ly thì thị trường mới ngưng nóng lại.
Có ít dữ liệu kinh tế của Châu Á được công bố trong tuần này nhưng cũng không có ý nghĩa gì mấy vì làn sóng thoát hàng trên thị trường chứng khoán.
Hợp đồng tương lai của Mỹ ngừng giảm so với các chỉ số Châu Á.
Phố Wall hoang tàn sau chỉ 1 đêm khi đám đông chốt lời đưa mọi người về với hiện thực khắc nghiệt S & P giảm 5,90%, NASDAQ giảm 5,20% và Dow Jones giảm 6,90% trong một ngày. Tuy nhiên, trên cơ sở hàng tháng, S&P 500 vẫn tăng 7,40%, NASDAQ tăng 7,10% và Dow Jones tăng 9.0%. Chứng khoán Hoa Kỳ còn có thể giảm mạnh hơn mà không bị đảo chiều xu hướng về mặt kỹ thuật.
S&P 500 có nguy cơ đóng cửa dưới mức trung bình động 200 ngày (DMA) tại 3034, có khả năng báo hiệu sự điều chỉnh sâu hơn. Trong khi NASDAQ vẫn duy trì khoảng 1000 điểm trên DMA100 và 200, cho thấy chỉ số này còn lâu mới quay lại thị trường gấu. Sự phục hồi của chỉ số tương lai Hoa Kỳ gần như chắc chắn là do những người bán khống chốt lời ngắn hạn. Nhưng cũng nhờ vậy mà Phố Wall giảm đà rơi và đà bán khống chuyển sang thị trường chứng khoán ở Anh. {178 | Nikkei 225}} chỉ giảm 0,65% khi chính phủ Nhật Bản làm rõ các biện pháp kích thích kinh tế. Tuy nhiên, thị trường Hàn Quốc giảm hơn 2,65%, và Shanghai Composite và CSI 300 giảm 1,10%.
Hồng Kông, Sing, Jakarta và Kuala Lumpur chỉ giảm nhẹ trong khi chứng khoán Úc ASX 200 đã giảm 2,90%.
Sự phục hồi của chứng khoán Châu Á khiến nhiều người thở phào nhưng cũng chưa có gì chắc chắn vì phải chờ đợi sự phục hồi của thị trường Hoa Kỳ. Châu Âu cũng giảm mạnh nhưng nếu Châu Á ổn định thì thị trường Châu Âu sẽ ngừng đà bán tháo. Mọi con mắt sẽ đổ dồn về Mỹ tối nay, liệu rằng sự điều chỉnh có tiếp tục? Một lần nữa tôi nhấn mạnh rằng thị trường thế giới có khả năng rớt mạnh nhưng không rớt xuống thị trường con gấu.
Đồng đô la Mỹ hồi phục khi mọi người tìm kiếm tài sản an toàn.
Đồng đô la Mỹ, Franc Thụy sỹ và Yên Nhật đều tăng mạnh khi các nhà đầu tư ngắn hạn tìm kiếm sự an toàn.
EUR / USD đã giảm 100 điểm xuống còn 1.1285 chỉ sau một đêm đánh dấu 1 ngày đảo chiều với ý nghĩa rất tiêu cực. Mức tăng của Euro trong tháng vừa qua có thể sẽ thay đổi chỉ do 1 sự sụt giảm vừa rồi, thất bại ở mức 0.7000, đồng đô la Úc tiếp tục rớt mạnh. AUD / USD đã giảm 2,0% xuống 0,6845 và hiện có thể điều chỉnh thấp đến mức 200-DMA của nó ở mức 0,6640. AUD / JPY, đã giảm 2,30% xuống 73,50, với thử nghiệm 200-DMA ở mức 72,25. Tất cả các tiền tệ hàng hóa đều có 1 ngày giao dịch tồi tệ, chỉ số US dollar index đã tăng 0.6% và đạt 96.73. Châu Á đã chứng kiến sự tăng giá của đồng đô la ban đầu, với các loại tiền tệ trong khu vực châu Á và AUD đều chìm trở lại. Tiền tệ khu vực chính và châu Á hiện nay hầu như không thay đổi. Định hướng ngắn hạn của thị trường chứng khoán khu vực và tương lai chỉ số của Mỹ sẽ quyết định hướng thị trường tiền tệ sẽ đi trong ngắn hạn. Một đợt bán tháo lớn khác của Phố Wall vào tối nay, sẽ khiến đồng đô la Mỹ tăng trở lại.
Giá dầu theo thị trường chứng khoán
Là một trong những hàng hóa ảnh hưởng nhiều nhất trong dịch bệnh, dầu cũng không thoát khỏi đợt bán tháo trong thị trường, Brent crude giảm 7,50% xuống 38,30 USD / thùng, với WTI cũng giảm 7,50% xuống còn 36,20% / thùng. Dầu thô Brent đã đóng cửa dưới mức 100 DMA ở mức 38,65 đô la, một tín hiệu kỹ thuật cho thấy xu hướng giảm gía. Nếu thị trường Hoa Kỳ tiếp tục giảm, dầu Brent có thể điều chỉnh xuống $33.50 từ mức $37.00.
WTI đóng cửa trên mức DMA 100 ở mức 34.00 đô la 1 thùng. Nếu thủng mức hỗ trợ đó thì sẽ xuống 31.00 đô la 1 thùng. Brent thất bại trong việc đạt đc 40 đô la 1 thùng là 1 dấu hiệu cảnh báo mà chúng ta lờ đi.
Vàng khiến nhiều người mua thất vọng
Đêm qua đáng lẽ gold's phải tỏa sáng vì mọi người lo ngại rủi ro nhưng vàng lại bị giảm theo thị trường chứng khoán vì các vị thế vàng được thanh lý để bù lỗ ở những nơi khác. Vàng đã giảm 0.7% xuống còn 1.727 đô la 1 ounce.
Hoảng loạn do việc đóng các vị thế chứng khoán cũng sẽ dẫn đến việc đóng các vị thế của vàng. Điều đó có liên hệ đến những cảnh báo trước đây của tôi về việc mua ở đỉnh và bán ở đáy của vàng là $1660.00 đến $1760.00 1 ounce.
Vàng không thay đổi ở Châu Á vì lực mua cân bằng với lực bán.
Nhưng 1 phiên vượt đỉnh trong tháng khó xảy ra, vàng dường như đang làm những người lo sợ lạm phát thất vọng.